HỘI
ĐỒNG NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
05/NQ-HĐND
|
Đắk
Nông, ngày 02 tháng 8 năm 2018
|
NGHỊ QUYẾT
TÁI CƠ CẤU NGÀNH NÔNG NGHIỆP THEO HƯỚNG NÂNG CAO GIÁ TRỊ GIA TĂNG,
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU VÀ PHÁT TRIỂN BỀN VỮNG TỈNH ĐẮK NÔNG ĐẾN NĂM
2020, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH ĐẮK NÔNG
KHÓA III, KỲ HỌP THỨ 6
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa
phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Công nghệ cao ngày 13
tháng 11 năm 2008;
Căn cứ Nghị định số 57/2018/NĐ-CP
ngày 17 tháng 4 năm 2018 của Chính phủ về cơ chế, chính sách khuyến khích doanh
nghiệp đầu tư vào nông nghiệp, nông thôn;
Căn cứ Quyết định số 124/QĐ-TTg
ngày 02 tháng 02 năm 2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể
phát triển sản xuất ngành nông nghiệp đến năm 2020 và tầm nhìn đến 2030;
Căn cứ Quyết định số 1942/QĐ-TTg
ngày 22/10/2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Quy hoạch tổng thể phát triển
kinh tế - xã hội tỉnh Đắk Nông đến năm 2020;
Căn cứ Quyết định số 899/QĐ-TTg
ngày 10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án Tái cơ cấu
ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Chỉ thị số 26/CT-TTg ngày
06 tháng 10 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh thực hiện Đề án Tái cơ
cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững;
Căn cứ Quyết định số 1819/QĐ-TTg
ngày 16 tháng 11 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Kế hoạch cơ cấu lại
ngành nông nghiệp giai đoạn 2017-2020;
Căn cứ Quyết định số
1384/QĐ-BNN-KH ngày 18 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT ban hành Chương
trình hành động thực hiện Đề án “Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng
cao giá trị gia tăng và phát triển bền vững” theo Quyết định số 899/QĐ-TTg ngày
10 tháng 6 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ;
Căn cứ Chỉ thị số 2039/CT-BNN-KH
ngày 20 tháng 6 năm 2013 của Bộ Nông nghiệp & PTNT về triển khai Đề án Tái
cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng nâng cao giá trị gia tăng và phát triển bền
vững;
Xét Tờ trình số 2881/TTr-UBND ngày
18 tháng 6 năm 2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông về việc đề nghị thông qua
Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông theo hướng nâng cao giá trị
gia tăng, thích ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững đến năm 2020, định
hướng đến năm 2030; Báo cáo thẩm tra của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân
dân tỉnh; ý kiến thảo luận của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Thông qua nội dung Tái cơ cấu ngành nông nghiệp
tỉnh Đắk Nông theo hướng nâng cao giá trị gia tăng, thích ứng với biến đổi khí
hậu và phát triển bền vững đến năm 2020, định hướng đến năm 2030 gồm những nội
dung chính như sau:
1. Quan điểm
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp là một hợp
phần của tái cơ cấu tổng thể nền kinh tế, phù hợp với chiến lược và kế hoạch
phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh, phù hợp với định hướng phát triển ngành
chung của cả nước và phù hợp với nội dung tái cơ cấu ngành nông nghiệp cả nước;
gắn với phát triển kinh tế, xã hội và bảo vệ môi trường để bảo đảm phát triển bền
vững.
Thực hiện tái cơ cấu nông nghiệp vừa
phải theo cơ chế thị trường, vừa phải đảm bảo các mục tiêu cơ bản về phúc lợi
cho nông dân và người tiêu dùng; chuyển từ phát triển theo chiều rộng, lấy số
lượng làm mục tiêu sang nâng cao chất lượng, hiệu quả, nâng cao giá trị gia
tăng và phát triển bền vững; chú trọng đáp ứng các yêu cầu của thị trường và
tiêu dùng của xã hội.
