HỘI ĐỒNG
NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH ĐỊNH
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
03/2020/NQ-HĐND
|
Bình Định,
ngày 17 tháng 7 năm 2020
|
NGHỊ QUYẾT
VỀ CHỦ TRƯƠNG VAY VỐN CỦA NGÂN HÀNG PHÁT TRIỂN
CHÂU Á (ADB) ĐỂ THỰC HIỆN DỰ ÁN: XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI
KHÍ HẬU CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ (CRIEM) – DỰ ÁN THÀNH PHẦN TỈNH BÌNH ĐỊNH
HỘI ĐỒNG NHÂN DÂN TỈNH BÌNH ĐỊNH
KHÓA XII KỲ HỌP THỨ 12
Căn cứ Luật tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ban hành văn bản
quy phạm pháp luật ngày 22 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật ngân sách nhà nước
ngày 25 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật đầu tư công ngày 13
tháng 6 năm 2019;
Căn cứ Nghị định số
40/2020/NĐ-CP ngày 06 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành
một số điều của Luật Đầu tư công;
Căn cứ Nghị định số
56/2020/NĐ-CP ngày 25 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ về quản lý và sử dụng vốn
hỗ trợ phát triển chính thức (ODA) và vốn vay ưu đãi của các nhà tài trợ nước
ngoài;
Căn cứ Nghị định số
97/2018/NĐ-CP ngày 30 tháng 6 năm 2018 của Chính phủ về cho vay lại vốn vay
ODA, vay ưu đãi nước ngoài của Chính phủ;
Xét Tờ trình số 44/TTr-UBND
ngày 09 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc thông qua chủ trương
vay vốn của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB) để thực hiện Dự án: Xây dựng cơ sở
hạ tầng thích ứng với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM) –
dự án thành phần tỉnh Bình Định; Báo cáo thẩm tra số 14/BCTT-KTNS ngày 13 tháng
7 năm 2020 của Ban Kinh tế - Ngân sách Hội đồng nhân dân tỉnh; ý kiến thảo luận
của đại biểu Hội đồng nhân dân tại kỳ họp.
QUYẾT NGHỊ:
Điều 1. Nhất trí thông qua chủ trương vay vốn của Ngân
hàng Phát triển Châu Á (ADB) để thực hiện Dự án Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng
với biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM) - dự án thành phần tỉnh
Bình Định theo Quyết định số 903/QĐ-TTg ngày 29 tháng 6 năm 2020 của Thủ tướng Chính
phủ (thông tin chủ yếu của dự án như phụ lục đính kèm).
Điều 2. Ủy ban nhân dân tỉnh có
trách nhiệm tổ chức triển khai thực hiện Nghị quyết.
Điều 3. Thường trực Hội đồng nhân dân tỉnh, các Ban của
Hội đồng nhân dân tỉnh, Tổ đại biểu Hội đồng nhân dân tỉnh và đại biểu Hội đồng
nhân dân tỉnh kiểm tra, giám sát việc thực hiện Nghị quyết.
Nghị quyết này đã được Hội đồng
nhân dân tỉnh Bình Định Khóa XII Kỳ họp thứ 12 thông qua ngày 17 tháng 7 năm
2020 và có hiệu lực từ ngày 01 tháng 8 năm 2020./.
Nơi nhận:
- UBTVQH; Chính phủ
(b/cáo);
- VPQH, VPCP, Bộ Tài chính, Bộ KH&ĐT;
- Bộ Tư pháp (Cục Kiểm tra VBQPPL);
- TT Tỉnh ủy (b/cáo), TT HĐND tỉnh;
- UBND tỉnh, Đoàn ĐBQH tỉnh, Đại biểu HĐND tỉnh;
- UBMTTQVN tỉnh và các đoàn thể chính trị;
- Sở Tư pháp, các Sở, ban, ngành liên quan;
- VP: Tỉnh ủy, ĐĐBQH, HĐND, UBND tỉnh;
- TT Tin học - Công báo tỉnh;
- Lưu VT, hồ sơ kỳ họp.
|
CHỦ TỊCH
Nguyễn Thanh Tùng
|
PHỤ LỤC
NỘI DUNG DỰ ÁN: XÂY DỰNG CƠ SỞ HẠ TẦNG
THÍCH ỨNG VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU CHO ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ (CRIEM) – DỰ ÁN
THÀNH PHẦN TỈNH BÌNH ĐỊNH
(Ban hành kèm theo Nghị quyết số 03/2020/NQ-HĐND ngày 17 tháng 7 năm 2020 của
Hội đồng nhân dân tỉnh Bình Định)
1. Thông tin chung về dự
án
a) Tên dự án: Xây dựng cơ sở hạ tầng thích ứng với
biến đổi khí hậu cho đồng bào dân tộc thiểu số (CRIEM) - dự án thành phần tỉnh
Bình Định.
b) Dự án nhóm: B.
c) Cấp quyết định chủ trương đầu tư: Thủ tướng
Chính phủ.
d) Cấp quyết định đầu tư dự án: Ủy ban nhân dân
tỉnh Bình Định.
e) Cơ quan chủ quản: Ủy ban nhân dân tỉnh Bình Định.
g) Chủ đầu tư: Ban Quản lý dự án Nông nghiệp và
Phát triển nông thôn tỉnh Bình Định.
h) Nhà tài trợ: Ngân hàng Phát triển Châu Á
(ADB).
i) Địa điểm xây dựng: Các huyện: An Lão, Vân
Canh, Vĩnh Thạnh và thị xã Hoài Nhơn, tỉnh Bình Định.
k) Thời gian thực hiện dự án: Năm 2021-2024.
