Nghị quyết 97/2007/NQ-HĐND về quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020

Số hiệu 97/2007/NQ-HĐND
Ngày ban hành 31/05/2007
Ngày có hiệu lực 09/06/2007
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Phú Thọ
Người ký Ngô Đức Vượng
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH PHÚ THỌ
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 97/2007/NQ-HĐND

Việt Trì, ngày 31 tháng 5 năm 2007

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH PHÚ THỌ
KHOÁ XVI, KỲ HỌP THỨ MƯỜI

Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng nhân dân và Uỷ ban nhân dân ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Nghị định số 92/2006/NĐ-CP ngày 07 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về lập, phê duyệt và quản lý quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh; Nghị định 99/2006/NĐ-CP ngày 15 tháng 9 năm 2006 của Chính phủ về công tác kiểm tra việc thực hiện chính sách, chiến lược, quy hoạch, kế hoạch;

Sau khi xem xét Tờ trình số 994/TTr-UBND ngày 10 tháng 5 năm 2007 của UBND tỉnh về Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế và Ngân sách, Ban Văn hóa - Xã hội và thảo luận,

QUYẾT NGHỊ:

Điều 1: Tán thành thông qua Quy hoạch tổng thể phát triển kinh tế - xã hội tỉnh Phú Thọ đến năm 2020. Hội đồng nhân dân tỉnh nhấn mạnh một số nội dung sau:

I. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN QUY HOẠCH VÀ THỰC TRẠNG PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI ĐẾN NĂM 2005

Sau khi tỉnh Phú Thọ được tái lập (01/1997), UBND tỉnh đã tiến hành xây dựng Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đến năm 2010, tầm nhìn đến năm 2020 và tổ chức triển khai thực hiện. Việc sớm thông qua Quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội đã tạo cơ sở pháp lý cho các cấp, các ngành nghiên cứu xây dựng các quy hoạch phát triển các ngành, lĩnh vực và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội giai đoạn 2001 - 2005, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hàng năm. Qua 10 năm triển khai thực hiện, hầu hết các mục tiêu quy hoạch 1998 đề ra trong giai đoạn 2000 - 2005 đã được triển khai có hiệu quả, đúng hướng, nhất là việc triển khai có hiệu quả 4 trọng điểm đã xác định là: Quản lý, sử dụng quỹ đất để phát triển nông lâm nghiệp; phát triển sản xuất công nghiệp, đầu tư phát triển kết cấu hạ tầng kinh tế - xã hội và đào tạo phát triển nguồn nhân lực.

Về phát triển kinh tế - xã hội: Thành tựu nổi bật về phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh là đã đảm bảo an ninh lương thực tại chỗ, sản lượng lương thực đạt 430 ngàn tấn, bình quân lương thực đầu người đạt 324,8 kg; bước đầu hình thành một số vùng sản xuất tập trung theo hướng sản xuất hàng hóa (vùng trồng cây ăn quả, vùng chè...). Trong công nghiệp, các ngành có lợi thế như: Giấy bìa, hoá chất, phân bón, vật liệu xây dựng, dệt may... tiếp tục ổn định và phát triển, với sự tham gia của các thành phần kinh tế; các ngành nghề truyền thống (trạm khắc gỗ, mây tre đan) được khôi phục. Các ngành dịch vụ hoạt động có chuyển biến và hiệu quả hơn; dịch vụ vận tải tăng nhanh, bưu chính viễn thông phát triển nhanh theo hướng hiện đại; các ngành Tài chính, Ngân hàng, Bảo hiểm v.v... đều có bước phát triển. Dịch vụ du lịch bước đầu được chú trọng, đến nay đã cơ bản hình thành một số khu, điểm du lịch lễ hội, du lịch sinh thái như: Khu di tích lịch sử Đền Hùng, Vườn quốc gia Xuân Sơn, Khu nước khoáng nóng Thanh Thuỷ, thu hút sự quan tâm của khách du lịch trong và ngoài nước.

