Nghị định 17-HĐBT năm 1990 Hướng dẫn Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế do Hội đồng Bộ trưởng ban hành
Số hiệu | 17-HĐBT |
Ngày ban hành | 16/01/1990 |
Ngày có hiệu lực | 16/01/1990 |
Loại văn bản | Nghị định |
Cơ quan ban hành | Hội đồng Bộ trưởng |
Người ký | Võ Văn Kiệt |
Lĩnh vực | Doanh nghiệp |
HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17-HĐBT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 1990 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989;
Theo đề nghị của Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
1- Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập một cách hợp pháp;
b) Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng các tài sản đó;
c) Có quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình;
d) Có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.
2- Cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật là người đã được cấp giấy phép kinh doanh và đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định về đăng ký kinh doanh.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế được quy định như sau:
1- Thế chấp tài sản là dùng số động sản, bất động sản hoặc giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm tài sản cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Việc thế chấp tài sản phải được làm thành văn bản riêng có sự xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng).
Người thế chấp tài sản có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản thế chấp; không được chuyển dịch sở hữu hoặc tự động chuyển giao tài sản đó cho người khác trong thời gian văn bản thế chấp tài sản còn có hiệu lực.
2- Cầm cố là trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ hợp đồng giữ để làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế đã kỹ kết. Việc cầm cố phải được làm thành văn bản riêng, có sự xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng).
Người giữ vật cầm cố có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của vật cầm cố; không được chuyển dịch sở hữu vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn có hiệu lực.
3- Bảo lãnh tài sản là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Người nhận bảo lãnh phải có số tài sản bảo lãnh không ít hơn số tài sản mà người đó đã nhận bảo lãnh.
Việc bảo lãnh tài sản phải được làm bằng văn bản có sự xác nhận về tài sản của Ngân hàng nơi người bảo lãnh giao dịch và cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng).
1- Mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ cần một đại diện để ký hợp đồng kinh tế.
HỘI
ĐỒNG BỘ TRƯỞNG |
CỘNG
HOÀ XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 17-HĐBT |
Hà Nội, ngày 16 tháng 1 năm 1990 |
HỘI ĐỒNG BỘ TRƯỞNG
Căn cứ Luật Tổ chức Hội đồng
Bộ trưởng 4 tháng 7 năm 1981;
Căn cứ vào Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế ngày 25 tháng 9 năm 1989;
Theo đề nghị của Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước,
NGHỊ ĐỊNH:
1- Pháp nhân là một tổ chức có đủ các điều kiện sau đây:
a) Được thành lập một cách hợp pháp;
b) Có tài sản riêng và chịu trách nhiệm một cách độc lập bằng các tài sản đó;
c) Có quyền quyết định một cách độc lập về các hoạt động sản xuất kinh doanh của mình;
d) Có quyền tự mình tham gia các quan hệ pháp luật.
2- Cá nhân có đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật là người đã được cấp giấy phép kinh doanh và đã được đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định về đăng ký kinh doanh.
Các biện pháp bảo đảm thực hiện hợp đồng kinh tế được quy định như sau:
1- Thế chấp tài sản là dùng số động sản, bất động sản hoặc giá trị tài sản khác thuộc quyền sở hữu của mình để bảo đảm tài sản cho việc thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký kết.
Việc thế chấp tài sản phải được làm thành văn bản riêng có sự xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng).
Người thế chấp tài sản có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của tài sản thế chấp; không được chuyển dịch sở hữu hoặc tự động chuyển giao tài sản đó cho người khác trong thời gian văn bản thế chấp tài sản còn có hiệu lực.
2- Cầm cố là trao động sản thuộc quyền sở hữu của mình cho người cùng quan hệ hợp đồng giữ để làm tin và bảo đảm tài sản trong trường hợp vi phạm hợp đồng kinh tế đã kỹ kết. Việc cầm cố phải được làm thành văn bản riêng, có sự xác nhận của cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng).
Người giữ vật cầm cố có nghĩa vụ bảo đảm nguyên giá trị của vật cầm cố; không được chuyển dịch sở hữu vật cầm cố cho người khác trong thời gian văn bản cầm cố còn có hiệu lực.
3- Bảo lãnh tài sản là sự bảo đảm bằng tài sản thuộc quyền sở hữu của người nhận bảo lãnh để chịu trách nhiệm tài sản thay cho người được bảo lãnh khi người này vi phạm hợp đồng kinh tế đã ký kết. Người nhận bảo lãnh phải có số tài sản bảo lãnh không ít hơn số tài sản mà người đó đã nhận bảo lãnh.
