Nghị quyết số 07/2008/NQ-HĐND về việc đào tạo nguồn nhân lực (Trọng tâm là đào tạo nghề cho người lao động) tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008- 2015 do Hội đồng nhân dân tỉnh Quảng Trị ban hành
Số hiệu | 07/2008/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 08/04/2008 |
Ngày có hiệu lực | 18/04/2008 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Quảng Trị |
Người ký | Nguyễn Viết Nên |
Lĩnh vực | Lao động - Tiền lương,Giáo dục |
HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 07/2008/NQ-HĐND |
Đông Hà, ngày 08 tháng 4 năm 2008 |
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH QUẢNG TRỊ KHÓA V, KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật
Tổ chức HĐND và UBND ngày 26 tháng 11 năm 2003;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật của HĐND, UBND ngày 03 tháng 12
năm 2004;
Căn cứ Quyết định số 48/2002/QĐ-TTg ngày 11/4/2002 của Thủ tướng Chính phủ về
việc Phê duyệt Quy hoạch mạng lưới trường dạy nghề giai đoạn 2002- 2010;
Trên cơ sở xem xét Tờ trình số 617/TTr-UBND
ngày 20 tháng 3 năm 2008 kèm theo Đề án "Thực hiện Nghị quyết số 07/NQ-TU
ngày 20 tháng 4 năm 2007 của Tỉnh ủy về Phát triển nguồn nhân lực, giai đoạn
2007- 2015 (Trọng tâm là công tác đào tạo nghề cho người lao động)" do
UBND tỉnh trình; Báo cáo thẩm tra của Ban Văn hóa- Xã hội HĐND tỉnh và ý kiến của
đại biểu HĐND tỉnh,
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. HĐND tỉnh nhất trí thông qua Đề án "Về đào tạo nguồn nhân lực (Trọng tâm là đào tạo nghề cho người lao động) tỉnh Quảng Trị giai đoạn 2008- 2015" với những nội dung chính như sau:
1. Mục tiêu chung
- Tăng nhanh số lượng, mở rộng quy mô và nâng cao chất lượng đào tạo nghề, ưu tiên cho đào tạo nghề trình độ cao để cung cấp nguồn nhân lực phục vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế và đáp ứng sự nghiệp công nghiệp hóa, hiện đại hóa của đất nước;
- Xây dựng đội ngũ người lao động lành nghề với cơ cấu nghề hợp lý, có số lượng, chất lượng phù hợp với cơ cấu phát triển của các ngành kinh tế địa phương trong từng giai đoạn và yêu cầu của thị trường lao động; tạo khả năng và cơ hội cho người lao động được tiếp cận, lựa chọn nghề, học nghề nhất là đối tượng thanh niên, lao động nữ, lao động là người nghèo ở khu vực nông thôn để họ tự mở mang ngành nghề, tạo việc làm tại chỗ hoặc tìm kiếm được việc làm tại các địa phương khác. Cung cấp lao động có tay nghề cao cho các ngành công nghiệp, dịch vụ góp phần đẩy mạnh tăng trưởng kinh tế;
- Khuyến khích phát triển các cơ sở dạy nghề ngoài công lập, đồng thời bổ sung nhiệm vụ dạy nghề cho các trung tâm đào tạo, tư vấn, hỗ trợ của các tổ chức chính trị- xã hội, xã hội nghề nghiệp để tham gia dạy nghề cho người lao động.
2. Mục tiêu cụ thể
- Đầu tư xây dựng các trường, trung tâm dạy nghề công lập đạt chuẩn về cơ sở vật chất thiết bị và chương trình, giáo trình, phương tiện dạy học; đạt chuẩn về đội ngũ cán bộ, giáo viên.
Phấn đấu đến năm 2010, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 30- 35% (Tương đương 89.500- 104.400 người), trong đó qua đào tạo nghề đạt 23- 25% (Tương đương 68.600- 74.600 người).
