Nghị quyết 04/2016/NQ-HĐND về Nội quy kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, nhiệm kỳ 2016-2021
Số hiệu | 04/2016/NQ-HĐND |
Ngày ban hành | 04/07/2016 |
Ngày có hiệu lực | 10/07/2016 |
Loại văn bản | Nghị quyết |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Phước |
Người ký | Trần Tuệ Hiền |
Lĩnh vực | Bộ máy hành chính |
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2016/NQ-HĐND |
Bình Phước, ngày 04 tháng 07 năm 2016 |
VỀ BAN HÀNH NỘI QUY CÁC KỲ HỌP CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA IX, NHIỆM KỲ 2016-2021
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ NHẤT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Xét Tờ trình số 146/TTr-HĐND ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 07/BC-HĐND-PC ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Nội quy các kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 30 tháng 6 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2016.
KỲ
HỌP CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC KHÓA IX, NHIỆM KỲ 2016 - 2011
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Phước)
Điều 1. Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh
Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và ra nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Khai mạc, bế mạc kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Hội đồng nhân dân tỉnh họp mỗi năm ít nhất hai kỳ.
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với năm bắt đầu nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếp theo của nhiệm kỳ theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh họp bất thường khi Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu.
Hội đồng nhân dân tỉnh họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thì Hội đồng nhân dân quyết định họp kín.
Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tham gia.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khóa trước quyết định chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Ngày khai mạc kỳ họp cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân tỉnh do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
HỘI ĐỒNG NHÂN
DÂN |
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 04/2016/NQ-HĐND |
Bình Phước, ngày 04 tháng 07 năm 2016 |
VỀ BAN HÀNH NỘI QUY CÁC KỲ HỌP CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH KHÓA IX, NHIỆM KỲ 2016-2021
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC
KHÓA IX, KỲ HỌP THỨ NHẤT
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân ngày 20 tháng 11 năm 2015;
Xét Tờ trình số 146/TTr-HĐND ngày 06 tháng 6 năm 2016 của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh; Báo cáo thẩm tra số 07/BC-HĐND-PC ngày 22 tháng 6 năm 2016 của Ban Pháp chế Hội đồng nhân dân tỉnh và ý kiến thảo luận của các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Ban hành kèm theo Nghị quyết này Nội quy các kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Điều 2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Ủy ban nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh, các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và các cơ quan, tổ chức, cá nhân liên quan có trách nhiệm thi hành Nghị quyết này.
Nghị quyết này đã được Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX, kỳ họp thứ nhất thông qua ngày 30 tháng 6 năm 2016 và có hiệu lực từ ngày 10 tháng 7 năm 2016.
KỲ
HỌP CỦA HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH PHƯỚC KHÓA IX, NHIỆM KỲ 2016 - 2011
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 04/2016/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Phước)
Điều 1. Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh
Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh là hình thức hoạt động chủ yếu của Hội đồng nhân dân tỉnh. Tại kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và ra nghị quyết về các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn theo quy định của pháp luật.
Điều 2. Khai mạc, bế mạc kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Hội đồng nhân dân tỉnh họp mỗi năm ít nhất hai kỳ.
Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định kế hoạch tổ chức các kỳ họp thường lệ vào kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh đối với năm bắt đầu nhiệm kỳ và vào kỳ họp cuối cùng của năm trước đó đối với các năm tiếp theo của nhiệm kỳ theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh họp bất thường khi Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh yêu cầu.
Hội đồng nhân dân tỉnh họp công khai. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh hoặc yêu cầu của ít nhất một phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thì Hội đồng nhân dân quyết định họp kín.
Kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh được tiến hành khi có ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh tham gia.
Ngày khai mạc kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân do Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khóa trước quyết định chậm nhất là 45 ngày kể từ ngày bầu cử đại biểu Hội đồng nhân dân.
Ngày khai mạc kỳ họp cuối nhiệm kỳ và kỳ họp bất thường của Hội đồng nhân dân tỉnh do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định.
2. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khai mạc và bế mạc kỳ họp. Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa. Hội đồng nhân dân, Chủ tịch hội đồng nhân dân tỉnh khóa trước khai mạc kỳ họp.
3. Trước khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khai mạc và sau khi Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh bế mạc kỳ họp, Hội đồng nhân dân tỉnh làm lễ chào cờ.
Điều 3. Chủ tọa kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh
Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh chủ tọa kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, bảo đảm để kỳ họp được tiến hành dân chủ, đúng pháp luật, đạt hiệu quả thiết thực theo đúng chương trình đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua, bảo đảm để Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện đầy đủ nhiệm vụ và quyền hạn của mình.
Điều 4. Trách nhiệm của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham dự đầy đủ các kỳ họp, phiên họp của Hội đồng nhân dân tỉnh, tham gia thảo luận và biểu quyết các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh không tham dự kỳ họp, phiên họp thì phải có lý do và báo cáo trước với Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh. Trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh không tham dự các kỳ họp liên tục trong 01 năm mà không có lý do thì Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh phải báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh để xem xét bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân đó. Danh sách đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh không tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh được ghi vào biên bản kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh. Danh sách đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh vắng mặt phiên họp được ghi vào biên bản phiên họp.
3. Khi dự kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phải đeo phù hiệu đại biểu và sử dụng trang phục theo quy định.
4. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm thực hiện quy định về sử dụng, bảo quản tài liệu trong kỳ họp; không được tiết lộ nội dung tài liệu mật, nội dung các phiên họp kín của Hội đồng nhân dân tỉnh.
CHUẨN BỊ KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 5. Chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Căn cứ vào nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh, theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh dự kiến chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh.
Chương trình kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa mới do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh khóa trước dự kiến. Trong trường hợp tại kỳ họp thứ nhất, lồng ghép nội dung kỳ họp thường lệ giữa năm thì Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh khóa trước phân công Ban của Hội đồng nhân dân khóa trước thẩm tra các nội dung trong dự kiến chương trình kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa mới. Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa trước báo cáo Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh khóa trước để xem xét tại kỳ họp thứ nhất của Hội đồng nhân dân tỉnh khóa mới
2. Dự kiến chương trình kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh được gửi đến đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chậm nhất là hai mươi ngày trước ngày khai mạc kỳ họp thường lệ và bảy ngày trước ngày khai mạc kỳ họp bất thường.
3. Chương trình kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, thông qua tại kỳ họp theo trình tự sau:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trình bày dự kiến chương trình kỳ họp trước Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận, cho ý kiến về dự kiến chương trình kỳ họp;
c) Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh kết luận;
d) Hội đồng nhân dân tỉnh biểu quyết thông qua dự kiến chương trình kỳ họp
Việc thông qua dự kiến chương trình kỳ họp được tiến hành bằng hình thức biểu quyết giơ tay.
4. Trong trường hợp cần thiết, theo đề nghị của Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Chủ tịch Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân và đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp đã được thông qua theo trình tự tương tự như thông qua dự kiến chương trình kỳ họp.
5. Chương trình kỳ họp, việc sửa đổi, bổ sung chương trình kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh biểu quyết tán thành mới có giá trị thực hiện.
6. Trường hợp cần thiết, điều chỉnh thời gian thực hiện nội dung trong chương trình kỳ họp đã được thông qua thì Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 6. Khách mời tham dự kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Đại diện Ủy ban thường vụ Quốc hội, Chính phủ và một số cơ quan Trung ương có liên quan được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Thành viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân, Cục trưởng Cục Thi hành án dân sự tỉnh không phải là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được mời tham dự các kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm tham dự các phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân tỉnh khi thảo luận về những vấn đề có liên quan đến ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách. Người được mời tham dự kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh được phát biểu ý kiến về vấn đề thuộc ngành, lĩnh vực mà mình phụ trách nếu được chủ tọa phiên họp đồng ý hoặc có trách nhiệm phát biểu ý kiến theo yêu cầu của Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc chủ tọa phiên họp.