Việc bảo lãnh tài sản phải được làm bằng văn bản có sự xác nhận về tài sản của Ngân hàng nơi người bảo lãnh giao dịch và cơ quan công chứng hoặc cơ quan có thẩm quyền đăng ký kinh doanh (trường hợp không có cơ quan công chứng).
1- Mỗi bên tham gia quan hệ hợp đồng kinh tế chỉ cần một đại diện để ký hợp đồng kinh tế.
2- Đại diện hợp pháp của pháp nhân là người được bổ nhiệm hoặc được bầu vào chức vụ đứng đầu pháp nhân đó và đương giữ chức vụ đó.
3- Người đứng tên đăng ký kinh doanh là người đã đứng tên xin giấy phép kinh doanh, được cấp giấy phép kinh doanh và đã đăng ký kinh doanh tại cơ quan có thẩm quyền theo đúng quy định về đăng ký kinh doanh.
b) Hợp đồng kinh tế được ký bằng tài liệu giao dịch như công văn, điện báo, đơn chào hàng, đơn đặt hàng, và những loại hợp đồng kinh tế mà pháp luật đã quy định phải đăng ký thì không được áp dụng cách ký kết theo chế định uỷ quyền.
Điều khoản giá cả trong hợp đồng kinh tế được quy định như sau:
1- Các bên thoả thuận về giá và ghi cụ thể vào trong hợp đồng kinh tế; thoả thuận về nguyên tắc, thủ tục để thực hiện việc thay đổi giá khi có sự biến động giá cả thị trường trong quá trình thực hiện hợp đồng kinh tế;
2- Đối với sản phẩm, hàng hoá do cơ quan có thẩm quyền của Nhà nước đã quy định giá hoặc khung giá thì giá thoả thuận trong hợp đồng kinh tế phải phù hợp với sự quy định đó. Không một bên nào có quyền gò ép giá hoặc nâng giá quá mức quy định của cơ quan Nhà nước có thẩm quyền.
2- Trong trường hợp các bên thoả thuận hợp đồng kinh tế được bắt đầu thực hiện từ thời điểm cụ thể khác với thời điểm hợp đồng kinh tế có hiệu lực pháp luật thì thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế được tính từ thời điểm cụ thể đó.
3- Khi có tranh chấp về thời hạn thực hiện hợp đồng kinh tế do không xác định được thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế, thì Trọng tài kinh tế xem xét yêu cầu về thời gian thực tế cần thiết để thực hiện công việc trong hợp đồng để xác định thời hạn có hiệu lực của hợp đồng kinh tế.
a) Vi phạm chất lượng: phạt từ 3% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm về chất lượng.
b) Vi phạm thời hạn thực hiện hợp đồng: phạt 2% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm thời hạn thực hiện cho 10 ngày lịch đầu tiên; phạt thêm từ 0,5% đến 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 8% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên; nếu hoàn toàn không thực hiện hợp đồng kinh tế đã ký thì bị phạt đến mức 12% giá trị hợp đồng.
c) Vi phạm nghĩa vụ không hoàn thành sản phẩm, hàng hoá, công việc một cách đồng bộ: phạt từ 6% đến 12% giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm.
d) Vi phạm nghĩa vụ tiếp nhận sản phẩm hàng hoá, công việc đã hoàn thành theo đúng hợp đồng: phạt 4% giá trị phần hợp đồng kinh tế đã hoàn thành mà không được tiếp nhận cho 10 ngày lịch đầu tiên và phạt thêm 1% cho mỗi đợt 10 ngày tiếp theo cho đến mức tổng số các lần phạt không quá 12% giá trị phần hợp đồng đã hoàn thành và không được tiếp nhận ở thời điểm 10 ngày lịch đầu tiên.
e) Phạt vi phạm nghĩa vụ thanh toán áp dụng mức lãi suất tín dụng quá hạn của Ngân hàng Nhà nước Việt Nam, tính từ ngày hết thời hạn thanh toán theo quy định tại điều 23 Pháp lệnh Hợp đồng kinh tế. Trường hợp này không giới hạn mức phạt tối đa.
3- Nếu trong hợp đồng kinh tế không ghi sự thoả thuận về mức tiền phạt, khi có vi phạm hợp đồng kinh tế và tranh chấp về tiền phạt thì mức phạt được áp dụng theo quy định tại điều này và tại các văn bản quy định loại hợp đồng kinh tế cụ thể.
