BỘ LAO ĐỘNG, THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI
********
|
CỘNG HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
********
|
Số: 15/2003/TT-BLĐTBXH
|
Hà Nội, ngày 03 tháng 6
năm 2003
|
CỦA BỘ LAO ĐỘNG - THƯƠNG BINH VÀ XÃ HỘI SỐ
15/2003/TT-BLĐTBXH NGÀY 03 THÁNG 6 NĂM 2003 VỀ VIỆC HƯỚNG DẪN THỰC HIỆN LÀM
THÊM GIỜ THEO QUI ĐỊNH CỦANGHỊ ĐỊNH SỐ 109/2002/NĐ-CP, NGÀY 27/12/2002 CỦA
CHÍNH PHỦ
Thi hành Nghị định số
109/2002/NĐ-CP, ngày 27 tháng 12 năm 2002 của Chính phủ về việc sửa đổi, bổ
sung một số điều của Nghị định số 195/CP, ngày 31/12/1994 qui định chi tiết và
hướng dẫn thi hành một số điều của Bộ luật Lao động về thời giờ làm việc, thời
giờ nghỉ ngơi; sau khi có ý kiến tham gia của Bộ Y Tế, Bộ Tài Chính, Tổng Liên
đoàn Lao động Việt Nam và các cơ quan có liên quan, Bộ Lao động-Thương binh và
Xã hội hướng dẫn thực hiện làm thêm giờ như sau:
I. ĐỐI TƯỢNG VÀ PHẠM VI ÁP DỤNG
Đối tượng áp dụng
làm thêm giờ quy định tại Khoản 2 Điều 1 của Nghị định số
109/2002/NĐ-CP ngày 27/12/2002 của Chính phủ bao gồm:
1. Người lao động
làm việc theo chế độ hợp đồng lao động theo quy định của Bộ luật Lao động đã được
sửa đổi, bổ sung trong các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức sau:
a. Doanh nghiệp
thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp Nhà nước, bao gồm: doanh nghiệp hoạt
động sản xuất, kinh doanh; doanh nghiệp hoạt động công ích; doanh nghiệp thuộc
lực lượng vũ trang;
b. Doanh nghiệp
thành lập, hoạt động theo Luật Doanh nghiệp, bao gồm: công ty trách nhiệm hữu hạn,
công ty cổ phần, công ty hợp danh, doanh nghiệp tư nhân;
c. Doanh nghiệp hoạt
động theo Luật Đầu tư nước ngoài tại Việt Nam, bao gồm: doanh nghiệp liên doanh
và doanh nghiệp 100% vốn đầu tư nước ngoài;
d. Doanh nghiệp của
tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội;
e. Hộ sản xuất,
kinh doanh cá thể, tổ hợp tác;
f. Các cơ quan
hành chính, sự nghiệp, tổ chức chính trị, tổ chức chính trị - xã hội, tổ chức
chính trị - xã hội nghề nghiệp, tổ chức xã hội khác, lực lượng vũ trang; kể cả
các tổ chức, đơn vị được phép hoạt động sản xuất, kinh doanh, dịch vụ thuộc cơ
quan hành chính, sự nghiệp, Đảng, đoàn thể, các hội quần chúng tự trang trải về
tài chính;
g. Cơ sở bán công,
dân lập, tư nhân thuộc các ngành văn hoá, y tế, giáo dục, đào tạo, khoa học, thể
dục thể thao và các ngành sự nghiệp khác;
h. Trạm y tế xã,
phường, thị trấn;
i. Các cơ quan, tổ
chức quốc tế hoặc nước ngoài đóng trên lãnh thổ Việt Nam có sử dụng lao động là
người Việt Nam, trừ trường hợp điều ước quốc tế mà nước Cộng hoà xã hội chủ
nghĩa Việt Nam ký kết hoặc gia nhập có quy định khác;
j. Các tổ chức
khác có sử dụng lao động là những tổ chức chưa quy định tại Khoản 1 này.
2. Người lao động,
xã viên làm việc và hưởng tiền công theo hợp đồng lao động theo quy định của Bộ
luật Lao động đã được sửa đổi, bổ sung trong các hợp tác xã thành lập, hoạt động
theo Luật Hợp tác xã.
3. Các doanh nghiệp,
cơ quan, tổ chức nêu tại Khoản 1 và các hợp tác xã nêu tại Khoản 2 trên sau đây
gọi chung là doanh nghiệp, đơn vị.
