Nghị định 20-CP năm 1994 ban hành Quy chế Quản lý và sử dụng nguồn hỗ trợ phát triển chính thức
Số hiệu | 20-CP |
Ngày ban hành | 15/03/1994 |
Ngày có hiệu lực | 15/03/1994 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Chính phủ |
Người ký | Phan Văn Khải |
Lĩnh vực | Tài chính nhà nước |
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 1994 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ngày 07 tháng 10 năm 1989;
Để thống nhất quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng Bộ
Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUYCHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 20/CP ngày 15/3/1994).
Chính phủ Việt Nam cam kết sử dụng một cách có hiệu quả nhất, đúng mục tiêu và tuân thủ nghiêm chỉnh các Điều ước quốc tế về hỗ trợ phát triển chính thức mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các Chính phủ và tổ chức nước ngoài.
ODA bao gồm các loại chủ yếu sau đây:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán bằng tiền mặt hoặc hàng hoá;
- Hỗ trợ theo chương trình;
- Hỗ trợ theo dự án.
a) ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng cho các chương trình và dự án thuộc các lĩnh vực sau đây:
- Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình;
- Giáo dục và đào tạo;
- Các vấn đề xã hội (xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và miền núi, cấp nước sinh hoạt...);
CHÍNH PHỦ |
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 20-CP |
Hà Nội, ngày 15 tháng 3 năm 1994 |
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 30 tháng 9 năm 1992;
Căn cứ Pháp lệnh về Ký kết và thực hiện điều ước quốc tế của Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ngày 07 tháng 10 năm 1989;
Để thống nhất quản lý nguồn hỗ trợ phát triển chính thức;
Theo đề nghị của Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ trưởng Bộ
Tài chính, Bộ trưởng Bộ Tư pháp, Thống đốc Ngân hàng Nhà nước Việt Nam,
NGHỊ ĐỊNH:
Bộ trưởng, Chủ nhiệm Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chịu trách nhiệm hướng dẫn thực hiện Quy chế này.
|
Phan Văn Khải (Đã ký) |
QUYCHẾ
QUẢN LÝ VÀ SỬ DỤNG NGUỒN HỖ TRỢ PHÁT TRIỂN
CHÍNH THỨC
(Ban hành kèm theo Nghị định số 20/CP ngày 15/3/1994).
Chính phủ Việt Nam cam kết sử dụng một cách có hiệu quả nhất, đúng mục tiêu và tuân thủ nghiêm chỉnh các Điều ước quốc tế về hỗ trợ phát triển chính thức mà Chính phủ Việt Nam đã ký kết với các Chính phủ và tổ chức nước ngoài.
ODA bao gồm các loại chủ yếu sau đây:
- Hỗ trợ cán cân thanh toán bằng tiền mặt hoặc hàng hoá;
- Hỗ trợ theo chương trình;
- Hỗ trợ theo dự án.
a) ODA không hoàn lại được ưu tiên sử dụng cho các chương trình và dự án thuộc các lĩnh vực sau đây:
- Y tế, dân số và kế hoạch hoá gia đình;
- Giáo dục và đào tạo;
- Các vấn đề xã hội (xoá đói giảm nghèo, phát triển nông thôn và miền núi, cấp nước sinh hoạt...);
- Nghiên cứu các chương trình, dự án phát triển (tổng quan, quy hoạch, lập báo cáo khả thi...);
- Bảo vệ môi trường, môi sinh;
- Hỗ trợ ngân sách;
- Hỗ trợ nghiên cứu khoa học và công nghệ;
- Hỗ trợ cho hoạt động sản xuất, kinh doanh trong một số trường hợp cá biệt.
b) ODA cho vay được ưu tiên sử dụng cho các dự án và chương trình xây dựng hoặc cải tạo cơ sở hạ tầng kinh tế, xã hội thuộc các lĩnh vực sau đây:
- Năng lượng,
- Giao thông vận tải,
- Nông nghiệp,
- Thuỷ lợi,
- Thông tin liên lạc,
- Xã hội (y tế, giáo dục, đào tạo, cấp thoát nước...),
- Một số lĩnh vực khác, kể cả một số dự án sản xuất cá biệt.
