CHÍNH
PHỦ
-------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập – Tự do – Hạnh phúc
--------------
|
Số:
118/2010/NĐ-CP
|
Hà
Nội, ngày 29 tháng 12 năm 2010
|
NGHỊ ĐỊNH
SỬA ĐỔI, BỔ SUNG MỘT SỐ ĐIỀU CỦA CÁC NGHỊ ĐỊNH QUY ĐỊNH VỀ VIỆC
ÁP DỤNG BIỆN PHÁP ĐƯA VÀO CƠ SỞ GIÁO DỤC, TRƯỜNG GIÁO DƯỠNG
CHÍNH PHỦ
Căn cứ Luật Tổ chức Chính phủ
ngày 25 tháng 12 năm 2001;
Căn cứ Pháp lệnh Xử lý vi phạm hành chính năm 2002 đã được sửa đổi, bổ sung
theo Pháp lệnh số 04/2008/UBTVQH12 ngày 02 tháng 4 năm 2008;
Xét đề nghị của Bộ trưởng Bộ Công an,
NGHỊ ĐỊNH:
Điều
1. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 76/2003/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2003 quy định và hướng dẫn cụ thể việc áp
dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
1. Điều 22 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 22. Điều
chuyển trại viên
Để phù hợp với
quy mô quản lý trại viên của các cơ sở giáo dục hoặc do yêu cầu nghiệp vụ, Tổng
cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp ra quyết định
điều chuyển trại viên từ cơ sở giáo dục này sang cơ sở giáo dục khác theo quy định
của Bộ Công an.”
2. Khoản 3 Điều 25 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Tổng cục trưởng
Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp quyết định việc giảm thời
hạn, tạm đình chỉ hoặc miễn chấp hành theo quy định tại khoản 1 và khoản 2 Điều
này trên cơ sở đề nghị của Giám đốc cơ sở giáo dục. Quyết định này phải được gửi
đến Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định đưa người đó vào cơ
sở giáo dục và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi họ cư trú.”
3. Khoản 1 Điều 26 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“1. Khi người bị
đưa vào cơ sở giáo dục đã chấp hành xong thời hạn đưa vào cơ sở giáo dục thì
Giám đốc cơ sở giáo dục cấp Giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao Giấy chứng
nhận đến Tổng cục Cảnh sát thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân cấp tỉnh nơi đã ra quyết định và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người
đó cư trú.
Trong trường hợp
người đó đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Giám đốc
cơ sở giáo dục phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý,
giáo dục tiếp theo gửi cơ quan Công an cấp huyện và Ủy ban nhân dân cấp xã nơi
người đó cư trú.
Trong thời hạn
năm ngày, kể từ khi về địa phương, người đã chấp hành xong thời hạn đưa vào cơ
sở giáo dục phải đến trình diện Công an xã, phường, thị trấn nơi họ về cư trú.”
Điều
2. Sửa đổi, bổ sung Nghị định số
125/2008/NĐ-CP ngày 11 tháng 12 năm 2008 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 76/2003/NĐ-CP ngày 27 tháng 6 năm 2003 quy định và hướng dẫn cụ thể việc
áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở giáo dục.
1. Khoản 12 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“Điều 28. Chế
độ ăn mặc
1. Mỗi năm, mỗi
trại viên được cấp 02 bộ quần áo dài, 02 bộ quần áo lót, 02 khăn mặt, 01 đôi
dép, 02 bàn chải đánh răng, 02 chiếc chiếu cá nhân, 01 áo mưa, 01 chiếc mũ che
mưa, nắng; mỗi quý được cấp 01 hộp kem đánh răng 150 gam, 0,6 kg xà phòng; 02
năm được cấp 01 chăn sợi, 01 màn; đối với trại viên ở các cơ sở giáo dục từ Thừa
Thiên Huế trở ra được cấp thêm 01 áo ấm và 01 chăn bông nhưng không quá 02 kg
dùng trong 02 năm.
Trại viên là phụ
nữ được cấp tiền vệ sinh cá nhân mỗi tháng tương đương với 02 kg gạo tẻ thường
tính theo giá thị trường của từng địa phương.
2. Định mức ăn
hàng tháng của trại viên được quy định như sau: gạo tẻ thường 17 kg, thịt hoặc
cá 1,5 kg, đường loại bình thường 0,5 kg, muối 01 kg, bột ngọt 100 gam, nước mắm
01 lít, rau xanh 15 kg, chất đốt 15 kg củi hoặc tương đương. Ngày lễ, ngày Tết
dương lịch được ăn thêm không quá 03 lần tiêu chuẩn ngày thường; các ngày Tết
Nguyên đán được ăn thêm không quá 05 lần tiêu chuẩn ngày thường. Đối với những
người lao động nặng hoặc trong môi trường độc hại có thể tăng thêm 15% so với
tiêu chuẩn, định lượng trên. Các tiêu chuẩn ăn được tính theo giá thị trường của
từng địa phương.
3. Chế độ ăn,
nghỉ của trại viên bị bệnh do Giám đốc cơ sở giáo dục quyết định theo chỉ định
của cơ sở y tế.”