Mục tiêu của tái cơ cấu ngành nông
nghiệp là nâng cao lợi thế cạnh tranh của các ngành hàng nông nghiệp nói riêng
và toàn ngành nông nghiệp tỉnh Đắk Nông nói chung.
Một trong những định hướng tái cơ cấu
ngành nông nghiệp cả nước là phát triển bền vững, do đó, tái cơ cấu ngành nông
nghiệp tỉnh Đắk Nông đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 phải phù hợp với quan
điểm tăng trưởng xanh của cả nước và vùng Tây Nguyên.
Tái cơ cấu ngành nông nghiệp theo hướng
phát triển sản xuất nông nghiệp hàng hóa tập trung quy mô lớn, có lợi thế, có
thị trường. Phát triển công nghiệp chế biến và dịch vụ làm nền tảng để dẫn dắt
và hỗ trợ nông dân sản xuất nông nghiệp nhằm tạo việc làm, tăng thu nhập, ổn định
xã hội, bảo vệ môi trường và cảnh quan. Kết hợp hài hòa giữa nghiên cứu ứng dụng
công nghệ cao để tạo ra sản phẩm nông nghiệp hàng hóa có năng suất, chất lượng
an toàn và nâng cao khả năng cạnh tranh của sản phẩm.
2. Mục tiêu
a) Giai đoạn đến năm 2020
- Giá trị sản xuất nông nghiệp
(GTSXNN) tăng bình quân 6,2-7,7%/năm, trong đó: trồng trọt 5,8-7,3%/năm, chăn
nuôi 7,6-10,4%/năm, dịch vụ nông nghiệp 11,9-13,1%/năm, lâm nghiệp
1,7-1,9%/năm, thủy sản 17,5-18,7%/năm.
- Đến năm 2020, cơ cấu trong ngành
nông nghiệp như sau: trồng trọt chiếm 85,1%; chăn nuôi chiếm 9,9%; dịch vụ nông
nghiệp chiếm 3,5%.
- Bình quân GTSXNN/1ha đất sản xuất
nông nghiệp đạt khoảng 140 triệu đồng.
- Tỷ trọng lao động nông nghiệp đến
năm 2020 giảm xuống dưới 60% so với tổng số lao động làm việc trong các ngành
kinh tế của tỉnh.
- Mỗi ngành hàng chủ lực ở các huyện,
thị xã thành lập 01 hợp tác xã/tổ hợp tác làm đại diện để liên kết với các
doanh nghiệp xuất nhập khẩu, cung ứng vật tư, tiêu thụ sản phẩm. Phấn đấu có
khoảng 50% sản phẩm hàng hóa nông nghiệp có thể truy xuất được nguồn gốc vào
năm 2020.
- Hình thành 03 vùng nông nghiệp ứng
dụng công nghệ cao với các loại cây trồng, vật nuôi thế mạnh. Dự kiến GTSXNN
công nghệ cao đóng góp từ 7-10% trong GTSXNN của tỉnh.
- Đến năm 2020 thực hiện trồng mới
trên 30.000 ha rừng (tổng số từ khi thành lập tỉnh đến năm 2020); cải tạo, trồng
bổ sung 7.000 ha rừng sản xuất; khoanh nuôi tái sinh trên 5.000 ha rừng phòng hộ;
đảm bảo rừng sản xuất trên 80%, rừng phòng hộ 9-11% và rừng đặc dụng 8-9% diện
tích đất lâm nghiệp.
- Thực hiện các mục tiêu về xây dựng
nông thôn mới theo các chỉ tiêu của Đại hội Đảng bộ tỉnh Đắk Nông lần thứ XI đã
đề ra.
b) Tầm nhìn đến năm 2030
- Do diện tích canh tác không tăng
thêm mà đi vào ổn định, giai đoạn này chủ yếu tăng về chất chứ không tăng về lượng.
Vì vậy GTSXNN giai đoạn này chỉ tăng bình quân 5,4-5,6%/năm, trong đó: trồng trọt
4,0-4,2%/năm, chăn nuôi 13,3-13,9%/năm, dịch vụ nông nghiệp 5,4-5,6%/năm, lâm
nghiệp 2,6-2,7%/năm, thủy sản đạt mức tăng trưởng 7,5%/năm.