3. Đại diện cơ quan nhà nước, tổ chức chính trị, Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội được mời tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân tỉnh khi bàn về các vấn đề có liên quan.
4. Đại diện đơn vị vũ trang nhân dân, tổ chức xã hội, tổ chức kinh tế, khách quốc tế, cơ quan báo chí và công dân có thể được tham dự các phiên họp công khai của Hội đồng nhân dân tỉnh.
5. Danh sách khách mời, chế độ sử dụng tài liệu và vị trí chỗ ngồi của người được mời tham dự kỳ họp do Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định trên cơ sở xem xét đề nghị của Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.
Điều 7. Tài liệu phục vụ kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Tài liệu kỳ họp gồm tài liệu thuộc hồ sơ của các dự thảo nghị quyết, đề án theo quy định của pháp luật và các tờ trình, báo cáo khác thuộc nội dung của kỳ họp.
2. Hình thức lưu hành tài liệu phục vụ tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh là bản điện tử hoặc bản giấy theo quy định tại Điều 124, Điều 125 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015.
3. Tài liệu phục vụ kỳ họp được gửi đến Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh để gửi đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh chậm nhất là 05 ngày trước ngày khai mạc kỳ họp, trừ trường hợp pháp luật có quy định khác.
Điều 8. Thông tin về kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm tổ chức cung cấp thông tin về chương trình, nội dung kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh, hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp; tổ chức họp báo để cung cấp thông tin về nội dung, chương trình và thời gian tổ chức kỳ họp.
2. Phiên khai mạc, phiên bế mạc kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh, phiên chất vấn và trả lời chất vấn tại kỳ họp được phát thanh, truyền hình trực tiếp. Các phiên họp khác của Hội đồng nhân dân tỉnh được phát thanh, truyền hình trực tiếp theo quyết định của Hội đồng nhân dân tỉnh được ghi trong chương trình kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Đại diện cơ quan báo chí, thông tấn được tạo điều kiện thuận lợi để tham dự, đưa tin về các phiên họp công khai tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh và bảo đảm việc đưa tin chính xác, khách quan theo quy định của pháp luật về báo chí.
PHIÊN HỌP TẠI KỲ HỌP HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH
Điều 9. Hình thức làm việc tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận và quyết định các vấn đề thuộc nhiệm vụ, quyền hạn của mình trong chương trình kỳ họp đã được thông qua.
Tại kỳ họp, khi cần thiết, Chủ tọa kỳ họp có thể mời các Tổ trưởng Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban của Hội đồng nhân dân tỉnh và các thành viên khác có liên quan trao đổi những vấn đề cần thiết để trình Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định.
2. Các phiên họp tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh được tiến hành công khai, trừ trường hợp Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định họp kín.
3. Thời gian tiến hành các phiên họp tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định và được ghi trong chương trình kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh.
4. Chủ tọa các phiên họp tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm điều hành phiên họp theo đúng nguyên tắc, trình tự, thủ tục quy định tại Nội quy các kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh và các quy định khác của pháp luật có liên quan; bảo đảm thực hiện đúng chương trình kỳ họp đã được Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua.
Điều 10. Phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Hội đồng nhân dân tỉnh nghe trình bày về các báo cáo, đề án, dự thảo nghị quyết; thảo luận và quyết định các vấn đề trong chương trình kỳ họp tại phiên họp toàn thể.
Để tiết kiệm thời gian của kỳ họp, tại Hội nghị liên tịch trước kỳ họp giữa Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân Ban Thường trực Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh và các ngành có liên quan sẽ thống nhất những văn bản trình bày tóm tắt hoặc không trình bày tại kỳ họp; văn bản gửi đại biểu tự nghiên cứu có giá trị pháp lý như văn bản trình bày tại kỳ họp.
2. Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh chủ tọa các phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân tỉnh. Các Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh giúp Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh trong việc điều hành phiên họp theo sự phân công của Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh.
Tại kỳ họp thứ nhất của mỗi khóa Hội đồng nhân dân, Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khóa trước chủ tọa các phiên họp toàn thể của Hội đồng nhân dân tỉnh cho đến khi Hội đồng nhân dân tỉnh bầu ra Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh khóa mới.
Điều 11. Thảo luận tại phiên họp toàn thể
Thảo luận tại phiên họp toàn thể được thực hiện theo Điều 13 Quy định cụ thể một số nội dung về hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 04 tháng, 7năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX.
Điều 12. Chất vấn tại phiên họp toàn thể
Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền chất vấn Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Ủy viên Ủy ban nhân dân, Chánh án Tòa án nhân dân, Viện trưởng Viện kiểm sát nhân dân tỉnh.
1. Phiên họp chất vấn được tiến hành theo quy định tại Điều 60 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân năm 2015; Điều 36 Quy định cụ thể một số nội dung về hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX.
2. Mỗi lần chất vấn, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nêu chất vấn không quá 2 phút. Người bị chất vấn trả lời chất vấn của một đại biểu không quá 05 phút. Trường hợp cần thiết, Chủ tọa quyết định việc kéo dài thời gian trả lời chất vấn hoặc yêu cầu người có trách nhiệm liên quan trả lời, làm rõ nội dung chất vấn.
Chủ tọa có quyền nhắc trong trường hợp đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nêu chất vấn không đúng nội dung phiên chất vấn hoặc quá thời gian quy định, người bị chất vấn trả lời không đúng trọng tâm chất vấn của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc quá thời gian quy định.
Điều 13. Biểu quyết tại phiên họp toàn thể
Biểu quyết tại phiên họp toàn thể được thực hiện theo Điều 91 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015, Điều 14 Quy định cụ thể một số nội dung về hoạt động của Hội đồng nhân dân tỉnh ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2016/NQ-HĐND ngày 04 tháng 7 năm 2016 của Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Phước khóa IX.
Điều 14. Biên bản kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh
Kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh và các phiên họp tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh phải được ghi biên bản.
Thư ký phục vụ kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh giúp Hội đồng nhân dân tỉnh ghi biên bản kỳ họp. Biên bản kỳ họp gồm bản ghi tổng hợp nội dung và quá trình diễn biến của kỳ họp, biên bản các phiên họp Hội đồng nhân dân tỉnh và biên bản các cuộc thảo luận tại Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Biên bản các phiên họp của Hội đồng nhân dân tỉnh ghi đầy đủ những ý kiến phát biểu, kết luận, kết quả biểu quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh tại phiên họp và những ý kiến bằng văn bản của đại biểu.
Thư ký Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh ghi biên bản thảo luận Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh. Nội dung biên bản phản ánh đầy đủ những ý kiến phát biểu của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và những ý kiến bằng văn bản của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được chuyển đến Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Biên bản kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh do Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh hoặc Chủ tọa kỳ họp ký tên. Biên bản cuộc họp Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh do Tổ trưởng và thư ký của Tổ ký tên.
Điều 15. Bảo đảm trật tự tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh
Các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và khách mời tham dự kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh có trách nhiệm giữ trật tự, tuân thủ các quy định về trình tự, thủ tục tiến hành các phiên họp tại kỳ họp của Hội đồng nhân dân tỉnh; sử dụng ngôn ngữ, cử chỉ lịch sự, không tự do đi lại, không sử dụng điện thoại di động trong phòng họp; tôn trọng các đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh, các cá nhân khác, các cơ quan, tổ chức tại phiên họp.
Điều 16. Lưu trữ tài liệu kỳ họp
Nghị quyết, văn bản, các tài liệu khác của mỗi kỳ họp Hội đồng nhân dân tỉnh được lưu trữ theo quy định của pháp luật về lưu trữ.