Huy động nguồn lực cho đầu tư phát triển đạt kết quả khá, đến nay đã hình thành cơ bản các kết cấu hạ tầng thiết yếu, tương đối đồng bộ về giao thông, thuỷ lợi, điện, hạ tầng dịch vụ, văn hoá - xã hội. Hoạt động kinh tế đối ngoại và hội nhập kinh tế quốc tế đạt kết quả tích cực, hết năm 2005 đã thu hút được 56 dự án, vốn đăng ký trên 440 triệu USD. Hoạt động xuất nhập khẩu có bước phát triển cả về số lượng và chất lượng; giá trị xuất khẩu năm 2005 đạt 116,6 triệu USD, tăng 48,6% so với năm 2000. Quan hệ sản xuất tiếp tục được củng cố và phát triển; các loại hình doanh nghiệp tư nhân tiếp tục tăng nhanh cả về số lượng và quy mô, hiện có trên 1.400 doanh nghiệp hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, vốn đăng ký 2.500 tỷ đồng. Khu vực kinh tế tập thể, kinh tế trang trại tiếp tục được củng cố và tạo điều kiện phát triển.

Các lĩnh vực xã hội tiếp tục có nhiều chuyển biến: Sự nghiệp giáo dục - đào tạo, y tế, văn hoá thông tin, thể thao, hoạt động báo chí xuất bản, văn học nghệ thuật có những tiến bộ vượt bậc, đã phát huy tác dụng nâng cao trình độ nhận thức, mức hưởng thụ văn hoá, tinh thần trong nhân dân. Công tác đào tạo nghề trong các cơ sở dạy nghề được mở rộng; tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 29%; tỷ lệ thất nghiệp trong độ tuổi ở khu vực thành thị 3,4%, thời gian sử dụng lao động nông thôn đạt 80%; giải quyết việc làm cho trên 74,14 nghìn người, xuất khẩu lao động trên 11 nghìn người. Công tác chăm sóc sức khoẻ nhân dân, khám chữa bệnh cho người nghèo, cho trẻ em được chú trọng. Công tác phòng chống HIV/AIDS triển khai khá đồng bộ và có hiệu quả. Công tác dân số, gia đình và trẻ em tiếp tục có chuyển biến. Đời sống dân cư tiếp tục được cải thiện, GDP bình quân đầu người năm 2005 đạt 5,25 triệu đồng, tăng 1,65 lần so năm 2000. Các nhu cầu ăn, mặc, ở, đi lại, học hành của nhân dân được cải thiện đáng kể, số hộ nông dân có nhà kiên cố và phương tiện sinh hoạt hiện đại tăng lên.

Bên cạnh những kết quả đạt được, kinh tế - xã hội của Phú Thọ vẫn còn bộc lộ tồn tại, hạn chế đó là:

- Kinh tế của tỉnh phát triển chưa vững chắc, hiệu quả chưa cao; chuyển dịch cơ cấu ngành kinh tế còn chậm; tác động của chuyển dịch cơ cấu kinh tế đối với tăng hiệu quả kinh tế - xã hội chưa rõ nét; chất lượng, hiệu quả trong sản xuất nông nghiệp chưa cao, việc gắn kết giữa sản xuất với chế biến và tiêu thụ sản phẩm còn nhiều hạn chế. Công nghiệp phát triển chưa vững chắc, doanh nghiệp ngoài Nhà nước tăng nhanh nhưng chủ yếu quy mô nhỏ, chưa tạo ra sản phẩm hàng hoá có thương hiệu và tạo nguồn thu lớn cho ngân sách. Khai thác và phát huy tiềm năng, thế mạnh của du lịch và các ngành dịch vụ còn yếu. Thu hút đầu tư và hiệu quả đầu tư trong một số ngành, lĩnh vục còn thấp, nguồn thu từ nội địa tăng chậm, chưa có tích luỹ cho đầu tư phát triển; cân đối thu chi ngân sách trên địa bàn vẫn khó khăn.

