Nghị quyết 111/2007/NQ-HĐND về Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2020

Số hiệu 111/2007/NQ-HĐND
Ngày ban hành 16/07/2007
Ngày có hiệu lực 23/07/2007
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Ngô Đức Vượng
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 111/2007/NQ-HĐND

Việt Trì, ngày 16 tháng 7 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ KHÓA XVI,
KỲ HỌP THỨ MƯỜI MỘT

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 66/NĐ-CP ngày 07 tháng 7 năm 2006 của Chính phủ về phát triển ngành nghề nông thôn; Thông tư số 116/2006/TT-BNN ngày 18 tháng 12 năm 2006 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về hướng dẫn thực hiện một số nội dung của Nghị định số 66/2006/NĐ-CP;

Căn cứ vào Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020 và các Quy hoạch chuyên ngành đã được phê duyệt;

Sau khi xem xét Tờ trình số 1319/TTr-UBND ngày 19 tháng 6 năm 2007 của ủy ban nhân dân tỉnh về việc đề nghị phê duyệt Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1. Tán thành thông qua Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010 và định hướng đến 2020.

Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nội dung sau:

I - ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2001 - 2005

Những năm qua, ngành nghề nông thôn Phú Thọ phát triển khá và đóng vai trò rất quan trọng trong phát triển kinh tế nông nghiệp - nông thôn. Từ năm 2001 đến năm 2005, giá trị sản xuất (giá thực tế) tăng từ 1.219 tỷ đồng lên 2.316,7 tỷ đồng đạt tốc độ tăng trưởng bình quân 17,4%/năm. Một số sản phẩm ngành nghề có tốc độ tăng trưởng cao như: Chế biến nông sản, thực phẩm; sản xuất vật liệu xây dựng; khai thác và chế biến khoáng sản, tận thu chế biến phế liệu, phế thải, mở rộng dịch vụ công nghiệp; sản xuất hàng mộc gia dụng và mỹ nghệ. Đã tạo thêm việc làm cho khoảng 15 ngàn lao động và tăng thu nhập cho nhiều hộ gia đình. Ngành nghề nông thôn phát triển đã tạo ra điều kiện để khai thác tốt hơn tài nguyên và lao động, nâng cao giá trị các sản phẩm nông, lâm - thủy sản thông qua chế biến. Các hoạt động ngành nghề nông thôn góp phần phát triển sản xuất, dịch vụ - thương mại và nâng cao đời sống nhân dân.

Tuy nhiên, cũng còn một số tồn tại, hạn chế: Hình thức sản xuất chủ yếu là hộ gia đình; thiết bị thô sơ, công nghệ thấp; phần lớn lao động chưa qua đào tạo, chủ yếu trưởng thành từ truyền nghề; sản phẩm còn thiên về số lượng, chưa coi trọng chất lượng, mẫu mã, kiểu dáng còn đơn điệu, sức cạnh tranh chưa cao. Công tác phát triển và nhân cấy nghề mới chưa nhiều, chưa có sự gắn kết chặt chẽ giữa người sản xuất nguyên liệu với cơ sở sản xuất, chế biến ngành nghề và chưa có sự liên doanh giữa doanh nghiệp thương mại dịch vụ, du lịch với cơ sở sản xuất ngành nghề, làng nghề. Vấn đề bảo vệ môi trường, đăng ký thương hiệu và nhãn hiệu hàng hóa còn nhiều bất cập.

II - NỘI DUNG QUY HOẠCH PHÁT TRIỂN NGÀNH NGHỀ NÔNG THÔN TỈNH PHÚ THỌ GIAI ĐOẠN 2006 - 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN 2020

1. Quan điểm và mục tiêu phát triển

a) Quan điểm phát triển

- Phát triển ngành nghề nông thôn phải phù hợp với quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung và các quy hoạch chuyên ngành có liên quan của tỉnh.

- Phát triển ngành nghề nông thôn phải gắn với các chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, gắn với thị trường và vùng nguyên liệu để phát triển những mặt hàng lợi thế so sánh và khả năng cạnh tranh cao; thúc đẩy chuyển dịch kinh tế, cơ cấu lao động nông nghiệp theo hướng công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

- Phát triển ngành nghề nông thôn phải kết hợp hài hòa nhiều quy mô, nhiều loại hình tổ chức và sở hữu. Khuyến khích các tổ chức, cá nhân, mọi thành phần kinh tế đầu tư phát triển ngành nghề nông thôn.

b) Mục tiêu phát triển

- Mục tiêu tổng quát: Tạo được sự chuyển về cơ cấu kinh tế, cơ cấu lao động; xây dựng và phát triển được các làng nghề, các hợp tác xã và dịch vụ ngành nghề nông thôn; xây dựng được đội ngũ nghệ nhân và thợ kỹ thuật lành nghề. Gắn phát triển làng nghề với khai thác tốt tiềm năng du lịch và mở rộng xuất khẩu.

- Mục tiêu cụ thể:

+ Giai đoạn 2006 - 2010: Phấn đấu đạt tốc độ tăng trưởng bình quân trên 20%/năm, xuất khẩu đạt từ 10 đến 12 triệu USD; thu hút thêm từ 15 đến 16 ngàn lao động; đến năm 2010 toàn tỉnh có từ 40 đến 50 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề.

+ Giai đoạn 2011 - 2020: Phấn đấu đạt tốc tộ tăng trưởng bình quân trên 15%/năm, xuất khẩu đạt từ 40 đến 45 triệu USD; thu hút thêm từ 35 đến 40 ngàn lao động; đến năm 2020 toàn tỉnh có trên 120 làng đạt tiêu chuẩn làng nghề.

2. Quy hoạch phát triển ngành nghề nông thôn tỉnh Phú Thọ giai đoạn 2006 - 2010, định hướng đến 2020

a) Định hướng quy hoạch các nhóm ngành hàng ưu tiên

- Giai đoạn 2006 - 2010: Ưu tiên phát triển các nghề chế biến nông lâm sản; sản xuất vật liệu xây dựng; xây dựng; vận tải và thủ công mỹ nghệ.

- Giai đoạn 2011 - 2020: Phát triển thêm các nghề chế biến hoa quả; thực phẩm từ chăn nuôi; cơ khí phục vụ nông nghiệp; sinh vật cảnh; gắn phát triển làng nghề với du lịch.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