Nghị quyết 12/2017/NQ-HĐND về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017-2020, định hướng đến năm 2025
Số hiệu | 12/2017/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 19/04/2017 |
Ngày có hiệu lực | 29/04/2017 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Nam |
Người ký | Nguyễn Ngọc Quang |
Lĩnh vực | Thương mại,Văn hóa - Xã hội |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 12/2017/NQ-HĐND |
Quảng Nam, ngày 19 tháng 4 năm 2017 |
VỀ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI MIỀN NÚI TỈNH QUẢNG NAM GIAI ĐOẠN 2017-2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2025
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG NAM
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ 4
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Thực hiện Nghị quyết 05-NQ/TU ngày 17 tháng 8 năm 2016 của Tỉnh ủy Quảng Nam về phát triển kinh tế - xã hội miền núi gắn với định hướng thực hiện một số dự án lớn tại vùng Tây tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2016-2020, định hướng đến 2025;
Xét Tờ trình số 1599/TTr-UBND ngày 07 tháng 4 năm 2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh đề nghị ban hành Nghị quyết về phát triển kinh tế - xã hội miền núi tỉnh Quảng Nam giai đoạn 2017 - 2020, định hướng đến năm 2025; Báo cáo thẩm tra số 15/BC-HĐND ngày 17 tháng 4 năm 2017 của Ban Dân tộc Hội đồng nhân dân tỉnh, ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
1. Mục tiêu
Tập trung khai thác hiệu quả tiềm năng, thế mạnh của miền núi và huy động tối đa các nguồn lực để phát triển bền vững kinh tế - xã hội; tăng cường cải thiện sinh kế, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân miền núi. Đầu tư kết cấu hạ tầng; ưu tiên bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư, phát triển sản xuất gắn với quy hoạch, xây dựng nông thôn mới. Tạo điều kiện thuận lợi để phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp theo hướng hàng hóa. Thực hiện tốt công tác giảm nghèo bền vững, giải quyết việc làm, đảm bảo an sinh xã hội. Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của vùng đồng bào dân tộc thiểu số.
2. Các chỉ tiêu kinh tế - xã hội chủ yếu đến năm 2020 và năm 2025
STT |
Chỉ tiêu |
Thực hiện đến năm 2017 |
Đến năm 2020 |
Đến năm 2025 |
1 |
Thu nhập bình quân đầu người (Tr.đồng/năm) |
11 |
20 |
30 |
2 |
Tỷ lệ hộ nghèo (%) |
34,89 |
13,11 |
7 |
3 |
Tỷ lệ lao động qua đào tạo (%) |
28 |
38,5 |
48,5 |
Số hộ được sắp xếp chỗ ở và ổn định sản xuất theo giai đoạn (hộ) |
1.900 |
2.500 |
||
5 |
Số xã đạt chuẩn nông thôn mới (xã) |
10 |
30 |
50 |
6 |
Tỷ lệ hộ được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh (%) |
81 |
90 |
95 |
7 |
Tỷ lệ che phủ rừng (%) |
64,1 |
66 |
68 |
8 |
Tỷ lệ hộ được sử dụng điện (%) |
91,08 |
98 |
99,8 |
9 |
Tỷ lệ đường giao thông nông thôn được cứng hóa (%) |
35 |
43 |
53 |
10 |
Tỷ lệ trạm y tế xã đạt chuẩn quốc gia (%) |
37,2 |
50 |
70 |
11 |
Tỷ lệ xã đạt chuẩn văn hóa (%) |
19,8 |
30 |
35 |
12 |
Tỷ lệ xã có rác thải sinh hoạt được tổ chức thu gom (%) |
30,2 |
50 |
75 |
13 |
Tỷ lệ diện tích đất lâm nghiệp do hộ gia đình, cá nhân sử dụng được cấp giấy chứng nhận quyền sử dụng đất (%) |
65,1 |
85 |
100 |
14 |
Tỷ lệ trường học đạt chuẩn quốc gia (%), theo từng cấp học: |
|||
Mẫu giáo, mầm non |
20,2 |
30 |
50 |
|
Tiểu học |
38,8 |
70 |
90 |
|
Trung học cơ sở |
16,67 |
40 |
60 |
|
Trung học phổ thông |
12,5 |
20 |
40 |
3. Định hướng phát triển kinh tế - xã hội gắn với việc thực hiện một số dự án lớn
a) Bố trí, sắp xếp, ổn định dân cư
Căn cứ quy hoạch xây dựng nông thôn mới và các quy hoạch liên quan trên địa bàn 9 huyện miền núi tiến hành điều tra, khảo sát, xây dựng kế hoạch sắp xếp, ổn định dân cư để triển khai thực hiện.