- Đến năm 2030, tỷ trọng giá trị sản
xuất của các ngành: nông nghiệp chiếm 97,8%; thủy sản chiếm 1,8%; lâm nghiệp
chiếm 0,3%. Cơ cấu nội bộ ngành nông nghiệp: trồng trọt (69,9%); chăn nuôi
(22,9%); dịch vụ nông nghiệp (5,2%).
3. Nội dung tái cơ cấu
a) Tái cơ cấu lĩnh vực trồng trọt
- Định hướng phát triển các cây trồng
dài ngày
+ Cây hồ tiêu
Dự kiến đến năm 2020, giữ ổn định diện
tích trồng cây hồ tiêu của tỉnh khoảng 27.000 ha, trong đó có 18.000 ha tiêu
cho thu hoạch, năng suất trung bình 24 tạ/ha, sản lượng 43.000 tấn. Đến năm
2030, tổng diện tích trồng cây tiêu không thay đổi, diện tích cho thu hoạch
tăng lên 20.080 ha, năng suất ổn định 24 tạ/ha, sản lượng đạt 48.000 tấn.
Vùng trồng hồ tiêu tập trung ở 05 huyện:
Đắk Song, Đắk R’lấp, Đắk G’long, Tuy Đức và Cư Jút. Định hướng đến năm 2030, mỗi
huyện xây dựng 1-2 mô hình canh tác tiêu chất lượng cao (trồng tiêu hữu cơ,
tiêu an toàn...).
+ Cây cà phê
Dự kiến đến năm 2020, tổng diện tích
cây cà phê toàn tỉnh là 123.028 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch đạt
113.078 ha, năng suất bình quân 25 tạ/ha, sản lượng đạt 282.695 tấn. Định hướng
đến năm 2030, tổng diện tích cà phê giảm còn 113.394 ha, năng suất bình quân 27
tạ/ha, sản lượng ở mức ổn định 283.653 tấn.
Vùng trồng cà phê tập trung ở 06 huyện:
Đắk Mil, Đắk Song, Đắk R’lấp, Tuy Đức, Đắk G’long và Krông Nô. Đến năm 2030,
trên địa bàn mỗi huyện sẽ xây dựng từ 1-2 mô hình canh tác cà phê đạt tiêu chuẩn
chất lượng xuất khẩu theo hướng bền vững.
Đến năm 2020, hoàn thành kế hoạch và
chính sách hỗ trợ trồng tái canh 20.512 ha cà phê già cỗi.
Tăng tỷ lệ chế biến cà phê bột lên
25%, tỷ lệ chế biến cà phê xuất khẩu đạt 70% vào năm 2030.
+ Cây cao su
Dự kiến đến năm 2020, tổng diện tích
cây cao su toàn tỉnh là 30.000 ha, trong đó diện tích cho thu hoạch đạt 24.000
ha, năng suất 15 tạ/ha và sản lượng đạt 36.000 tấn/năm. Tầm nhìn đến năm 2030,
tổng diện tích cao su giữ ổn định 30.000 ha, diện tích cho thu hoạch đạt 26.000
ha, năng suất tăng lên 20 tạ/ha, sản lượng 52.000 tấn/năm.
Vùng trồng cao su tập trung ở 05 huyện:
Cư Jút, Đắk R’lấp, Đắk G’long, Krông Nô và Tuy Đức.
+ Cây ăn quả
Dự kiến đến năm 2020, tổng diện tích
cây ăn quả trên toàn tỉnh khoảng 12.059 ha, trong đó có 8.000 ha cho thu hoạch,
năng suất trung bình 100 tạ/ha, sản lượng 80.000 tấn quả các loại. Đến năm
2030, tông diện tích trồng cây ăn quả tăng lên 19.000 ha, diện tích cho thu hoạch
tăng lên 13.000 ha, năng suất tăng gấp 2 lần, đạt 200 tạ/ha, sản lượng các loại
quả tăng cao đạt 260.000 tân.