QUYẾT ĐỊNH CƠ CẤU TỔ CHỨC VÀ NHÂN SỰ
1. Hội đồng nhân dân tỉnh bầu Ban kiểm phiếu để giúp Hội đồng nhân dân tỉnh thực hiện việc bầu, miễn nhiệm, bãi nhiệm, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm; Ban kiểm phiếu có từ 3 đến 7 thành viên gồm Trưởng ban và các Ủy viên là đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh nhiệm kỳ 2016 - 2021 bằng hình thức biểu quyết công khai theo giới thiệu của Chủ tọa kỳ họp.
Thành viên của Ban kiểm phiếu không đồng thời là người có tên trong danh sách để Hội đồng nhân dân tỉnh bầu các chức danh thuộc thẩm quyền. Trường hợp thành viên của Ban kiểm phiếu ứng cử hoặc được giới thiệu ứng cử để bầu giữ một trong các chức vụ Chủ tịch, Phó Chủ tịch, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh; Chủ tịch, Phó Chủ tịch và các Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh; Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh hoặc là người mà Hội đồng nhân dân tỉnh đưa ra lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm thì Chủ tọa kỳ họp đề nghị thành viên đó rút khỏi Ban kiểm phiếu. Chủ tọa kỳ họp đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc bầu bổ sung thành viên của Ban kiểm phiếu.
2. Ban kiểm phiếu có nhiệm vụ phổ biến, hướng dẫn thủ tục, trình tự bỏ phiếu, kiểm phiếu, công bố kết quả bầu cử và kết quả việc lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm. Trưởng ban kiểm phiếu thay mặt Ban kiểm phiếu báo cáo Hội đồng nhân dân tỉnh kết quả bỏ phiếu tại kỳ họp. Ban kiểm phiếu xác định kết quả bầu cử theo nguyên tắc sau:
a) Người được quá nửa số phiếu bầu hợp lệ so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và được nhiều phiếu hơn thì trúng cử.
b) Trong trường hợp cùng một chức vụ mà nhiều người được số phiếu ngang nhau và đạt quá nửa số phiếu so với tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thì Hội đồng nhân dân tỉnh bầu lại chức vụ này trong số những người được số phiếu ngang nhau. Trong số những người được bầu lại, người được số phiếu nhiều hơn là người trúng cử; nếu bầu lại mà nhiều người vẫn được số phiếu ngang nhau thì người nhiều tuổi hơn là người trúng cử.
c) Việc miễn nhiệm phải được quá nửa tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh biểu quyết tán thành;
d) Việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh biểu quyết tán thành.
Ban kiểm phiếu hết nhiệm vụ sau khi việc bầu, lấy phiếu tín nhiệm, bỏ phiếu tín nhiệm, miễn nhiệm, bãi nhiệm đã hoàn thành.
Trường hợp một kỳ họp tiến hành nhiều lần bỏ phiếu kín, Hội đồng nhân dân tỉnh có thể quyết định việc Ban kiểm phiếu đã được thành lập trong lần bỏ phiếu trước tiếp tục làm việc trong các lần bỏ phiếu tiếp theo.
Điều 18. Hồ sơ trình Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định về nhân sự
1. Tại kỳ họp thứ nhất, hồ sơ trình Hội đồng nhân dân tỉnh về người được giới thiệu vào các chức danh để Hội đồng nhân dân tỉnh bầu được quy định tại Điều Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Hướng dẫn số 1138/HD-UBTVQH13 ngày 03/6/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc hướng dẫn một số nội dung tổ chức kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
2. Trong nhiệm kỳ, hồ sơ trình Hội đồng nhân dân tỉnh về người được giới thiệu vào các chức danh để Hội đồng nhân dân tỉnh bầu bổ sung bao gồm:
a) Tờ trình của cơ quan, người có thẩm quyền trình;
b) Hồ sơ về người được giới thiệu vào các chức danh để Hội đồng nhân dân tỉnh bầu;
3. Hồ sơ trình Hội đồng nhân dân tỉnh miễn nhiệm, bãi nhiệm; cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh gồm tờ trình của cơ quan, cá nhân có thẩm quyền trình.
