Nghị định 184-NĐ/LB năm 1957 ban hành điều lệ tạm thời về hạn chế làm thêm giờ, thêm ban trong ngành đường sắt Việt Nam do Bộ trưởng Bộ Giao thông và Bưu điện - Bộ trưởng Bộ Tài chính - Bộ Lao động ban hành

Số hiệu 184-NĐ/LB
Ngày ban hành 17/07/1957
Ngày có hiệu lực 01/08/1957
Loại văn bản Nghị định
Cơ quan ban hành Bộ Giao thông và Bưu điện,Bộ Lao động,Bộ Tài chính
Người ký Nguyễn Hữu Mai,Nguyễn Văn Tạo,Trịnh Văn Bính
Lĩnh vực Lao động - Tiền lương,Giao thông - Vận tải

BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN-BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TÀI CHÍNH
******

 VIỆT NAM DÂN CHỦ CỘNG HÒA 
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********

Số: 184-NĐ/LB

Hà Nội, ngày 17 tháng 07 năm 1957 

 

NGHỊ ĐỊNH LIÊN BỘ

BAN HÀNH BẢN ĐIỀU LỆ TẠM THỜI VỀ HẠN CHẾ LÀM THÊM GIỜ, THÊM BAN TRONG NGÀNH ĐƯỜNG SẮT VIỆT NAM

BỘ TRƯỞNG BỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN-BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG-BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH

Chiếu Nghị định số 505-TTg ngày 06-04-1957 của Thủ tướng phủ thành lập Tổng cục đường sắt Việt Nam.
Căn cứ theo thể lệ lao động hiện hành và đặc điểm sản xuất vận chuyển của ngành đường sắt hiện nay;
Để định rõ thời giờ làm việc một cách hợp lý cho ngành đường sắt, nhằm đảm bảo hoàn thành nhiệm vụ vận chuyển và đảm bảo sức khỏe cho cán bộ, công nhân viên;
Theo đề nghị của ông Chủ nhiệm Tổng cục đường sắt;

NGHỊ ĐỊNH :

Điều 1. – Nay ban hành bản điều lệ tạm thời về hạn chế làm thêm giờ, thêm ban trong ngành đường sắt Việt Nam.

Điều 2. – Những chế độ làm việc và các khoản phụ cấp làm thêm giờ, thêm ban hiện áp dụng trong ngành đường sắt, nếu trái với nội dung bản điều lệ tạm thời này đều bãi bỏ.

Điều 3. – Ông Chánh văn phòng và Ông Vụ trưởng Vụ Tổ chức cán bộ Bộ Giao thông và Bưu điện, Ông Giám đốc Ban Thanh tra Bộ Lao động, Ông Giám đốc Vụ quản lý kinh phí sự nghiệp Bộ Tài chính và Ông Chủ nhiệm Tổng cục đường sắt chịu trách nhiệm thi hành Nghị định này.

 

BỘ TRƯỞNG BỘ LAO ĐỘNG




Nguyễn Văn Tạo

K.T. BỘ TRƯỞNG BỘ TÀI CHÍNH
THỨ TRƯỞNG





Trịnh Văn Bính

K.T. BỘ TRƯỞNGBỘ GIAO THÔNG VÀ BƯU ĐIỆN
THỨ TRƯỞNG




Nguyễn Hữu Mai

 

ĐIỀU LỆ TẠM THỜI

VỀ VIỆC HẠN CHẾ LÀM THÊM GIỜ, THÊM BAN TRONG TOÀN NGÀNH ĐƯỜNG SẮT

Điều 1. – Căn cứ theo những chế độ lao động hiện hành của Nhà nước, nay quy định biện pháp làm thêm giờ, thêm ban áp dụng trong toàn ngành đường sắt Việt Nam nhằm đảm bảo thực hiện chính sách lao động, bảo vệ sức khỏe công nhân viên, đồng thời nâng cao tính tổ chức, tính kế hoạch trong công việc sản xuất vận chuyển để bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ của ngành đường sắt.

Điều 2. – Khi đã làm việc đủ số giờ tiêu chuẩn quy định hàng ngày còn phải đi làm thêm giờ thì gọi là làm thêm giờ. Những người làm việc theo chế độ làm ngày chế độ đổi ban, chế độ đi tàu mà làm việc vào những ngày nghỉ hoặc ban nghỉ của mình đã được quy định thì gọi là làm thêm ban hoặc thêm giờ. Khi đã làm việc thêm ban thì không được làm thêm giờ nữa.

Những người làm việc theo chế độ làm ngày, chế độ không quy định thời gian tiêu chuẩn, nếu phải làm việc trong những ngày chủ nhật và ngày lễ thì gọi là làm thêm ngày chủ nhật và ngày lễ.

Điều 3. – Trên nguyên tắc không được làm thêm giờ, thêm ban các đơn vị phải bảo đảm hoàn thành nhiệm vụ sản xuất vận chuyển của mình trong thời gian quy định.

Trừ những trường hợp sau đây phải làm thêm giờ, thêm ban:

a) Vì nhiệm vụ quốc phòng khẩn cấp, vì đề phòng tai nạn chung, đề phòng tai nạn chạy xe mà phải hoàn thành trong một thời gian ngắn.

b) Xảy ra tai nạn cần phải hồi phục và sửa chữa nhanh chóng.

c) Tai nạn xảy ra bất ngờ một số công tác không thể hoàn thành trong thời gian đã quy định căn cứ theo điều kiện kỹ thuật, công tác đó phải tiếp tục làm, nếu không sẽ làm cho sản xuất bị thiệt hại lớn.

d) Máy móc hoặc thiết bị bị hư hỏng làm ảnh hưởng nghiêm trọng đến sản xuất cần phải sửa chữa lại nhanh chóng.

Điều 4. – Trong những trường hợp làm thêm giờ, thêm ban phải theo đúng những quy định sau đây:

a) Số giờ làm thêm ban, thêm giờ của mỗi người trong một tháng không được quá 32 giờ và tổng cộng mỗi năm không được quá 150 giờ trừ, những ngày trường hợp đặc biệt như: đề phòng hỏa hoạn, thiên tai, tai nạn lớn hoặc đau yếu mà chưa cử kịp người về thay thế.

b) Trong trường hợp làm thêm từ 32 giờ trở xuống sau khi trao đổi với Công đoàn, Thủ trưởng đơn vị phê chuẩn.

Trường hợp Thủ trưởng làm quá 32 giờ một tháng sau khi trao đổi với Công đoàn, Thủ trưởng đơn vị phải báo cáo lên cấp trên trực tiếp quyết định mới được thi hành. Những trường hợp khẩn cấp không thể chờ sự tham gia ý kiến của Công đoàn hoặc sự quyết định của cấp trên thì vừa làm vừa báo cáo.

Nếu không theo đúng thủ tục làm thêm giờ, thêm ban đã quy định thì Thủ trưởng đơn vị phải chịu trách nhiệm về việc đó.

c) Những công nhân viên phụ nữ có thai từ 03 tháng trở lên hay có con bú chưa được 10 tháng và những công nhân viên có giấy chứng nhận của Bệnh viện công nhận là thiếu sức khỏe thì không được làm thêm giờ, thêm ban. Công nhân học việc dưới 18 tuổi, cũng không được làm thêm giờ, thêm ban.

[...]