Hình thành các vùng trồng cây ăn quả
tập trung, gắn sản xuất với tiêu thụ: vùng trồng sầu riêng tập trung ở huyện Đắk
Mil và thị xã Gia Nghĩa; vùng trồng cây ăn quả có múi tập trung ở các huyện: Đắk
G’long, Đắk Song và thị xã Gia Nghĩa; vùng trồng xoài tập trung ở huyện Đắk
Mil; vùng trồng chanh dây tập trung ở các huyện: Đắk R’lấp, Đắk G’long và thị
xã Gia Nghĩa; vùng trồng bơ tập trung ở các huyện: Đắk R’lấp, Đắk Mil, Tuy Đức,
Đắk Song, Krông Nô và thị xã Gia Nghĩa.
+ Cây dược liệu
Dự kiến đến năm 2020 và định hướng đến
năm 2030, hình thành các vùng cây dược liệu có tiềm năng tại các huyện: Cư Jút,
Đắk G’long và Đắk R’lấp. Trồng các
cây gấc, gừng, hương nhu trắng, đảng sâm, nghệ, sa nhân tím, sả, sâm Ngọc Linh,
trinh nữ hoàng cung, ý dĩ... tại các huyện: Cư Jút, Đắk G’long và Đắk R’lấp.
+ Cây Mắc ca
Diện tích trồng cây mắc ca toàn tỉnh
là 8.000 ha. Vùng chuyên canh tập trung ở huyện Tuy Đức, chiếm 70% diện tích mắc
ca toàn tỉnh.
+ Cây điều
Dự kiến đến năm 2020, tổng diện tích
cây điều toàn tỉnh là 14.000 ha, năng suất 14 tạ/ha, sản lượng đạt 18.200 tấn.
Vùng trồng điều tập trung ở các huyện: Cư Jút, Krông Nô, Đắk R’lấp và Tuy Đức.
Định hướng đến năm 2030, tổng diện
tích trồng điều giảm còn 13.000 ha, năng suất tăng lên 18 tạ/ha, sản lượng đạt
21.600 tấn. Cải tiến công nghệ chế biến các sản phẩm từ hạt điều; cải tạo vườn
điều già cỗi, năng suất thấp, ghép cải tạo bằng các giống mới có năng suất cao
hơn.
- Định hướng phát triển một số cây trồng
ngắn ngày
+ Cây khoai lang
Dự kiến đến năm 2020, tổng diện tích
cây khoai lang toàn tỉnh đạt 8.000 ha, năng suất trung bình 125 tạ/ha, sản lượng
đạt khoảng 100.000 tấn. Đến năm 2030, tổng diện tích trồng khoai lang duy trì ổn
định khoảng 8.000 ha, năng suất đạt 130 tạ/ha và sản lượng đạt 104.000 tấn.
Vùng trồng khoai lang tập trung ở 04
huyện: Tuy Đức, Đắk Song, Đắk G’long và Krông Nô (chiếm 80% diện tích trồng
khoai lang toàn tỉnh).
+ Cây ngô
Dự kiến đến năm 2020, tổng diện tích
gieo trồng ngô toàn tỉnh là 48.000 ha, năng suất trung bình 65 tạ/ha, sản lượng
đạt 312.000 tấn. Vùng trồng ngô tập trung ở các huyện: Krông Nô, Cư Jút và Đắk
Mil.
Đến năm 2030, tổng diện tích gieo trồng
ngô là 47.000 ha, năng suất tăng lên 68 tạ/ha, sản lượng đạt 319.600 tấn.
+ Cây lúa
Dự kiến đến năm 2020, tổng diện tích
gieo trồng lúa toàn tỉnh là 11.000 ha, năng suất trung bình 60 tạ/ha, sản lượng
đạt 65.700 tấn. Đến năm 2030, diện tích gieo trồng lúa khoảng 10.000 ha, năng
suất 61,5 tạ/ha và sản lượng đạt 61.500 tấn.
