Nghị định 89-CP năm 1995 bãi bỏ thủ tục cấp giấy phép xuất, nhập khẩu hàng hoá từng chuyến

Số hiệu 89-CP
Ngày ban hành 15/12/1995
Ngày có hiệu lực 01/02/1996
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Chính phủ
Người ký Phan Văn Khải
Lĩnh vực Xuất nhập khẩu

CHÍNH PHỦ
********

CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 89-CP

Hà Nội, ngày 15 tháng 12 năm 1995

 

NGHỊ ĐỊNH

CỦA CHÍNH PHỦ SỐ 89-CP NGÀY 15 THÁNG 12 NĂM 1995 VỀ VIỆC BÃI BỎ THỦ TỤC CẤP GIẤY PHÉP XUẤT, NHẬP KHẨU HÀNG HOÁ TỪNG CHUYẾN

CHÍNH PHỦ

Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Nghị định 33-CP ngày 19 tháng 4 năm 1994 của Chính phủ về quản lý Nhà nước đối với hoạt động xuất, nhập khẩu;
Căn cứ Nghị định số 38-CP ngày 04 tháng 5 năm 1994 của Chính phủ về cải cách một bước thủ tục hành chính;
Theo đề nghị của Bộ trưởng Thương mại, Tổng cục trưởng Tổng cục Hải quan, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước,

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. Bãi bỏ thủ tục Bộ Thương mại cấp giấy phép xuất khẩu, nhập khẩu cho từng chuyến hàng (lô hàng).

Điều 2. Căn cứ chỉ tiêu chung của Nhà nước về xuất, nhập khẩu, Bộ Thương mại cấp giấy phép xuất, nhập khẩu đối với những mặt hàng và nhóm hàng sau đây:

1- Hàng xuất nhập khẩu quản lý bằng hạn ngạch.

2- Hàng tiêu dùng nhập khẩu theo kế hoạch hàng năm bằng hiện vật hoặc bằng giá trị kim ngạch được Thủ tướng Chính phủ duyệt.

3- Máy móc, thiết bị (bao gồm thiết bị lẻ và thiết bị toàn bộ) nhập khẩu bằng nguồn vốn ngân sách theo quyết định số 91/TTg ngày 13 tháng 11 năm 1992 của Thủ tướng Chính phủ về quản lý nhập khẩu máy móc thiết bị bằng nguồn vốn ngân sách Nhà nước.

4- Hàng của các doanh nghiệp được thành lập theo Luật đầu tư nước ngoài tại Việt Nam.

5- Hàng để phục vụ thăm dò, khai thác dầu khí theo giấy phép liên doanh, đầu tư.

6- Hàng dự hội chợ triển lãm.

7- Hàng gia công.

8- Hàng tạm nhập để tái xuất, hàng quá cảnh, hàng nhập khẩu theo quy chế đại lý bán hàng cho nước ngoài, hàng nhập khẩu cho các cửa hàng miễn thuế.

9- Hàng xuất khẩu, nhập khẩu thuộc diện cần điều hành để bảo đảm cân đối cung cầu trong nước, thực hiện theo danh mục do Bộ Thương mại công bố, sau khi có ý kiến của Thủ tướng Chính phủ.

Sau khi có văn bản cho phép của Bộ Thương mại đối với những loại hàng hoá nêu trên, doanh nghiệp đến cơ quan Hải quan làm thủ tục hải quan để xuất hoặc nhập khẩu, không cần giấy phép chuyến.

Điều 3. Các cơ quan quản lý chuyên ngành sau đây, theo chức năng quản lý của mình, thoả thuận với Bộ Thương mại để trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt và công bố công khai hàng năm danh mục các mặt hàng cần có ý kiến xác nhận của cơ quan quản lý chuyên ngành trước khi xuất khẩu hoặc nhập khẩu, đồng thời chỉ định cơ quan chức năng trực thuộc chịu trách nhiệm xem xét, xác nhận đối với các đơn hàng xuất, nhập khẩu hàng hoá (kể cả hàng mẫu) thuộc danh mục này:

1- Bộ Công nghiệp:

- Khoáng sản hàng hoá, (Phụ lục 1 - đối với xuất khẩu).

- Phế liệu kim loại đen và màu (đối với xuất khẩu).

2- Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn:

- Động vật rừng, thực vật rừng. (Phụ lục 2- đối với xuất khẩu).

- Công nghệ chế biến gỗ và lâm sản (đối với nhập khẩu).

- Sản phẩm xuất khẩu chế biến từ gỗ (trừ hàng mỹ nghệ).

- Động vật sống, thực vật tươi sống dùng làm giống trong nông nghiệp (đối với nhập khẩu).

- Thức ăn gia súc (đối với nhập khẩu).

3- Bộ Y tế (đối với nhập khẩu):

[...]