Kế hoạch 1589/KH-UBND năm 2020 về triển khai thực hiện kế hoạch 182-KH/TU về thực hiện Kết luận 56-KL/TW tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Bình Thuận ban hành

Số hiệu 1589/KH-UBND
Ngày ban hành 28/04/2020
Ngày có hiệu lực 28/04/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bình Thuận
Người ký Nguyễn Ngọc Hai
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BÌNH THUẬN
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------

Số: 1589/KH-UBND

Bình Thuận, ngày 28 tháng 4 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 182-KH/TU NGÀY 19 THÁNG 3 NĂM 2020 CỦA TỈNH ỦY BÌNH THUẬN VỀ VIỆC THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 56-KL/TW NGÀY 23 THÁNG 8 NĂM 2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ (KHÓA XII) VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 (KHÓA XI) VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Triển khai thực hiện Kế hoạch số 182-KH/TU ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Tỉnh ủy Bình Thuận về việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện với những nội dung như sau:

Các cấp, các ngành, địa phương, các tổ chức doanh nghiệp và nhân dân phải quán triệt sâu sắc và triển khai thực hiện nghiêm túc các mục tiêu, nhiệm vụ và giải pháp nêu trong Kết luận số 56-KL/TW ngày 23 tháng 8 năm 2019 của Bộ Chính trị (khóa XII) và Kế hoạch số 182-KH/TU ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Tỉnh ủy Bình Thuận; đồng thời, tập trung vào một số nhiệm vụ và giải pháp trọng tâm sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao nhận thức, trách nhiệm của các cấp ủy, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc Việt Nam và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; đồng thời, tổ chức quán triệt, triển khai có hiệu quả Kết luận số 56-KL/TW trong các cơ quan, đơn vị, địa phương.

2. Xác định nhiệm vụ ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường là nhiệm vụ quan trọng, thường xuyên của các cấp ủy, chính quyền, người đứng đầu các cơ quan, đơn vị, địa phương, của cán bộ, đảng viên và nhân dân.

3. Việc ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường vừa đáp ứng yêu cầu trước mắt, vừa bảo đảm lợi ích lâu dài, toàn diện, vừa có trọng tâm, trọng điểm; có bước đi phù hợp trong từng giai đoạn phát triển.

4. Trong quá trình tổ chức triển khai, thực hiện Kết luận số 56-KL/TW phải làm tốt công tác hướng dẫn, kiểm tra, giám sát, đôn đốc và định kỳ sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện, tiếp tục đề ra giải pháp sát hợp trong giai đoạn tiếp theo.

1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

- Tăng cường công tác tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức và hành động của hệ thống chính trị các cấp trong tỉnh và các tầng lớp nhân dân trước tác động của biến đổi khí hậu, thiên tai, suy thoái tài nguyên, ô nhiễm môi trường đang trở thành nguy cơ đe dọa nghiêm trọng sức khỏe, đời sống nhân dân và sự phát triển kinh tế - xã hội của địa phương.

- Xác định công tác phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các quyết định phát triển; thực hiện sàng lọc, lựa chọn đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về môi trường; bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

- Triển khai thực hiện nghiêm túc, có hiệu quả hệ thống pháp luật, cơ chế, chính sách về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, như: Luật Đất đai năm 2013, Luật Khoáng sản năm 2010, Luật Phòng, chống thiên tai năm 2013, Luật Đê điều năm 2006, Luật Bảo vệ môi trường năm 2014, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả năm 2010, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo năm 2015, Kết luận số 36-KL/TW ngày 06 tháng 9 năm 2018 của Bộ Chính trị về đẩy mạnh thực hiện Nghị quyết Trung ương 6 (khóa XI) về tiếp tục đổi mới chính sách pháp luật đất đai trong thời kỳ đẩy mạnh toàn diện công cuộc đổi mới, tạo nền tảng để đến năm 2020 nước ta cơ bản trở thành nước công nghiệp theo hướng hiện đại và các văn bản có liên quan đến công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Nâng cao năng lực quản lý, điều hành của các cấp chính quyền từ tỉnh đến cơ sở trong công tác quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường và phòng, chống thiên tai.