II. CÁC QUY ĐỊNH VỀ THỜI GIỜ LÀM THÊM
1. Các điều kiện và nguyên tắc
làm thêm đến 200 giờ trong một năm:
Doanh nghiệp và
đơn vị có thể tổ chức cho mỗi người lao động làm thêm đến 200 giờ trong một năm
khi bảo đảm đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc sau:
1.1 Điều kiện làm thêm đến 200
giờ trong một năm:
a. Xử lý sự cố sản xuất;
b. Giải quyết công
việc cấp bách không thể trì hoãn;
c. Xử lý kịp thời các mặt hàng tươi sống, công trình xây dựng
và sản phẩm do yêu cầu nghiêm ngặt không thể bỏ dở được;
d. Giải quyết công việc đòi hỏi
lao động có trình độ chuyên môn kỹ thuật cao mà thị trường lao động không cung ứng
đầy đủ, kịp thời được.
1.2 Nguyên tắc khi tổ chức làm
thêm đến 200 giờ trong một năm:
a. Phải thoả thuận với từng người
lao động làm thêm giờ theo Mẫu số 1 kèm theo Thông tư này;
b. Số giờ làm thêm trong một
ngày không quá 4 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì số giờ làm thêm trong một ngày không
quá 3 giờ;
c. Tổng số giờ làm thêm trong một
tuần không quá 16 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công việc đặc
biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì tổng số giờ làm thêm trong một tuần
không quá 12 giờ;
d. Tổng số giờ làm thêm trong 4
ngày liên tục không quá 14 giờ; riêng đối với người lao động làm các nghề, công
việc đặc biệt nặng nhọc, độc hại, nguy hiểm, thì tổng số giờ làm thêm trong 4
ngày liên tục không quá 10 giờ;
e. Hàng tuần, người lao động được
nghỉ ít nhất 1 ngày (24 giờ liên tục). Trong trường hợp đặc biệt do chu kỳ lao
động không thể bố trí nghỉ hàng tuần thì phải bảo đảm hàng tháng có ít nhất 4
ngày nghỉ cho người lao động;
f. Trong trường hợp người lao động
làm thêm trên 2 giờ trong ngày, thì trước khi làm thêm, phải bố trí cho họ được
nghỉ ít nhất 30 phút tính vào giờ làm thêm;
g. Bố trí cho người lao động được
nghỉ hoặc nghỉ bù đủ các ngày lễ, tết, nghỉ hàng năm và các ngày nghỉ có hưởng
lương khác đúng theo qui định của Pháp luật hiện hành;
h. Thực hiện đúng các quy định tại
Điều 115, Điều 122, Điều 127 của Bộ luật Lao động đã sửa đổi,
bổ sung về việc cấm hoặc hạn chế làm thêm giờ đối với lao động nữ, lao động
chưa thành niên, lao động là người tàn tật;
i. Thực hiện trả lương và các chế
độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định của Pháp luật hiện hành.
2. Các điều kiện và nguyên tắc
làm thêm đến 300 giờ trong một năm:
2.1. Các doanh nghiệp, đơn vị có
sản xuất hoặc gia công hàng xuất khẩu, bao gồm sản phẩm: dệt, may, da, giày và
chế biến thuỷ sản được tổ chức làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một
năm, thì phải thực hiện đầy đủ các điều kiện và nguyên tắc sau:
a. Điều kiện làm thêm từ trên
200 giờ đến 300 giờ trong một năm: khi phải giải quyết công việc cấp bách,
không thể trì hoãn do yêu cầu cấp thiết của sản xuất, hoặc do tính chất thời vụ
của sản xuất hoặc do yếu tố khách quan không dự liệu trước mà đã tổ chức làm
thêm đến 200 giờ nhưng không thể giải quyết hết khối lượng công việc.
b. Nguyên tắc khi tổ chức làm
thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm:
- Thực hiện đầy đủ các nguyên tắc
và điều kiện nêu Điểm 1.2 khoản 1 trên;
- Thoả thuận với Ban Chấp hành
công đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, đơn vị
về phương án làm thêm giờ theo Mẫu số 3 kèm theo Thông tư này.
2.2. Các doanh nghiệp, đơn vị
khác nếu có nhu cầu làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong một năm, thì phải
gửi văn bản xin phép tới các Bộ, Ngành và Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực
thuộc Trung ương theo Mẫu số 2 kèm theo Thông tư này.