Vùng sản xuất lúa tập trung ở các huyện:
Krông Nô, Cư Jút và Đắk Mil.
d) Tái cơ cấu lĩnh vực chăn nuôi
- Định hướng tái cơ cấu đàn bò
+ Dự kiến đến năm 2020, tổng đàn bò
toàn tỉnh là 40.975 con, trong đó có 16.390 bò cái sinh sản và 24.585 bò thịt,
sản lượng 6.134 tấn thịt. Đến năm 2030, tổng đàn bò dự kiến đạt 62.132 con,
trong đó có 24.853 cái sinh sản và 37.389 bò thịt, sản lượng thịt dự kiến 9.318
tấn. Vùng tập trung chăn nuôi bò ở các huyện: Krông Nô, Cư Jút, Tuy Đức và Đắk
G’long.
+ Năm 2020, ứng dụng công nghệ cao
vào chăn nuôi bò, phấn đấu quy mô đạt 11.000 con; đến năm 2030, dự kiến đàn bò
chăn nuôi theo công nghệ cao đạt 41.000 con, tập trung ở các huyện: Đắk G’long,
Cư Jút, Krông Nô và Tuy Đức.
- Định hướng tái cơ cấu đàn heo
+ Quy mô đàn heo hiện nay đã cao so với
tiềm năng, sản lượng thịt heo đã vượt cầu, vì vậy quy mô đàn heo toàn tỉnh đến
năm 2020 cơ bản giữ ổn định 125.000 con với 17.000 heo nái sinh sản và 107.960
heo thịt, sản lượng thịt 15.550 tấn. Định hướng đến năm 2030, tổng đàn heo toàn
tỉnh tăng lên 160.000 con, trong đó có 21.500 heo nái và 140.485 heo thịt, sản
lượng thịt đạt 20.300 tấn.
+ Quy hoạch 02 khu vực chăn nuôi heo
thịt tập trung kết hợp với giết mổ tập trung ở huyện Cư Jút (diện tích 60 ha)
và huyện Đắk R’lấp (diện tích 80 ha).
- Định hướng tái cơ cấu đàn gia cầm
+ Quy mô đàn gia cầm toàn tỉnh dự kiến
đến năm 2020 đạt 2.776.000 con với 974.000 con mái sinh sản và 1.802.000 gia cầm
nuôi thịt. Định hướng đến năm 2030, tổng đàn gia cầm tăng lên 4.772.000 con,
trong đó có 1.674.000 con mái sinh sản và 3.098.000 gia cầm nuôi thịt, sản lượng
đạt 50.220.000 quả trứng và 8.984 tấn thịt gia cầm. Hướng quy hoạch tập trung
chủ yếu ở các huyện: Krông Nô, Đắk Song, Cư Jút và Đắk R’lấp.
+ Đến năm 2030, dự kiến quy hoạch 01
vùng chăn nuôi gia cầm ứng dụng công nghệ cao tại xã Quảng Tín, huyện Đắk R’lấp
với diện tích 60 ha (60 cơ sở, 100.000 con/lứa).
c) Tái cơ cấu lĩnh vực dịch vụ nông
nghiệp
Dự kiến tốc độ tăng trưởng của dịch vụ
nông nghiệp đến năm 2020 là 11,9-13,1%/năm và giai đoạn 2021-2030 là
5,4-5,6%/năm. Tỷ trọng dịch vụ trong ngành nông nghiệp năm 2020 là 3,5% và định
hướng đến năm 2030 là 5,1%.
d) Tái cơ cấu ngành lâm nghiệp
- Giai đoạn đến năm 2020, tốc độ tăng
trưởng về giá trị sản xuất của ngành lâm nghiệp đạt 1,7-1,9%/năm; giai đoạn
2021-2030 đạt 2,6-2,7%/năm. Dự kiến đến năm 2020 và định hướng đến năm 2030, tỷ
trọng ngành lâm nghiệp chiếm 0,3% trong tổng giá trị sản xuất ngành nông nghiệp
của tỉnh.
- Tổng diện tích đất lâm nghiệp đến
năm 2020 là 296.439 ha, trong đó: rừng đặc dụng 41.018 ha, rừng phòng hộ 62.141
ha, rừng sản xuất 193.279 ha. Diện tích đất có rừng 231.165,9 ha, còn lại
65.273,5 ha đất lâm nghiệp chưa có rừng.