Tại kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân tỉnh bầu các chức danh theo trình tự quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015 và Hướng dẫn số 1138/HD-UBTVQH13 ngày 03/6/2016 của Ủy ban thường vụ Quốc hội về việc hướng dẫn một số nội dung tổ chức kỳ họp thứ nhất, Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.
Trong nhiệm kỳ, trường hợp cần thiết Hội đồng nhân dân tỉnh có thể bầu bổ sung các chức danh của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân theo quy định tại Điều 83 Luật Tổ chức chính quyền địa phương năm 2015.
Điều 20. Miễn nhiệm, bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu
1. Hội đồng nhân dân tỉnh miễn nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu trong các trường hợp: từ chức; được cơ quan có thẩm quyền bố trí công việc khác mà không thuộc diện điều động theo quy định tại khoản 1 Điều 124 Luật Tổ chức chính quyền địa phương; được cơ quan có thẩm quyền quyết định nghỉ chế độ hưu trí, thôi việc; không được tín nhiệm theo quy định tại khoản 3 Điều 89 Luật Tổ chức chính quyền địa phương.
2. Hội đồng nhân dân tỉnh bãi nhiệm người giữ chức vụ do Hội đồng nhân dân tỉnh bầu trong các trường hợp: bị kết tội bằng bản án, quyết định đã có hiệu lực pháp luật của Tòa án; có hành vi vi phạm pháp luật hoặc không thực hiện đúng chức trách, nhiệm vụ được giao mà chưa đến mức kỷ luật cách chức nhưng cần phải bãi nhiệm.
1. Hội đồng nhân dân tỉnh miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh theo trình tự sau:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh lập tờ trình đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh tại kỳ họp (kèm theo dự thảo nghị quyết);
b) Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét tờ trình đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh;
c) Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó trưởng ban, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh bằng hình thức biểu quyết, công khai hoặc bỏ phiếu kín do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trường hợp thực hiện việc miễn nhiệm, bãi nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín thì thành lập Ban kiểm phiếu. Thành phần Ban kiểm phiếu và việc bầu Ban kiểm phiếu thực hiện tương tự như bầu các chức danh này;
d) Hội đồng nhân dân tỉnh biểu quyết và thông qua nghị quyết về miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Phó Chủ tịch Hội đồng nhân dân, Trưởng ban, Phó Trưởng ban, Chánh Văn phòng Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Hội đồng nhân dân tỉnh miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh theo trình tự sau:
a) Chủ tịch Hội đồng nhân dân tỉnh lập tờ trình đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân; Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh lập tờ trình đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Phó Chủ tịch và Ủy viên Ủy ban nhân dân tại kỳ họp (kèm theo dự thảo nghị quyết);
b) Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét tờ trình đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh;
c) Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trường hợp thực hiện việc miễn nhiệm, bãi nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín thì thành lập Ban kiểm phiếu. Thành phần Ban kiểm phiếu và việc bầu Ban kiểm phiếu thực hiện tương tự như bầu các chức danh này;
d) Hội đồng nhân dân tỉnh biểu quyết và thông qua nghị quyết về miễn nhiệm, bãi nhiệm Chủ tịch Ủy ban nhân dân, Phó Chủ tịch Ủy ban nhân dân và Ủy viên Ủy ban nhân dân tỉnh.