3. Trường hợp phải khắc phục hậu
quả do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh lan tràn
Doanh nghiệp, đơn vị được phép
huy động người lao động làm thêm quá 4 giờ trong một ngày khi phải khắc phục hậu
quả nghiêm trọng do thiên tai, địch hoạ, hoả hoạn, dịch bệnh lan tràn trong phạm
vi doanh nghiệp, đơn vị, nhưng phải được sự đồng ý của người lao động. Số giờ
làm thêm này không tính vào tổng số giờ làm thêm trong năm, nhưng phải trả
lương và thực hiện các chế độ khác liên quan đến làm thêm giờ đúng theo quy định
của Pháp luật hiện hành.
III. TỔ CHỨC
THỰC HIỆN
1. Trách nhiệm của doanh nghiệp,
đơn vị:
- Đưa các nội dung quy định về
làm thêm giờ vào nội quy lao động và thoả ước lao động tập thể phù hợp với hoạt
động sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp, đơn vị. Trên cơ sở đó, niêm yết công
khai để người lao động biết và thực hiện;
- Phải xây dựng kế hoạch sản xuất,
kinh doanh sát với thực tế sản xuất, kinh doanh hàng năm của doanh nghiệp, đơn
vị để hạn chế tới mức thấp nhất tình trạng làm thêm giờ. Khi tổ chức làm thêm
giờ phải thực hiện đúng các quy định của Thông tư này;
- Đối với người lao động mà
doanh nghiệp, đơn vị bố trí làm thêm nhiều giờ trong năm, thì doanh nghiệp, đơn
vị phải có sự quan tâm chăm lo sức khoẻ, khám sức khoẻ định kỳ và nghỉ ngơi hợp
lý để bảo đảm sức khoẻ lâu dài cho họ;
- Báo cáo với Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội địa phương nơi doanh nghiệp, đơn vị có trụ sở chính về
tình hình làm thêm giờ trong năm của doanh nghiệp, đơn vị.
2. Trách nhiệm của các Bộ, cơ
quan ngang Bộ, Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương:
- Chỉ đạo các cơ quan chức năng
nhà nước có thẩm quyền thuộc Bộ, cơ quan ngang Bộ, thuộc Uỷ ban nhân dân tỉnh,
thành phố trực thuộc Trung ương phổ biến, đôn đốc, hướng dẫn, kiểm tra và giám
sát việc thực hiện Thông tư này;
- Chỉ đạo các cơ quan có trách
nhiệm tiếp nhận văn bản xin phép, ra quyết định cho phép các doanh nghiệp, đơn
vị được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm. Chậm nhất 15 ngày kể từ
khi nhận được văn bản xin phép, phải trả lời cho doanh nghiệp, đơn vị theo Mẫu
số 4 kèm theo Thông tư này.
3. Trách nhiệm của Sở Lao động -
Thương binh và Xã hội:
- Phối hợp với Liên đoàn Lao động
tỉnh, thành phố thường xuyên đôn đốc, kiểm tra, giám sát việc làm thêm giờ; đồng
thời phải tăng cường công tác thanh tra việc thực hiện, nếu phát hiện vi phạm
nghiêm trọng về làm thêm giờ thì phải xử lý nghiêm minh;
- Tiếp nhận văn bản xin phép và
trình Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương ra quyết định cho
phép những doanh nghiệp, đơn vị được làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong
năm;
- Tổng hợp và báo cáo định kỳ 6
tháng, một năm về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội việc thực hiện làm thêm
giờ trong năm của các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức đóng trên địa bàn.
4. Thông tư này có hiệu lực sau
15 ngày kể từ ngày đăng Công báo.
Trong quá trình thực hiện nếu có
vướng mắc, đề nghị phản ánh về Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội để nghiên cứu,
giải quyết.
MẪU SỐ 1
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 15 /2003/TT-BLĐTBXH, ngày 03/6 /2003 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội)
Bộ, Ngành, Địa
Phương...................................................
Doanh nghiệp, đơn vị
:.........................................
Phân xưởng/phòng/ban:
......................................................
|
VĂN BẢN THOẢ THUẬN CỦA NGƯỜI LAO ĐỘNG
LÀM THÊM GIỜ
- Thời gian làm thêm: Kể từ ngày
............. đến ngày ..... tháng .... năm ..
- Địa điểm làm
thêm:....................................................................................
Số
TT
|
Họ
và tên
|
Nghề,
công việc đang làm
|
Số
giờ làm việc trong ngày
(giờ)
|
Số
giờ làm thêm trong ngày
(giờ)
|
Chữ
ký của người lao động
|
1.
|
|
|
|
|
|
2.
|
|
|
|
|
|
3.
|
|
|
|
|
|
4.
|
|
|
|
|
|
.
|
|
|
|
|
|
.