đ) Tái cơ cấu ngành thủy sản
- Giai đoạn đến năm 2020, tốc độ tăng
trưởng của ngành thủy sản dự kiến đạt 17,5%/năm, giai đoạn 2021-2030 là
7,5%/năm. Đến năm 2020, tỷ trọng ngành thủy sản chiếm 1,3% trong tổng giá trị sản
xuất nông nghiệp của tỉnh.
- Tổng diện tích nuôi trồng thủy sản
đến năm 2020 là 1.940 ha (nuôi cá trong hồ lớn 1.000 ha, nuôi trong hồ nhỏ
940 ha) cùng với 1.330 lồng nuôi, sản lượng thủy sản đạt 13.065 tấn. Định
hướng đến năm 2030, tổng diện tích nuôi trồng thủy sản đạt 4.576 ha cùng với
1.870 lồng nuôi, tổng sản lượng ước đạt 20.798 tấn.
4. Các giải pháp
thực hiện
a) Tuyên truyền, phổ biến và quán triệt
chủ trương, nội dung Đề án Tái cơ cấu ngành nông nghiệp của tỉnh.
b) Quy hoạch và thực hiện quy hoạch
theo hướng hạn chế việc chồng chéo, trùng lặp; tăng cường quản lý, giám sát,
nâng cao hiệu lực quản lý Nhà nước đối với quy hoạch.
c) Hoàn thiện hệ thống cơ sở hạ tầng
phục vụ phát triển nông nghiệp. Tăng cường các biện pháp hỗ trợ để phát triển
cơ sở hạ tầng phục vụ nông nghiệp như: xây dựng hệ thống thủy lợi đáp ứng nhu cầu
nước tưới, giao thông đến nương rẫy, điện phục vụ đủ cho sản xuất và chế biến.
d) Gia tăng hiệu quả của hoạt động
khuyến nông, nghiên cứu, chuyển giao tiến bộ khoa học công nghệ.
đ) Đào tạo nông dân và lao động nông
thôn theo hướng chuyên nghiệp, hướng ngành nghề, chuyên sâu, có kỹ năng và
trình độ.
e) Xúc tiến thương mại, xây dựng
thương hiệu, mở rộng thị trường, gắn sản xuất với tiêu thụ một cách bền vững.
g) Bổ sung, hoàn thiện hệ thống chính
sách phục vụ phát triển nông nghiệp, tạo điều kiện cho nông nghiệp phát triển
theo hướng sản xuất hàng hóa, nâng cao giá trị và hiệu quả.
h) Đa dạng các nguồn vốn, khuyến khích nhiều hình thức đầu tư, xã hội hóa, tăng
cường và khuyến khích đầu tư từ nhiều thành phần kinh tế.
i) Hỗ trợ, tạo điều kiện để hình
thành các loại hình tổ chức sản xuất theo hình thức kinh tế hợp tác và liên kết
giữa các loại kinh tế hộ, trang trại, doanh nghiệp, góp phần nâng cấp chuỗi giá
trị sản phẩm.
k) Nâng cao hiệu quả của quản lý Nhà
nước trong phát triển nông nghiệp và sử dụng đầu tư công.
l) Giảm tác động của biến đổi khí hậu
tới sử dụng đất và sản xuất nông nghiệp nhằm chống xói mòn, rửa trôi đất. Bảo vệ
nghiêm ngặt rừng, đặc biệt là rừng đầu nguồn. Áp dụng các biện pháp canh tác trồng
xen, nông lâm kết hợp; thiết kế đồng ruộng hợp lý; sử dụng giống cây, con mới;
sử dụng hợp lý nguồn nước ngầm và nhân rộng các mô hình tưới tiết kiệm.
m) Thực hiện tái cơ cấu ngành nông
nghiệp gắn với thực hiện chương trình nông thôn mới. Quy hoạch các vùng sản xuất
hợp lý và xúc tiến quy hoạch hạ tầng nông thôn tại các xã.