- Điều chỉnh, bổ sung quy hoạch, kế hoạch phát triển của các ngành, các địa phương phù hợp với yêu cầu ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai, bảo vệ môi trường trong từng giai đoạn cụ thể. Hạn chế tối đa các ngành, lĩnh vực sản xuất, kinh doanh, các dự án phát triển kinh tế không hiệu quả, sử dụng lãng phí tài nguyên thiên nhiên, xả thải nhiều chất ô nhiễm, phát thải khí nhà kính, hủy hoại cảnh quan, sinh thái, gây ô nhiễm môi trường, gia tăng rủi ro thiên tai, nhất là vùng đầu nguồn nước, khu dân cư, vùng ven sông, vùng ven biển, hải đảo.

- Tăng cường, nâng cao hiệu quả hợp tác quốc tế, tranh thủ các nguồn lực hỗ trợ của cộng đồng quốc tế trong việc ứng phó với biến đổi khí hậu.

- Tăng cường công tác thanh tra, giám sát việc lãnh đạo, chỉ đạo tổ chức thực hiện các chủ trương, nghị quyết của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài nguyên, môi trường; kết hợp xử lý hành chính, hình sự với áp dụng công cụ kinh tế, thị trường để bảo đảm thực thi hiệu quả các chính sách, pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, phòng, chống thiên tai và quản lý tài nguyên, bảo vệ môi trường.

- Rà soát, đề xuất điều chỉnh các quy định xử lý vi phạm theo hướng nâng cao hơn mức xử phạt, bảo đảm đủ sức răn đe, giáo dục, phòng ngừa chung. Quy định rõ cơ chế bồi thường, ký quỹ, đặt cọc, bảo hiểm trách nhiệm bồi thường thiệt hại về môi trường, bảo hiểm rủi ro thiên tai, quy định mức trách nhiệm tối thiểu đối với từng đối tượng cụ thể.

- Tiếp tục lãnh đạo, chỉ đạo đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng, trước hết là hoàn thiện các tuyến đường giao thông; bảo đảm an toàn các công trình thủy lợi, các công trình, dự án năng lượng điện gió trên địa bàn tỉnh. Triển khai các giải pháp chống ngập lụt, lũ quét, sạt lở đất, đặc biệt là những nơi xung yếu, thường xuyên bị ảnh hưởng bởi thiên tai.

- Tăng cường công tác quản lý tài nguyên nước; phòng, chống ô nhiễm nguồn nước, ngăn chặn và xử lý tình trạng khai thác tài nguyên nước làm suy thoái, cạn kiệt nguồn nước. Tổ chức điều tra, đánh giá tài nguyên khoáng sản để xác định các khu vực dự trữ và có kế hoạch sử dụng hiệu quả, tiết kiệm, bền vững. Chấn chỉnh hoạt động khai thác trái phép các loại khoáng sản thông thường làm vật liệu xây dựng trên địa bàn tỉnh. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra hoạt động khoáng sản và xử lý việc khai thác, vận chuyển khoáng sản trái phép theo đúng quy định của pháp luật. Việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải gắn với việc ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phải bảo đảm các tiêu chí về bảo vệ tài nguyên đất đai để bố trí, sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Làm tốt công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bố trí quỹ đất cho các công trình xử lý rác thải, nước thải, hạ tầng kỹ thuật về môi trường. Hạn chế tối đa việc chôn lấp rác thải. Triển khai các biện pháp bảo vệ, tái sinh, phục hồi nguồn lợi thủy sản vùng ven bờ, hải đảo bảo đảm hiệu quả, thiết thực.

- Làm tốt công tác quản lý, bảo vệ rừng; chống lấn chiếm đất lâm nghiệp; kịp thời phát hiện, ngăn chặn và xử lý có hiệu quả tình trạng khai thác, buôn bán, vận chuyển lâm sản, động vật hoang dã trái phép, thực hiện tốt công tác tuyên truyền và ký cam kết bảo vệ rừng.

- Đẩy mạnh công tác quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường. Xem xét, cân nhắc, đánh giá các tiêu chí, sự tác động môi trường đối với các dự án khi cấp phép đầu tư trên địa bàn tỉnh. Tăng cường các biện pháp phòng ngừa, kiểm soát đối với các dự án đầu tư, các cơ sở sản xuất có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, nhất là tại Trung tâm Điện lực Vĩnh Tân. Thực hiện phân loại chất thải, thu gom và xử lý rác thải sinh hoạt; tập trung xử lý chất thải độc hại, chất thải y tế; có chính sách phù hợp khuyến khích các doanh nghiệp đầu tư xử lý rác thải. Tiếp tục đầu tư hoàn thiện và đưa vào hoạt động các hệ thống thu gom, xử lý chất thải rắn tại các địa phương trong tỉnh; kiểm soát chặt chẽ việc kinh doanh, sử dụng thuốc bảo vệ thực vật, thực hiện tốt việc thu gom, xử lý các vỏ bao, chai thuốc bảo vệ thực vật đã qua sử dụng, không để thải ra môi trường ô nhiễm đất đai và nguồn nước. Xử lý triệt để tình trạng phát sinh các bãi thải tự phát trong các khu dân cư, dọc theo các tuyến đường; tăng cường quản lý, không để người dân sinh sống tại khu vực lân cận các khu xử lý rác tập trung, gây ra tình trạng bức xúc, khiếu kiện do ô nhiễm môi trường từ các bãi thải rác. Làm ảnh hưởng đến tình hình an ninh, trật tự tại địa phương. Định kỳ tiến hành kiểm tra việc chấp hành pháp luật về bảo vệ môi trường tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh, du lịch.

- Thực hiện tốt công tác phòng, chống rác thải nhựa trên địa bàn tỉnh; tuyên truyền, vận động, kêu gọi cộng đồng nâng cao nhận thức về tác hại của rác thải nhựa, thay đổi hành vi, thói quen sử dụng sản phẩm nhựa một lần, túi nilon khó phân hủy, góp phần bảo vệ môi trường, giảm thiểu tình trạng ô nhiễm môi trường. Chú trọng bảo vệ môi trường nông thôn, các làng nghề, khu vực chăn nuôi tập trung. Khuyến khích, động viên nhân dân nâng cao ý thức tự giác thu gom, xử lý rác thải sinh hoạt, giữ gìn vệ sinh môi trường, chuồng trại chăn nuôi, xây dựng cảnh quan môi trường xanh, sạch đẹp, văn minh.

- Thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước thống nhất về biển đảo trên địa bàn tỉnh; triển khai hiệu quả các nhiệm vụ giải pháp trong Chương trình hành động số 60-CTr/TU ngày 18/01/2019 của của Ban Chấp hành Đảng bộ tỉnh (khóa XIII) thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW của Hội nghị lần thứ tám Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về Chiến lược phát triển bền vững kinh tế biển Việt Nam đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 và Nghị quyết số 26/NQ-CP ngày 05/3/2020 của Chính phủ Ban hành Kế hoạch tổng thể và kế hoạch 5 năm của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 36-NQ/TW.

1. Sở Tài nguyên và Môi trường chủ trì, phối hợp với các sở, ngành và địa phương

- Rà soát, bổ sung, điều chỉnh, ban hành các cơ chế, chính sách theo tinh thần Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI), Kết luận số 56-KL/TW, Kế hoạch số 182-KH/TU ngày 19 tháng 3 năm 2020 của Tỉnh ủy Bình Thuận và Kế hoạch này để tổ chức triển khai thực hiện; đồng thời, theo dõi, tổng hợp, báo cáo Ủy ban nhân dân tỉnh kết quả thực hiện theo quy định.

- Tăng cường công tác phòng ngừa, kiểm soát chặt các dự án đầu tư có nguy cơ cao gây ô nhiễm môi trường, nâng cao chất lượng thẩm định báo cáo đánh giá tác động môi trường để ngăn ngừa các dự án có phát sinh chất thải khó xử lý. Tập trung xử lý ô nhiễm nước thải, môi trường không khí và chất thải nguy hại nhằm cải thiện chất lượng môi trường sống.

- Chịu trách nhiệm trong thực hiện chức năng quản lý nhà nước về khoáng sản trong phạm vi toàn tỉnh, chủ trì phối hợp với các sở, ngành, địa phương liên quan thực hiện các nội dung tại Quyết định số 03/2019/QĐ-UBND ngày 17 tháng 01 năm 2019 của Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Quản lý nhà nước về khoáng sản trên địa bàn tỉnh Bình Thuận.

- Quản lý việc lập quy hoạch, kế hoạch sử dụng đất phải gắn với việc ứng phó biến đổi khí hậu, bảo vệ môi trường, phải bảo đảm các tiêu chí về bảo vệ tài nguyên đất đai để bố trí, sử dụng hợp lý, có hiệu quả. Làm tốt công tác kiểm kê đất đai, lập bản đồ hiện trạng sử dụng đất; bố trí quỹ đất cho các công trình xử lý rác thải, nước thải, hạ tầng kỹ thuật về môi trường.

[...]