Năm 2015, tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 40- 42% (Tương đương 125.400- 131.800 người), trong đó qua đào tạo nghề đạt 30- 35% (Tương đương 94.100- 109.800 người).
- Đầu tư, nâng cấp các trường THNN & PTNT, trường Trung cấp nghề lên hệ cao đẳng; trường Công nhân kỹ thuật và Nghiệp vụ Giao thông vận tải thành trường Trung cấp nghề. Huy động các trường cao đẳng, trung học chuyên nghiệp tham gia vào công tác dạy nghề xã hội. Nâng dần quy mô tuyển sinh và liên thông đào tạo các nghề thuộc ngành kỹ thuật có trình độ cao đẳng, trung cấp, sơ cấp nghề để dịch chuyển cơ cấu lao động theo hướng tăng tỷ trọng lao động trong khu vực công nghiệp- xây dựng và khu vực thương mại, dịch vụ, du lịch; giảm tỷ trọng lao động trong khu vực nông, lâm, ngư nghiệp để đáp ứng kế hoạch phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh đề ra trong từng giai đoạn.
3. Kế hoạch đào tạo nghề giai đoạn 2008- 2015
Số TT |
Nội dung |
2008- 2015 |
2008- 2010 |
2011- 2015 |
|||
Tổng số |
Trong đó: Nữ |
Tổng số |
Trong đó: Nữ |
Tổng số |
Trong đó: Nữ |
||
|
Tổng số lao động được đào tạo nghề |
52.200 |
20.770 |
19.100 |
7.520 |
33.100 |
13.250 |
Trong đó: Lao động nông thôn chia ra: |
31.300 |
14.000 |
10.660 |
4.830 |
20.640 |
9.170 |
|
1 |
Cao đẳng nghề |
1600 |
320 |
600 |
120 |
1.000 |
200 |
Trong đó: Lao động nông thôn |
960 |
200 |
360 |
80 |
600 |
120 |
|
2 |
Trung cấp nghề |
13.700 |
3.850 |
5.500 |
1.550 |
8.200 |
2.300 |
Trong đó: Lao động nông thôn |
8.200 |
2.300 |
2.500 |
700 |
5.700 |
1.600 |
|
3 |
Sơ cấp nghề và dạy nghề thường xuyên |
36.900 |
16.600 |
13.000 |
5.850 |
23.900 |
10.750 |
Trong đó: Lao động nông thôn |
22.140 |
11.500 |
7.800 |
4.050 |
14.340 |
7.450 |
4. Đầu tư phát triển nâng cao chất lượng các cơ sở dạy nghề
- Mở rộng, nâng cấp trường Dạy nghề tổng hợp lên trường Cao đẳng nghề trước năm 2015 với quy mô đào tạo 700 học sinh/năm, thuộc hệ trung học và cao đẳng, 1000 học sinh theo học sơ cấp nghề;
- Nâng cấp trường THNN & PTNT thành trường Cao đẳng Kinh tế- Kỹ thuật trước 2015;
- Nâng cấp trường Công nghiệp kỹ thuật và Nghiệp vụ Giao thông vận tải lên thành trường Trung cấp nghề Giao thông vận tải có quy mô 200 học sinh/năm hệ trung học nghề và 800 học sinh là công nghiệp kỹ thuật lái xe, lái máy thi công công trình và công nhân kỹ thuật cầu đường.
Đưa số cơ sở dạy nghề cần có đến năm 2015 là 20 cơ sở, trong đó:
+ Trường Cao đẳng nghề công lập: 1 trường
+ Trường Trung cấp Giao thông vận tải: 1 trường
+ Trung tâm dạy nghề các huyện, thị xã: 7 trung tâm
+ Trung tâm dạy nghề của Hội Nông dân và Liên minh HTX- DNNQD: 2 trung tâm.
Hợp tác xã- Doanh nghiệp ngoài quốc doanh: 2 trung tâm