n) Đổi mới hoạt động quản lý Nhà nước
để hỗ trợ cho doanh nghiệp trong lĩnh vực nông nghiệp. Hình thành các quỹ hoạt
động cho các hoạt động dịch vụ phục vụ cho nông nghiệp, từng bước hình thành
các trung tâm dịch vụ nông nghiệp tại các huyện, thị xã.
o) Triển khai các giải pháp chế biến
sâu sản phẩm nông sản, liên kết tiêu thụ sản phẩm, phân định trách nhiệm cụ thể
của từng nhà trong 5 nhà. Phát triển sản xuất theo chuỗi giá trị, chú trọng thị
trường tiêu thụ để nâng cao giá trị gia tăng của sản phẩm và đáp ứng yêu cầu thị
trường.
p) Tổ chức giám sát, đánh giá quá
trình Tái cơ cấu theo các tiêu chí của Quyết định số 678/QĐ-TTg ngày 19 tháng 5
năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc Ban hành Bộ tiêu chí giám sát, đánh
giá về cơ cấu lại ngành nông nghiệp đến năm 2020.
5. Nguồn lực thực hiện
a) Khái toán kinh phí thực hiện và cơ
cấu vốn
Cơ
cấu vốn
|
Tổng
số
|
Tỷ
lệ (%)
|
Vốn
đầu tư (tỷ đồng)
|
2018-2020
|
2021-2030
|
Tổng vốn đầu tư
|
13.376,96
|
100,00
|
1.433,88
|
11.943,08
|
Trong đó:
|
|
|
|
|
I. Phân theo nguồn vốn
|
|
|
|
|
1. Vốn khu vực Nhà nước
|
4.075,96
|
30,47
|
436,90
|
3.639,06
|
- Vốn NSNN
|
2.552,32
|
19,08
|
273,58
|
2.278,74
|
+ NSTW
|
197,30
|
-
|
21,15
|
176,15
|
+ NSĐP
|
2.355,02
|
-
|
252,43
|
2.102,59
|
*Nguồn sự nghiệp(2)
|
471,00
|
|
50,49
|
420,52
|
*Nguồn đầu tư(3)
|
1.884,02
|
|
201,94
|
1.682,07
|
- Vốn vay
|
573,87
|
4,29
|
61,51
|
512,36
|
- Vốn tự có DNNN
|
288,94
|
2,16
|
30,97
|
257,97
|
- Vốn huy động khác
|
660,82
|
4,94
|
70,83
|
589,99
|
2. Vốn khu vực ngoài NN
|
9.227,43
|
68,98
|
989,09
|
8.238,34
|
- Tổ chức doanh nghiệp
|
2.888,09
|
21,59
|
309,58
|
2
578,51
|
- Vốn dân cư
|
6.339,34
|
47,39
|
679,52
|
5.659,82
|
3. Vốn đầu tư trực tiếp của
nước ngoài
|
73.57
|
0
|
7.89
|
65.68
|
II. Phân theo cấp quản lý
|
13.376,96
|
100,00
|
1.433,88
|
11.943,08
|
1. Trung ương
|
1.034,04
|
7,73
|
110,84
|
932,20
|
2. Địa phương
|
12.342,92
|
92,27
|
1.323,04
|
11.019,88
|
III. Phân theo khoản mục đầu
tư
|
13.376,96
|
100,00
|
1.433,88
|
11.943,08
|
1. Vốn đầu
tư XDCB
|
7.239,61
|
54,12
|
776,02
|
6.463,59
|
2. Vốn đầu tư mua sắm TSCĐ không
qua XDCB
|
2.294,14
|
17,15
|
245,90
|
2048,24
|
3. Vốn đầu tư sửa chữa, nâng cấp
TSCĐ
|
1.207,94
|
9,03
|
129,48
|
1.078,46
|
4. Vốn đầu tư bổ sung vốn lưu động
|
1.712,25
|
12,8
|
183,54
|
1.528,71
|
5. Vốn đầu tư khác
|
923,02
|
6,9
|
98,94
|
824,08
|
Trong đó, vốn ngân sách không phải là
vốn đầu tư mới, mà được tính toán lồng ghép từ các chương trình mục tiêu do
Trung ương đã phân bổ cho tỉnh theo kế hoạch trung hạn 2016-2020, các dự án đã và
đang thực hiện trong lĩnh vực nông, lâm nghiệp, xây dựng nông thôn mới, xây dựng
cơ sở hạ tầng... Trong đó tập trung cho xây dựng cơ sở hạ tầng, khuyến nông, hỗ
trợ một phần cho xây dựng các mô hình nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao,
nghiên cứu ứng dụng khoa học kỹ thuật, thực hiện các chương trình và dự án ưu
tiên đầu tư,... Vốn ngoài Nhà nước là vốn huy động từ các doanh nghiệp, nông hộ,
chủ trang trại đầu tư vào phát triển sản xuất, đây là nguồn vốn đầu tư chính
cho phát triển sản xuất nông, lâm nghiệp, thủy sản theo hướng tái cơ cấu, thích
ứng với biến đổi khí hậu và phát triển bền vững ...