4- Trong trường hợp pháp luật chưa có quy định mức phạt, các bên có quyền thoả thuận về mức tiền phạt bằng tỷ lệ phần trăm giá trị phần hợp đồng kinh tế bị vi phạm hoặc bằng một số tuyệt đối.
2- Nghĩa vụ trả tiền cũng được coi là đã hoàn thành nếu bên trả tiền đề nghị và được bên đòi tiền chấp thuận trả bằng hiện vật hoặc tài sản thế chấp, cầm cố, bảo lãnh có cùng giá trị tương đương với số tiền phải trả và việc trả hiện vật hoặc các tài sản đó đã được thực hiện xong.
3- Trong trường hợp có sự chuyển giao nghĩa vụ trả tiền cho người thứ ba, thì nghĩa vụ trả tiền của bên phải trả chỉ được coi là hoàn thành, khi người thứ ba đã trả đủ số tiền phải trả cho bên đòi tiền.
a) Nếu đơn vị đó không giải thể thì họ phải chịu toàn bộ trách nhiệm tài sản giống như họ không thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ hợp đồng kinh tế;
b) Nếu đơn vị đó đã giải thể, thì cơ quan ra quyết định giải thể phải giải quyết hậu quả của việc hợp đồng kinh tế không được thực hiện hoặc thực hiện không đầy đủ.
2- Trong trường hợp bên có quan hệ hợp đồng kinh tế với bên chuyển giao yêu cầu thanh lý hợp đồng kinh tế đã ký mà không chuyển cho bên nhận chuyển giao để tiếp tục thực hiện hợp đồng, thì hoặc không được quyền đòi phạt hợp đồng hoặc bồi thường thiệt hại do phải thanh lý hợp đồng trước thời hạn hợp đồng hết hiệu lực.
a) Cơ quan ra quyết định giải thể phải giải quyết hậu quả của việc không thanh lý các hợp đồng kinh tế đã bị đình chỉ do pháp nhân giải thể;
b) Đại diện của pháp nhân đã ký hoặc đã uỷ quyền cho người khác ký hợp đồng kinh tế phải chịu trách nhiệm cá nhân trước pháp luật.
- Phí tổn đã thực hiện công việc của hợp đồng kinh tế mà bên thực hiện không thu hồi lại được (bao gồm cả phí tổn vận chuyển, bảo quản);
- Phí tổn về nguyên vật liệu chuẩn bị cho việc thực hiện công việc của hợp đồng kinh tế sau khi tận dụng, thanh lý chưa bù đắp đủ giá trị ban đầu của nó;
- Tiền phạt hợp đồng và tiền bồi thường thiệt hại đã phải trả do thay đổi, huỷ bỏ hoặc đình chỉ thực hiện hợp đồng kinh tế.
2- Việc thanh lý hợp đồng kinh tế phải được làm bằng văn bản riêng, trong đó cần có những nội dung chính sau đây:
a) Xác nhận mức độ thực hiện nội dung công việc đã thoả thuận trong hợp đồng của các bên, từ đó xác định nghĩa vụ của các bên sau khi thanh lý hợp đồng;
b) Xác định các khoản thuộc trách nhiệm tài sản, hậu quả pháp lý của các bên trong quan hệ hợp đồng (nếu có) do phải thanh lý trước khi hợp đồng kinh tế hết hiệu lực.
3- Từ thời gian các bên đã ký vào biên bản thanh lý, quan hệ hợp đồng kinh tế đó coi như đã được chấm dứt. Riêng quyền và nghĩa vụ của mỗi bên được xác nhận trong biên bản thanh lý vẫn có hiệu lực pháp luật cho đến khi các bên hoàn thành nghĩa vụ của mình.
Trách nhiệm tài sản mà bên vi phạm phải trả cho bên bị vi phạm gồm:
a) Tiền phạt vi phạm hợp đồng kinh tế theo mức phạt mà các bên đã thoả thuận trong hợp đồng và phù hợp với khung phạt đã được quy định tại điều 13 của Nghị định này. Nếu trong hợp đồng kinh tế không quy định mức phạt hoặc có quy định nhưng không phù hợp với khung phạt, khi có tranh chấp, Trọng tài kinh tế áp dụng theo khung phạt đã được quy định;
- Chủ tịch Hội đồng Bộ trưởng.
- Trưởng ban chỉ huy chống lụt bão Trung ương.
- Chủ tịch Uỷ ban nhân dân tỉnh, thành phố, đặc khu trực thuộc Trung ương.
Chủ tịch Trọng tài kinh tế Nhà nước hướng dẫn thi hành Nghị định này.
|
Võ Văn Kiệt (Đã ký) |