Trong một số chương trình, dự án cụ thể có thể kết hợp sử dụng một phần ODA không hoàn lại và một phần ODA cho vay.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài Chính, Bộ Ngoại giao, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ giúp Thủ tướng Chính phủ trong công tác quản lý ở tầm vĩ mô, trong đó Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước là cơ quan đầu mối trong việc điều phối, quản lý và sử dụng các nguồn ODA.
b) Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ, Uỷ ban Nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương và cơ quan Trung ương của các đoàn thể quần chúng chịu trách nhiệm trước Chính phủ về việc quản lý và sử dụng có hiệu quả ODA cho các chương trình và dự án thuộc phạm vi quản lý của cơ quan, địa phương mình.
c) Chủ nhiệm chương trình, Giám đốc dự án, Chủ đầu tư các công trình sử dụng ODA chịu trách nhiệm thực hiện các qui định của Nhà nước liên quan đến việc quản lý và sử dụng ODA và các qui định của Điều ước quốc tế liên quan về phần ODA được tiếp nhận.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước chủ trì việc phối hợp các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc Chính phủ có liên quan nghiên cứu chủ trương và phương hướng vận động ODA, dự kiến quy hoạch ODA và lập danh mục các chương trình, dự án ưu tiên sử dụng ODA trình Chính phủ phê duyệt.
Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước phối hợp với Bộ Ngoại giao và các cơ quan liên quan chuẩn bị và tổ chức các hoạt động vận động ODA.
Điều 7. - Căn cứ vào quy hoạch ODA và danh mục các chương trình, dự án ưu tiên sử dụng ODA đã được Chính phủ phê duyệt, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thống nhất ý kiến với Bộ Tài chính về hạn mức và điều kiện vay trả ODA... chuẩn bị nội dung đàm phán với Bên nước ngoài trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Sau khi phê duyệt, Thủ tướng Chính phủ sẽ chỉ định Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước hoặc cơ quan chủ trì đàm phán với Bên nước ngoài. Trước khi tiến hành đàm phán, cơ quan được chỉ định đàm phán phải thống nhất ý kiến với Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước về nội dung đàm phán và với Bộ Tài chính về hạn mức và điều kiện vay trả (nếu có liên quan đến ODA cho vay).
Trong quá trình đàm phán nếu có những thay đổi so với nội dung đã được phê duyệt, cơ quan chủ trì đàm phán phải trình với Thủ tướng Chính phủ xem xét, quyết định.
Nếu cơ quan đàm phán không phải là Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước thì khi trình Thủ tướng Chính phủ phải có ý kiến của Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước.
Việc quản lý về mặt tài chính đối với ODA cho vay phải tuân theo các quy định của Quy chế Quản lý vay và trả nợ nước ngoài ban hành kèm theo Nghị định số 58-CP ngày 30/8/1993 của Chính phủ.
Thông qua một số ngân sách được Chính phủ chỉ định, các khoản ODA cho các dự án, công trình có khả năng hoàn vốn sẽ được dùng cho vay lại. Tuỳ thuộc vào đặc thù của từng loại vốn vay và viện trợ, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước trao đổi thống nhất với Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và các cơ quan có liên quan về kế hoạch cho vay lại và trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt.
Các Chủ dự án sử dụng phần ODA do Chính phủ cho vay lại có trách nhiệm hoàn trả khoản cho vay theo đúng quy định.
Các cơ quan Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, Bộ Ngoại giao và Văn phòng chính phủ có trách nhiệm hướng dẫn, giúp đỡ các Bộ, ngành, địa phương trong công tác kiểm tra giám sát, đồng thời theo chức năng của mình trực tiếp tiến hành kiểm tra, giám sát (định kỳ và đột xuất) việc quản lý sử dụng ODA của các Bộ, ngành, cơ quan, địa phương có liên quan.
Việc kiểm tra các công trình xây dựng cơ bản sử dụng ODA phải theo đúng quy định hiện hành về quản lý xây dựng cơ bản.
Điều 18. - Hàng quý và hàng năm, các Chủ nhiệm chương trình, Giám đốc dự án sử dụng ODA phải báo cáo tình hình tiếp nhận và sử dụng lên các cơ quan quản lý liên quan.
Sau khi kết thúc chương trình, dự án, Chủ nhiệm chương trình, Giám đốc dự án phải có báo cáo bằng văn bản lên cơ quan chủ quản, Uỷ ban Kế hoạch Nhà nước, Bộ Tài chính, Ngân hàng Nhà nước Việt Nam và Văn phòng Chính phủ về kết quả cuối cùng của việc tiếp nhận và sử dụng, kèm theo các bản quyết toán tài chính.