3. Hội đồng nhân dân tỉnh miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh theo trình tự sau: theo quy định tại Điều 90 Luật Tổ chức Tòa án nhân dân năm 2014: Hội thẩm nhân dân có thể được miễn nhiệm vì lý do sức khỏe hoặc lý do chính đáng khác. Hội thẩm bị bãi nhiệm khi có vi phạm về phẩm chất đạo đức hoặc có hành vi vi phạm pháp luật không còn xứng đáng làm Hội thẩm nhân dân. Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh được thực hiện theo quy định tại khoản 1, Điều 86 của Luật như sau:
a) Chánh án Tòa án nhân dân tỉnh sau khi thống nhất với Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân;
b) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh lập tờ trình đề nghị Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét, quyết định việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân tại kỳ họp (kèm theo dự thảo nghị quyết);
c) Hội đồng nhân dân tỉnh xem xét tờ trình đề nghị miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân;
d) Việc miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân bằng hình thức biểu quyết công khai hoặc bỏ phiếu kín do Hội đồng nhân dân tỉnh quyết định. Trường hợp thực hiện việc miễn nhiệm, bãi nhiệm bằng hình thức bỏ phiếu kín thì thành lập Ban kiểm phiếu. Thành phần Ban kiểm phiếu và việc bầu Ban kiểm phiếu thực hiện tương tự như bầu chức danh này;
đ) Hội đồng nhân dân tỉnh biểu quyết và thông qua nghị quyết về miễn nhiệm, bãi nhiệm Hội thẩm nhân dân của Tòa án nhân dân tỉnh.
Điều 22. Cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Việc cho thôi làm nhiệm vụ của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh được tiến hành theo trình tự sau:
a) Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh gửi đơn xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu đến Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh;
b) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh bằng hình thức bỏ phiếu kín;
c) Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Trước khi biểu quyết thông qua nghị quyết, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh xin thôi làm nhiệm vụ đại biểu có thể phát biểu ý kiến.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông báo cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, cử tri ở đơn vị bầu cử nơi đại biểu được bầu và đại biểu đó biết nghị quyết của Hội đồng nhân dân tỉnh về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu của đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
3. Đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh thôi làm nhiệm vụ đại biểu kể từ ngày Hội đồng nhân dân tỉnh thông qua nghị quyết về việc cho thôi làm nhiệm vụ đại biểu.
Điều 23. Bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh
1. Hội đồng nhân dân tỉnh bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh theo trình tự sau:
a) Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh trình Hội đồng nhân dân tỉnh về việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Hội đồng nhân dân tỉnh bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh bằng hình thức bỏ phiếu kín;
b) Hội đồng nhân dân tỉnh thảo luận, biểu quyết thông qua nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
Trước khi biểu quyết thông qua nghị quyết, đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh bị đề nghị bãi nhiệm có thể phát biểu ý kiến.
Nghị quyết về việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh phải được ít nhất hai phần ba tổng số đại biểu Hội đồng nhân dân biểu quyết tán thành.
2. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh thông báo cho Ủy ban Mặt trận Tổ quốc Việt Nam tỉnh, cử tri ở đơn vị bầu cử nơi đại biểu được bầu và người bị bãi nhiệm biết nghị quyết của Hội đồng nhân dân về việc bãi nhiệm đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh.
XEM XÉT, THÔNG QUA DỰ THẢO NGHỊ QUYẾT, BÁO CÁO, ĐỀ ÁN TRÌNH KỲ HỌP
2. Theo sự phân công của Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh thẩm tra các dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án quy định tại Điều 111 Luật Tổ chức chính quyền địa phương; Điều 59 Luật Hoạt động giám sát của Quốc hội và Hội đồng nhân dân; Điều 124 Luật Ban hành văn bản quy phạm pháp luật năm 2015, trừ báo cáo của Thường trực Hội đồng nhân dân, các Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh.
2. Ban của Hội đồng nhân dân tỉnh có quyền từ chối thẩm tra dự thảo nghị quyết, báo cáo, đề án nếu cơ quan trình không gửi hồ sơ đầy đủ, đúng trình tự thủ tục theo luật định, thời gian quy định và báo cáo lý do với Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh.