Kế hoạch 1301/KH-UBND năm 2020 thực hiện Kế hoạch 137-KH/TU về thực hiện Kết luận 56-KL/TW về tiếp tục thực hiện Nghị quyết về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường do tỉnh Quảng Bình ban hành

Số hiệu 1301/KH-UBND
Ngày ban hành 28/07/2020
Ngày có hiệu lực 28/07/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Bình
Người ký Trần Phong
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG BÌNH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 1301/KH-UBND

Quảng Bình, ngày 28 tháng 7 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH SỐ 137-KH/TU NGÀY 09/3/2020 CỦA BAN THƯỜNG VỤ TỈNH ỦY THỰC HIỆN KẾT LUẬN SỐ 56-KL/TW NGÀY 23/8/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ TIẾP TỤC THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT TRUNG ƯƠNG 7 (KHÓA XI) VỀ CHỦ ĐỘNG ỨNG PHÓ VỚI BIẾN ĐỔI KHÍ HẬU, TĂNG CƯỜNG QUẢN LÝ TÀI NGUYÊN VÀ BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG

Ngày 09/3/2020, Ban Thường vụ Tỉnh ủy đã ban hành Kế hoạch số 137-KH/TU về việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường. Để tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 137-KH/TU của Ban Thường vụ Tỉnh ủy, Kết luận số 56-KL/TW của Bộ Chính trị, UBND tỉnh Quảng Bình ban hành Kế hoạch thực hiện với những nội dung sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thực hiện nghiêm túc, cụ thể hóa Kế hoạch số 137-KH/TU ngày 09/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy về việc thực hiện Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, nhằm nâng cao nhận thức và trách nhiệm của toàn xã hội.

- Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Yêu cầu

- Tạo sự thống nhất trong toàn tỉnh về nhận thức và hành động trước tác động của biến đổi khí hậu, suy thoái tài nguyên thiên nhiên, thiên tai cực đoan, ô nhiễm môi trường ảnh hưởng đến sức khỏe, đời sống người dân, sự phát triển bền vững.

- Các sở, ban, ngành, địa phương tổ chức triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch số 137-KH/TU ngày 09/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; bố trí nguồn lực, kinh phí đảm bảo triển khai thực hiện các giải pháp nêu trong kế hoạch, đồng thời tranh thủ các nguồn vốn hỗ trợ của Trung ương, tài trợ quốc tế và các nguồn vốn hợp pháp khác.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm về chủ động phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Kế hoạch số 137-KH/TU ngày 09/3/2020 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy; Kết luận số 56-KL/TW ngày 23/8/2019 của Bộ Chính trị về tiếp tục thực hiện Nghị quyết Trung ương 7 (khóa XI) về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường và Kế hoạch này đến các cấp, các ngành, các tầng lớp nhân dân trong tỉnh để chủ động phòng tránh, nâng cao năng lực dân sự trong hoạt động ứng phó thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường.

Tiếp tục tuyên truyền, quán triệt và tổ chức thực hiện nghiêm túc, đồng bộ quan điểm, mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp đã nêu trong Nghị quyết Trung ương 7 khóa XI về chủ động ứng phó với biến đổi khí hậu, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường; tạo sự thống nhất trong toàn xã hội về nhận thức và hành động, nâng cao hiệu quả lãnh đạo, chỉ đạo và quản lý của chính quyền các cấp trong triển khai, tổ chức thực hiện Nghị quyết, Kế hoạch đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững. Chính quyền các cấp, trước hết là người đứng đầu phải đặt yêu cầu về phòng, chống thiên tai, ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường ở vị trí trung tâm của các chủ trương, quyết định phát triển. Không đánh đổi môi trường lấy tăng trưởng kinh tế. Thực hiện sàng lọc, lựa chọn đầu tư phát triển dựa trên các tiêu chí về môi trường. Bảo đảm hài hòa lợi ích, tạo động lực khuyến khích các bên liên quan tích cực tham gia công tác ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý, khai thác, sử dụng có hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường.

2. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện cơ chế, chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường

Rà soát, phát hiện những bất cập, chồng chéo; kiến nghị cấp có thẩm quyền sửa đổi, hoàn thiện các văn bản pháp luật hiện hành về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường như: Luật Đất đai, Luật Khoáng sản, Luật Bảo vệ môi trường, Luật Tài nguyên, môi trường biển và hải đảo, Luật Khí tượng thủy văn, Luật Đa dạng sinh học, Luật Phòng, chống thiên tai, Luật Đê điều, Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả,... theo hướng khắc phục các chồng chéo, xung đột pháp luật, bảo đảm sự thống nhất, đồng bộ của hệ thống pháp luật về ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường, tạo môi trường pháp lý đầy đủ, khả thi, thuận lợi cho việc thực hiện các nhiệm vụ liên quan.

Tiếp tục triển khai lồng ghép các vấn đề biến đổi khí hậu và tăng trưởng xanh vào trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội; Thực hiện phân vùng chức năng dựa trên đặc tính sinh thái, tiềm năng tài nguyên và thích ứng với biến đổi khí hậu làm căn cứ để lập quy hoạch phát triển; lồng ghép mục tiêu ứng phó với biến đổi khí hậu, quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường trong các chính sách, quy hoạch, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội của các ngành, lĩnh vực, bảo đảm quốc phòng, an ninh của địa phương. Thực hiện quy hoạch dân cư, quy hoạch đô thị và sử dụng đất, cơ sở hạ tầng, khu công nghiệp, khu tái định cư ven biển và hải đảo dựa trên cơ sở kịch bản nước biển dâng.

Hoàn thiện các quy định tiêu chí môi trường, quy chuẩn kỹ thuật về lựa chọn, quyết định đầu tư phát triển và cơ chế, chính sách thu hút đầu tư. Điều chỉnh cơ chế chấp thuận, quy trình, hình thức đánh giá tác động môi trường đối với các dự án phát triển kinh tế. Phân vùng theo mức độ ô nhiễm môi trường để có biện pháp quản lý chất lượng môi trường sống, sinh thái và cảnh quan.

3. Nâng cao năng lực, hiệu quả quản lý nhà nước, chú trọng công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm

Tăng cường kỷ luật, kỷ cương trong chỉ đạo, quản lý, điều hành và ý thức chấp hành của các cấp, các ngành; đề cao trách nhiệm người đứng đầu và tập thể lãnh đạo địa phương, đơn vị.

Xây dựng kế hoạch, thực hiện thường xuyên việc cập nhật văn bản pháp luật, bồi dưỡng nâng cao trình độ nghiệp vụ; thanh tra, xử lý trách nhiệm công vụ; chuyển đổi vị trí công tác đối với cán bộ, công chức quản lý, thanh tra về tài nguyên, môi trường theo quy định.

Tăng cường thanh tra, kiểm tra, xử lý vi phạm pháp luật, đấu tranh phòng, chống tội phạm về tài nguyên, môi trường; kết hợp xử lý hành chính, hình sự với áp dụng công cụ kinh tế, thị trường để thực thi hiệu quả.

Tăng cường quản lý, chú trọng phòng ngừa, kiểm soát đối với các dự án đầu tư, cơ sở sản xuất có nguy cơ gây ô nhiễm môi trường cao; thực hiện điều tra, đánh giá, phân loại và xây dựng cơ sở dữ liệu quốc gia về nguồn thải trên địa bàn tỉnh.

Tập trung giải quyết và xử lý dứt điểm các đơn thư khiếu nại, tố cáo. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra việc quản lý sử dụng đất của các tổ chức doanh nghiệp được Nhà nước giao đất, cho thuê đất trên địa bàn tỉnh có dấu hiệu vi phạm.

III. TỔ CHỨC THỰC HIỆN

1. Sở Tài nguyên và Môi trường

- Là cơ quan đầu mối có trách nhiệm theo dõi, kiểm tra, đôn đốc việc triển khai thực hiện Kế hoạch và định kỳ hằng năm trước ngày 25 tháng 12 báo cáo UBND tỉnh về tình hình và kết quả thực hiện.

- Triển khai các giải pháp giảm nhẹ phát thải khí nhà kính, thích ứng, chủ động ứng phó với biến đổi khí trong hoạt động sản xuất, kinh doanh, phát triển kinh tế - xã hội, tăng cường quản lý tài nguyên và bảo vệ môi trường theo phương châm ứng xử hài hòa với thiên nhiên, theo quy luật tự nhiên, phòng ngừa là chính; kết hợp kiểm soát, khắc phục ô nhiễm, cải thiện môi trường, bảo tồn thiên nhiên và đa dạng sinh học; lấy bảo vệ sức khỏe nhân dân làm mục tiêu hàng đầu; kiên quyết loại bỏ những dự án gây ô nhiễm môi trường, ảnh hưởng đến sức khỏe cộng đồng.

[...]