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
|
............,
ngày... tháng... năm .......
ĐẠI
DIỆN CÔNG ĐOÀN
(Ký tên, đóng dấu)
|
|
NGƯỜI
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
hoặc người được uỷ quyền (Ký tên, đóng dấu)
|
MẪU SỐ 2
(Ban
hành kèm theo Thông tư số 15 /2003/TT-BLĐTBXH, ngày 03/6 /2003 của Bộ Lao động
- Thương binh và Xã hội)
Kính gửi:
(1)...................................................................
Để thực hiện kế hoạch sản xuất
kinh doanh năm .............., Doanh nghiệp (đơn vị) ................ có một số
nghề, công việc phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm (có phương
án gửi kèm theo) (2)
Đề nghị Bộ (Ngành, Uỷ ban nhân
dân tỉnh/thành phố)........ xem xét, chấp thuận và cho phép Doanh nghiệp (đơn vị)
được tổ chức làm thêm giờ theo phương án trên.
Nơi nhận:
.....................
.....................
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ
Chữ ký và đóng dấu
Họ và tên người ký
|
[1]. Văn bản xin phép được lập
thành 02 bản:
- Doanh nghiệp, đơn vị giữ 01 bản;
- Gửi 01 bản tới cơ quan có thẩm
quyền:
+ Bộ, Ngành quản lý đối với các
doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức thuộc quyền quản lýý của Bộ, Ngành đó;
+ Sở Lao động - Thương binh và
Xã hội đối với các doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức khác.
2. Phương án làm thêm từ trên
200 giờ đến 300 giờ trong một năm theo đúng hướng dẫn tại Mẫu số 3 kèm theo
Thông tư này.
MẪU SỐ 3
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 03/6 /2003
của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội)
BỘ, NGÀNH, ĐỊA PHƯƠNG:
......................................
Doanh nghiệp, đơn vị
...........................................
PHƯƠNG ÁN LÀM THÊM TỪ TRÊN 200 GIỜ ĐẾN 300 GIỜ TRONG
MỘT NĂM
Năm
........
1. Các chức danh nghề, công việc
phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm:
STT
|
Các
chức danh nghề, công việc phải làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm
|
Lý
do phải làm
thêm giờ
|
1.
|
|
|
...
|
|
|
Lưu ý: Những lý do này phải phù
hợp với các điều kiện quy định tại Điểm 2.1 khoản 2 mục II của Thông tư số ............................................).
2. Cam kết khi tổ chức thực hiện
làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ/năm:
..........................................................................................................................
.........................................................................................................................
..........................................................................................................................
Lưu ý:
- Những cam kết này không được
trái với các nguyên tắc quy định tại Điểm 2.1 khoản 2 mục II của Thông tư số
............................................);
- Khuyến khích mở rộng các thoả
thuận có lợi hơn cho người lao động khi tham gia làm thêm giờ như tăng cường bồi
dưỡng hiện vật, thực hiện ăn ca, tăng cường kiểm tra sức khoẻ...
3. Ý kiến của Ban Chấp hành công
đoàn cơ sở hoặc Ban chấp hành công đoàn lâm thời tại doanh nghiệp, đơn vị
..........................................................................................................................
..........................................................................................................................
.........,
ngày...... tháng....... năm .......
ĐẠI
DIỆN CÔNG ĐOÀN
(Ký tên, đóng dấu)
|
|
NGƯỜI
SỬ DỤNG LAO ĐỘNG
Hoặc người được uỷ quyền
(Ký tên, đóng dấu)
|
MẪU SỐ 4
(Ban hành kèm theo Thông tư số 15/2003/TT-BLĐTBXH, ngày 03/6 /2003 của Bộ
Lao động - Thương binh và Xã hội)
Kính gửi: Doanh nghiệp (đơn vị)....
.......................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
.............................................................................................................................
Những
nội dung cơ bản nêu trong phần này:
- Những nghề, công việc được
phép làm thêm từ trên 200 đến 300 giờ trong năm;
- Những nghề, công việc không được
phép làm thêm từ trên 200 giờ đến 300 giờ trong năm. Nêu lý do không chấp thuận.
Nơi nhận:
.....................
.....................
|
QUYỀN HẠN, CHỨC VỤ NGƯỜI KÝ
Chữ ký và đóng dấu
Họ và tên người ký
|