Nhà nước hỗ trợ kinh phí trực tiếp đến hộ dân theo định mức đảm bảo công khai, minh bạch. Các địa phương có trách nhiệm lựa chọn địa điểm bố trí dân cư phải có đủ điều kiện đất ở, đất sản xuất, đảm bảo quỹ đất dự phòng đáp ứng nhu cầu về gia tăng dân số, thuận lợi trong việc kết nối các hạ tầng điện, giao thông, y tế, giáo dục, nguồn nước; phù hợp với phong tục, tập quán sinh hoạt của người dân… Ưu tiên bố trí các hộ gia đình ở phân tán, bị uy hiếp bởi thiên tai; sắp xếp lại các hộ dân tại các khu dân cư để đảm bảo sử dụng đất hợp lý và vệ sinh, an toàn, văn minh; mở rộng các khu dân cư hiện hữu để bố trí thêm. Trường hợp thật cần thiết mới san lấp mặt bằng xây dựng các khu dân cư tập trung, trong san lấp phải đảm bảo các giải pháp kỹ thuật phù hợp địa hình, hạn chế thấp nhất việc san ủi làm thay đổi kết cấu tự nhiên gây nguy cơ sạt lở.
b) Phát triển kinh tế
Về phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp: Tiếp tục chuyển đổi cơ cấu kinh tế nông nghiệp, nông thôn, trên cơ sở quy hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh; xây dựng nền sản xuất bền vững, đẩy mạnh việc thâm canh, chuyển đổi cây trồng, vật nuôi theo hướng hàng hóa, đa dạng sản phẩm, phù hợp với tiềm năng lợi thế của từng địa phương, khuyến khích phát triển nông nghiệp chất lượng cao.
Tập trung phát triển cây công nghiệp, cây nguyên liệu, cây dược liệu, cây ăn quả và một số cây bản địa có giá trị kinh tế cao phù hợp với điều kiện khí hậu, thổ nhưỡng của từng địa phương; kết hợp xây dựng các mô hình mẫu để hướng dẫn và nhân rộng trong nhân dân, từng bước hướng đến xây dựng thương hiệu sản phẩm đặc trưng của miền núi.
Ưu tiên đầu tư phát triển chăn nuôi gia súc, gia cầm theo hướng chăn nuôi tập trung, an toàn và kiểm soát môi trường; hộ gia đình thực hiện mô hình chăn nuôi gia súc, gia cầm có năng suất, chất lượng cao, bảo vệ môi trường; chăn nuôi các loài đặc hữu của địa phương phù hợp nhu cầu thị trường.
Đẩy mạnh phát triển kinh tế vườn, kinh tế trang trại, hỗ trợ giống cho nhân dân trồng các loại cây có giá trị kinh tế cao, đồng thời có giải pháp về bảo quản, chế biến nâng cao giá trị và giải quyết đầu ra của sản phẩm.
Tăng cường công tác giao khoán bảo vệ rừng, tập trung phát triển trồng rừng sản xuất, chú trọng trồng rừng gỗ lớn, đẩy mạnh gây trồng, phát triển lâm sản ngoài gỗ kết hợp khai thác rừng trồng và chế biến lâm sản ngoài gỗ; trồng xen ghép các loài cây thân gỗ với cây công nghiệp ngắn ngày tận dụng không gian của hệ thống sản xuất, vừa khai thác hợp lý có hiệu quả đất lâm nghiệp, nâng cao năng suất cây trồng. Chú trọng xây dựng, củng cố các mô hình liên kết trong sản xuất theo chuỗi từ giống, vật tư đến chế biến, tiêu thụ.
Về phát triển du lịch, tiểu thủ công nghiệp, làng nghề: Tiếp tục hỗ trợ đầu tư hạ tầng, khôi phục và phát triển các làng nghề để tạo thêm việc làm, tăng thu nhập cho người dân địa phương, đồng thời bảo tồn phát triển các ngành nghề truyền thống; gắn phát triển làng nghề với phát triển du lịch.
Khuyến khích phát triển các loại hình du lịch sinh thái, văn hóa, lịch sử, cộng đồng, du lịch làng nghề truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số...; có cơ chế hỗ trợ bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống của đồng bào dân tộc thiểu số phục vụ du lịch. Hình thành các tuyến du lịch mới trên cơ sở gắn kết những điểm du lịch hiện có; đẩy mạnh phát triển du lịch sông nước Thu Bồn và các lòng hồ thủy điện; hình thành liên kết phát triển du lịch vùng Đông - Tây nhằm nâng cao chất lượng sản phẩm du lịch.
Phát triển công nghiệp trên các lĩnh vực chủ yếu phục vụ đầu ra cho sản xuất nông lâm nghiệp. Xây dựng các điểm, cụm công nghiệp, sản xuất tiểu thủ công nghiệp, cơ sở chế biến lâm sản, dược liệu ở những nơi có điều kiện mặt bằng, giao thông thuận lợi để chế biến sâu, nâng cao giá trị kinh tế cho sản phẩm.
c) Bảo tồn và phát huy các giá trị văn hóa truyền thống vùng đồng bào dân tộc thiểu số
Đẩy mạnh việc bảo tồn, khai thác các giá trị văn hóa đặc trưng và phát huy vai trò của di sản văn hóa trong xây dựng và phát triển văn hóa các dân tộc thiểu số. Mỗi huyện có đồng bào dân tộc thiểu số được hỗ trợ, phát triển ít nhất hai nghề truyền thống, các loại hình dân ca, dân vũ hoặc hoạt động du lịch đặc trưng, góp phần phát triển kinh tế - xã hội. Thường xuyên thực hiện việc thu thập, sưu tầm các hiện vật văn hóa của đồng bào các dân tộc; vận động xóa bỏ các tập quán lạc hậu; đầu tư xây dựng các điểm sinh hoạt văn hóa, vui chơi thể thao, giải trí, phát triển mạng lưới phát thanh truyền hình tại các thôn, xã; nâng cao chất lượng phong trào toàn dân đoàn kết xây dựng đời sống văn hóa gắn với xây dựng nông thôn mới.