- Chất lượng hoạt động một số lĩnh vực văn hoá - xã hội chưa được nâng cao, cơ cấu, chất lượng nguồn nhân lực còn thấp; trình độ, năng lực của một bộ phận cán bộ, công chức chưa theo kịp với yêu cầu đổi mới. Công tác xã hội hoá trong các lĩnh vực xã hội chuyển biến chậm; chuyển dịch cơ cấu lao động chưa mạnh, trình độ của người lao động nhìn chung còn thấp. Chênh lệch về mức sống, y tế, giáo dục, văn hoá giữa các vùng còn lớn. Các tệ nạn xã hội như cờ bạc, ma tuý vẫn là vấn đề bức xúc; đấu tranh chống các hủ tục mê tín, dị đoan, tệ nạn xã hội chuyển biến chậm, ý thức chấp hành giao thông trong nhân dân chưa cao.

II. QUY HOẠCH TỔNG THỂ PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI CỦA TỈNH PHÚ THỌ ĐẾN NĂM 2020

1. Quan điểm phát triển

a) Đảm bảo nguyên tắc phù hợp với chiến lược, quy hoạch phát triển kinh tế - xã hội chung của cả nước, của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ, phù hợp với bối cảnh hội nhập kinh tế quốc tế. Đảm bảo mối quan hệ giữa tăng trưởng kinh tế với giải quyết tốt các vấn đề xã hội, đặc biệt là giải quyết việc làm, xoá đói giảm nghèo, kết hợp giữa phát triển kinh tế với đảm bảo an ninh, quốc phòng, củng cố hệ thống chính trị và nền hành chính vững mạnh.

b) Đẩy nhanh tốc độ tăng trưởng kinh tế, chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng công nghiệp hoá, hiện đại hoá; trên cơ sở phát huy các lợi thế của tỉnh và phát triển thị trường. Huy động tối đa nội lực, gắn với thu hút mạnh nguồn lực bên ngoài, nhất là vốn đầu tư và khoa học công nghệ; khuyến khích phát triển mọi thành phần kinh tế.

c) Phát triển kinh tế gắn với bảo vệ môi trường và bảo vệ di sản văn hoá, đảm bảo phát triển bền vững, giữ gìn cảnh quan thiên nhiên và di sản văn hoá.

d) Đẩy mạnh tốc độ đô thị hoá, đi đôi với nâng cao chất lượng cuộc sống đô thị. Kết hợp giữa phát triển đô thị như một trung tâm phát triển với phát triển nông nghiệp, nông thôn, giảm dần sự chênh lệch về phát triển giữa các vùng trong tỉnh.

g) Coi trọng chiến lược phát triển con người, nâng cao dân trí và chất lượng nguồn nhân lực, không ngừng cải thiện và nâng cao đời sống nhân dân, nhất là đồng bào vùng núi và các đối tượng chính sách.

2. Mục tiêu phát triển

a) Mục tiêu tổng quát: Xây dựng Phú Thọ trở thành trung tâm kinh tế vùng; là một trong những trung tâm khoa học, công nghệ; Giáo dục - đào tạo, Y tế, Văn hóa, Thể thao, Du lịch của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ; là đầu mối giao thông quan trọng nội vùng và là thành phố lễ hội về nguồn của dân tộc Việt Nam. Đồng thời là địa bàn trọng điểm chiến lược về quốc phòng, an ninh của vùng cũng như của cả nước.

Phấn đấu đến năm 2010 cơ bản ra khỏi tỉnh nghèo và năm 2020 đạt được các tiêu chí của tỉnh công nghiệp và là một trong những tỉnh phát triển thuộc nhóm hàng đầu của vùng Trung du miền núi Bắc Bộ.

b) Mục tiêu cụ thể:

- Các chỉ tiêu về kinh tế:

[...]
12
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