Vốn đầu tư thời kỳ 2021 - 2030 được dự
tính trên cơ sở dự tính thực hiện các nguồn vốn đầu tư của ngành nông nghiệp và
phát triển nông thôn giai đoạn 2016-2020 và dự tính mức tăng vốn đầu tư trong
tương lai.
Ngoài ra, còn huy động các nguồn đầu
tư khác để thực hiện các nội dung Đề án như vốn liên doanh, liên kết, kêu gọi vốn
đầu tư từ bên ngoài trong các lĩnh vực bảo quản, chế biến nông sản, phát triển
nông nghiệp ứng dụng công nghệ cao...
b) Khái toán kinh phí thực hiện từ
ngân sách địa phương
(Đơn
vị tính: tỷ đồng)
TT
|
Phân
theo giai đoạn
|
Tổng
số
|
Nguồn
sự nghiệp
|
Nguồn
đầu tư phát triển
|
|
Tổng NSNN từ địa phương
|
2.355,02
|
471,00
|
1.884,02
|
|
Trong đó:
|
|
|
|
I
|
Trung hạn (2018-2020)
|
252,43
|
50,49
|
201,94
|
1
|
Năm 2018 (*)
|
84,14
|
16,83
|
67,31
|
2
|
Năm 2019 (*)
|
84,14
|
16,83
|
67,31
|
3
|
Năm 2020 (*)
|
84,14
|
16,83
|
67,31
|
II
|
Dài hạn (2021-2030)
|
2.102,59
|
420,52
|
1.682,07
|
Điều 2. Tổ chức thực hiện
Giao Ủy ban nhân dân tỉnh tổ chức triển
khai thực hiện Nghị quyết và định kỳ báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
Giao Thường trực Hội đồng nhân dân,
các Ban Hội đồng nhân dân, các Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân và các đại biểu Hội
đồng nhân dân tỉnh giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân
dân tỉnh Đắk Nông Khóa III, Kỳ họp thứ 6 thông qua ngày 25 tháng 7 năm 2018 và
có hiệu lực từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua./.
Nơi nhận:
- UBTV Quốc hội, Chính
phủ;
- Các Bộ: Tài chính, NN&PTNT, KHĐT;
- Ban Công tác đại biểu;
- TT Tỉnh ủy, TT HĐND tỉnh, UBND tỉnh,
UBMTTQ VN tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Ban HĐND tỉnh;
- Các đại biểu HĐND tỉnh;
- Các Ban đảng Tỉnh ủy, Trường Chính trị tỉnh;
- Vp: Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh;
- Các Sở, Ban, ngành, đoàn thể của tỉnh;
- HĐND, UBND các huyện, thị xã;
- Báo Đắk Nông, Đài PT-TH tỉnh;
- Cổng TTĐT tỉnh, Công báo Đắk Nông;
- Chi cục Văn thư - Lưu trữ tỉnh;
- Lưu: VT, TH, TT-DN, HC-TC-QT, HSKH.
|
CHỦ
TỊCH
Lê Diễn
|