2. Mục tiêu của dự án
a) Mục tiêu tổng quát: Nhằm nâng cao cơ hội phát
triển sinh kế, giảm nghèo và bất bình đẳng cho đồng bào dân tộc thiểu số thông
qua phát triển đầu tư cơ sở hạ tầng tổng hợp thích ứng với biến đổi khí hậu.
b) Mục tiêu cụ thể của dự án:
- Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao thông;
- Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ sản xuất nhằm
hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số;
- Nâng cấp công nghệ và hệ thống phân tích rủi
ro thiên tai hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng tổng hợp thích ứng với biến đổi
khí hậu.
3. Quy mô và nội dung đầu tư
Dự án bao gồm 3 hợp phần
a) Hợp phần 1: Nâng cấp cơ sở hạ tầng giao
thông
Hợp phần 1 bao gồm 03 tiểu dự án:
- Tiểu dự án 01: Nâng cấp, sửa chữa tuyến đường
giao thông liên huyện Vĩnh Thạnh, kết nối Quốc lộ 19 và huyện KBang tỉnh Gia
Lai. Gồm 2 tuyến, tổng chiều dài 41,0 km:
+ Tuyến 01: Đường giao thông từ hồ Định
Bình đến trung tâm xã Vĩnh Sơn. Chiều dài toàn tuyến 39,0 km.
+ Tuyến 02: Đường ĐT.637 đoạn từ xã Vĩnh
Quang – thị trấn Vĩnh Thạnh, huyện Vĩnh Thạnh. Chiều dài toàn tuyến 2,41 km.
- Tiểu dự án 02: Sửa chữa, nâng cấp tuyến đường
giao thông liên xã từ thôn Hiệp Hưng, xã Canh Hiệp đến làng Canh Tiến, xã Canh
Liên, huyện Vân Canh. Chiều dài toàn tuyến 12,0 km.
- Tiểu dự án 03: Sửa chữa, nâng cấp đường liên
xã An Hưng, huyện An Lão đi phường Tam Quan, thị xã Hoài Nhơn. Chiều dài toàn
tuyến 23,5 km.
Tổng chiều dài các tuyến đường giao thông liên
xã, liên huyện là 76,9 km phục vụ cho khoảng 18.850 hộ dân.
b) Hợp phần 2: Cải thiện cơ sở hạ tầng phục vụ
sản xuất nhằm hỗ trợ phát triển kinh tế cho đồng bào dân tộc thiểu số
Hợp phần 2 bao gồm 02 tiểu dự án:
- Tiểu dự án 01: Xây dựng hệ thống cấp nước sinh
hoạt cho thôn 5, thôn 6 xã An Trung, huyện An Lão.
- Tiểu dự án 02: Sửa chữa, nâng cấp khu nhà máy
xử lý và mở rộng mạng lưới đường ống của hệ thống cấp nước sinh hoạt Sông Vố để
cấp nước cho thị trấn An Lão, xã An Hưng, An Tân và An Hòa, huyện An Lão.
c) Hợp phần 3: Nâng cấp công nghệ và hệ thống
phân tích rủi ro thiên tai hỗ trợ phát triển cơ sở hạ tầng bền vững thích ứng
biến đổi khí hậu
Xây dựng 02 trạm an toàn hồ đập, 06 trạm quan trắc
dòng chảy và cảnh báo báo lũ sớm; Cập nhật mô hình dự báo ngập lụt hạ du lưu vực
sông Kôn – Hà Thanh theo thời gian thực; Mô hình dự báo mưa lớn; Cơ sở dữ liệu
trung tâm (Central Data Hub-CDH).
4. Tổng mức đầu tư dự kiến:
914,850 tỷ đồng (tương đương 39,532 triệu USD). Trong đó:
- Vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB):
671,118 tỷ đồng (tương đương 29 triệu USD).
- Vốn viện trợ không hoàn lại: 23,142 tỷ đồng
(tương đương 01 triệu USD).
- Vốn đối ứng (chưa bao gồm phần trả lãi vay,
phí..): 220,590 tỷ đồng (tương đương 9,532 triệu USD).
(tỷ giá: 1 USD
= 23.142 VND)
5. Cơ chế tài chính thực hiện
dự án
- Vốn vay của Ngân hàng Phát triển Châu Á (ADB):
671,118 tỷ đồng (tương đương 29 triệu USD), trong đó:
+ Vốn vay ADB do ngân sách Trung ương cấp
phát (50%): 335,559 tỷ đồng (tương đương 14,5 triệu USD).
+ Vốn vay ADB ngân sách tỉnh vay lại từ
ngân sách Trung ương (50%): 335,559 tỷ đồng (tương đương 14,5 triệu USD).
- Vốn viện trợ không hoàn lại: 23,142 tỷ đồng
(tương đương 01 triệu USD).
- Vốn đối ứng (chưa bao gồm phần trả lãi vay,
phí..): 220,590 tỷ đồng (tương đương 9,532 triệu USD).
(tỷ giá: 1 USD
= 23.142 VND)
6. Thông tin về khoản vay
a) Thời gian vay: 25 năm.
b) Thời gian ân hạn (không thực hiện trả nợ gốc):
06 năm.
c) Các đợt trả nợ: 02 lần/năm.
d) Lãi suất vay (tính trên dư nợ vay, trả cho
ADB): 1,8%/năm.
e) Các loại phí:
- Phí cam kết khoản vay (tính trên số tiền chưa
giải ngân, trả cho ADB): 0,15%/năm.
- Phí quản lý cho vay lại (tính trên dư nợ vay,
trả cho Bộ Tài chính): 0,25%/năm./.