Nghị quyết 11/2008/NQ-HĐND về một số giải pháp chủ yếu thực hiện chương trình phát triển thanh niên giai đoạn 2008 - 2010 định hướng đến năm 2015 do tỉnh Quảng Trị ban hành

Số hiệu 11/2008/NQ-HĐND
Ngày ban hành 24/07/2008
Ngày có hiệu lực 03/08/2008
Loại văn bản Nghị quyết
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Trị
Người ký Nguyễn Viết Nên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG TRỊ
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 11/2008/NQ-HĐND

Đông Hà, ngày 24 tháng 7 năm 2008

 

NGHỊ QUYẾT

VỀ MỘT SỐ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH PHÁT TRIỂN THANH NIÊN QUẢNG TRỊ GIAI ĐOẠN 2008- 2010, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2015

HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ
KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 13

Căn cứ Luật Tổ chức HDND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;

Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12 năm 2004;

Căn cứ Luật Thanh niên năm 2005, Nghị định 120/2007/NĐ-CP ngày 23 tháng 7 năm 2007 của Chính phủ về Hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Thanh niên; Quyết định số 70/2003/QĐ-TTg ngày 29/4/2003 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chiến lược phát triển thanh niên Việt Nam đến năm 2010;

Xét Tờ trình số 171l/TTr-UBND ngày 09 tháng 7 năm 2008 của UBND tỉnh kèm theo Đề án "Một số giải pháp chủ yếu thực hiện Chương trình phát triển thanh niên Quảng Trị giai đoạn 2008- 2010, định hướng đến năm 2015”;

Trên cơ sở xem xét Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa- Xã hội và ý kiến của đại biểu HĐND tỉnh,

QUYẾT ĐỊNH:

Điều 1. Thông qua Đề án về "Một số giải pháp chủ yếu thực hiện chương trình phát triển thanh niên Quảng Trị giai đoạn 2008- 2010, định hướng đến năm 2015" với nội dung như sau:

I. MỤC TIÊU- CHỈ TIÊU

1. Mục tiêu tổng quát

Tạo môi trường, điều kiện thuận lợi để phát huy tiềm năng và sức mạnh của thanh niên; giáo dục, bồi dưỡng, đào tạo thế hệ thanh niên phát triển toàn diện về đức, trí, thể, mỹ, trở thành nguồn nhân lực trẻ có chất lượng cao và phát huy vai trò xung kích, sáng tạo của thanh niên trong sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước, phát triển kinh tế- xã hội, quốc phòng- an ninh của địa phương đặc biệt là phát triển kinh tế- xã hội ở những vùng đặc biệt khó khăn.

2. Mục tiêu- chỉ tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu

Nâng cao bản lĩnh chính trị, đạo đức cách mạng, lý tưởng xã hội chủ nghĩa, tình yêu quê hương, đất nước, ý thức tự cường dân tộc và trách nhiệm công dân cho thanh niên, rèn luyện phẩm chất đạo đức cách mạng, lối sống lành mạnh cho thanh niên.

Giáo dục cho thanh, thiếu niên nhận thức đầy đủ giá trị của học vấn, nghề nghiệp từ đó có ý thức lập thân, lập nghiệp và hội nhập, xung kích đi đầu trong xây dựng xã hội học tập; ứng dụng khoa học, công nghệ vào sản xuất, đời sống.

Nâng cao sức khỏe, đời sống tinh thần của thanh, thiếu niên và phòng chống các tệ nạn xã hội, xây dựng đời sống văn hóa, hôn nhân gia đình trẻ tiến bộ, hạnh phúc.

Tăng cường và phát huy vai trò của thanh niên trong công tác an ninh- quốc phòng, bảo vệ tổ quốc. Phát huy vai trò xung kích của thanh niên tình nguyện trong các hoạt động tình nguyện vì cộng đồng, xã hội.

2.2. Chỉ tiêu cụ thể

Hàng năm có trên 75% thanh niên được học tập, nghiên cứu các chủ trương lớn của Đảng, chính sách và pháp luật của Nhà nước liên quan đến thanh niên và công tác thanh niên (Đến năm 2015, có 85%) có ít nhất 75% tham gia tích cực các sinh hoạt chính trị, giáo dục truyền thống ở địa phương, đơn vị (Năm 2015, có ít nhất 85%).

Đến năm 2010, thanh niên vào Trung học phổ thông và Bổ túc trung học đạt trên 70% (Vùng miền núi đạt trên 60%); đến năm 2015, có 80% thanh niên vùng đồng bằng và 70% thanh niên miền núi được phổ cập Trung học phổ thông và Bổ túc trung học. Hàng năm có ít nhất 80% thanh, thiếu niên cuối bậc Trung học cơ sở, Trung học phổ thông được tư vấn, hướng nghiệp để học nghề và lập nghiệp. Đến năm 2015, 100% thanh niên trường học được tư vấn hướng nghiệp để học nghề và lập nghiệp.

Vận động thanh niên tham gia đào tạo nghề để phấn đấu đến 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30- 35%, trong đó đào tạo nghề đạt 23- 25%; năm 2015 tỷ lệ lao động qua đào tạo là 40- 42% đào tạo nghề là 30- 35% như Nghị quyết 07/2008/NQ-HĐND của HĐND tỉnh về Đào tạo nguồn nhân lực (Trọng tâm là đào tạo nghề cho người lao động) tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2007- 2015 đã xác định. Tạo việc làm mới cho 6.000- 7.000 thanh niên/năm đến năm 2010 và trên 10.000 thanh niên/năm đến năm 2015.

Tăng số vốn vay ưu đãi cho thanh niên và hộ gia đình trẻ vay vốn qua tổ chức Đoàn- Đội quản lý xóa hộ đói, giảm hộ nghèo trong thanh niên xuống dưới 5%.

Hoàn thành việc đầu tư xây dựng nhà thiếu nhi hoặc trung tâm hoạt động thanh thiếu nhi ở cấp huyện trước năm 2015.

Đến 2010, có trên 80%, đến 2015 có trên 90% thanh niên và hộ gia đình trẻ được trang bị kiến thức cần thiết về y tế dự phòng. 80% thanh niên được trang bị kiến thức cơ bản về tình bạn, tình yêu, hôn nhân và hạnh phúc gia đình trẻ, sức khỏe sinh sản, kiến thức phòng tránh ma túy, tệ nạn xã hội và HIV/AIDS vào năm 2010 và đạt tỷ lệ 90% vào năm 2015. Đến năm 2010, có 60% thanh niên, năm 2015 có 80% thanh niên tập luyện thể dục, thể thao thường xuyên.

Đến 2010, 60% xã, phường, thị trấn có thiết chế văn hóa- thể thao cơ sở và đến năm 2015, 100% cơ quan nhà nước, 70% địa bàn dân cư khu vực đồng bằng, 30% khu vực miền núi có các thiết chế văn hóa- thể thao. Phấn đấu mỗi thôn, bản, khu phố đều có thiết chế văn hóa, điểm hoạt động văn hóa- thể thao cho thanh niên và nhân dân.

Hàng năm có 85- 95% thanh niên đến tuổi nghĩa vụ quân sự được phổ biến, hướng dẫn Luật Nghĩa vụ quân sự 80- 90% thanh niên trong các lực lượng dân quân tự vệ, lực lượng dự bị động viên thực hiện tốt các chương trình huấn luyện; có ít nhất 90% thanh niên học sinh, sinh viên được học tập và thực hiện tốt chương trình Giáo dục Quốc phòng.

[...]