2. Điểm 2 khoản 14 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Căn cứ vào
điều kiện cụ thể cơ sở giáo dục, Giám đốc cơ sở giáo dục tổ chức khám sức khỏe
định kỳ và có biện pháp phòng bệnh cho trại viên. Tiền thuốc, khám, chữa bệnh
thường xuyên hàng tháng cho mỗi trại viên được cấp tương đương với 02 kg gạo tẻ
thường theo giá thị trường của từng địa phương.
Trường hợp trại
viên bị bệnh, thì căn cứ vào chỉ định của cán bộ y tế, Giám đốc cơ sở giáo dục
xét cho họ tạm nghỉ lao động, học tập hoặc giảm định mức, giảm giờ lao động
trong thời gian bị bệnh; trường hợp cần thiết thì cho điều trị tại bệnh xá của
cơ sở hoặc cho đi bệnh viện; trường hợp bệnh nặng, cần đưa về gia đình điều trị
thì Giám đốc cơ sở giáo dục báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành
án hình sự và hỗ trợ tư pháp ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định
theo quy định tại Điều 25 Nghị định này.
Trường hợp trại
viên bị thương tích do tai nạn lao động, thiên tai, hỏa hoạn thì Giám đốc cơ sở
giáo dục phải làm các thủ tục để thực hiện chế độ trợ cấp cho trại viên theo
quy định.
Trường hợp trại
viên có biểu hiện mắc bệnh tâm thần thì Giám đốc cơ sở giáo dục có văn bản gửi
Bệnh viện tâm thần Trung ương theo khu vực và cử cán bộ đưa trại viên đến để đề
nghị giám định tâm thần. Các bệnh viện tâm thần Trung ương theo khu vực có
trách nhiệm giám định tâm thần cho trại viên và có kết luận bằng văn bản gửi
Giám đốc cơ sở giáo dục để giải quyết theo quy định của pháp luật.”
Điều
3. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 142/2003/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2003 quy định việc áp dụng biện pháp xử
lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng
1. Khoản 2 Điều 38 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Trong thời hạn
năm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị xét giảm hoặc miễn của Hiệu trưởng trường
giáo dưỡng, Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư
pháp có trách nhiệm xem xét và ra quyết định giảm hoặc miễn chấp hành phần thời
gian còn lại quy định tại khoản 1 Điều này. Các quyết định này được gửi cho Chủ
tịch Ủy ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Ủy
ban nhân dân cấp xã nơi lập hồ sơ và học sinh được xét giảm hoặc miễn chấp hành
phần thời gian còn lại.”
2. Khoản 2 Điều 39 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“2. Khi người được
đưa vào trường giáo dưỡng đã chấp hành xong quyết định thì Hiệu trưởng trường
giáo dưỡng cấp Giấy chứng nhận cho người đó và gửi bản sao Giấy chứng nhận đến
Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp, Chủ tịch Ủy ban nhân
dân cấp huyện nơi đã ra quyết định, Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú
và cho cha mẹ hoặc người giám hộ của người đó.”
Trường hợp người
đã chấp hành xong quyết định mà vẫn chưa thực sự tiến bộ thì Hiệu trưởng trường
giáo dưỡng phải có bản nhận xét riêng và kiến nghị các biện pháp quản lý, giáo
dục tiếp theo gửi Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp xã nơi người đó cư trú và cơ
quan Công an cấp huyện nơi đã lập hồ sơ đề nghị đưa họ vào trường giáo dưỡng.”
Điều
4. Sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị định
số 66/2009/NĐ-CP ngày 01 tháng 8 năm 2009 sửa đổi, bổ sung một số điều của Nghị
định số 142/2003/NĐ-CP ngày 24 tháng 11 năm 2003 quy định việc áp dụng biện
pháp xử lý hành chính đưa vào trường giáo dưỡng.
1. Điểm 3 khoản 14 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung như sau:
“3. Quy mô mỗi
trường giáo dưỡng được quản lý từ 500 đến 1500 học sinh. Căn cứ vào tình hình
và điều kiện cụ thể, Bộ trưởng Bộ Công an quyết định quy mô của từng trường và
địa điểm xây dựng trường giáo dưỡng. Trường giáo dưỡng có trên 1000 học sinh có
thể thành lập các phân hiệu theo quy định của Bộ Công an.
Nếu số học sinh
vượt quá quy mô của trường hoặc vì lý do chính đáng, cần thiết khác mà phải điều
chuyển học sinh từ trường giáo dưỡng này sang trường giáo dưỡng khác thì Tổng cục
trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp ra quyết định điều
chuyển theo quy định của Bộ Công an. Quyết định điều chuyển phải được gửi cho Ủy
ban nhân dân cấp huyện nơi đã ra quyết định đưa vào trường giáo dưỡng, Ủy ban
nhân dân cấp xã nơi học sinh cư trú, cha mẹ hoặc người giám hộ của học sinh.”
2. Điểm 2, điểm 3, điểm 4 khoản 21 Điều 1 được sửa đổi, bổ sung
như sau:
“2. Học sinh bị ốm
được điều trị tại cơ sở y tế của trường giáo dưỡng. Trường hợp học sinh bị ốm nặng
vượt quá khả năng điều trị tại cơ sở y tế của trường giáo dưỡng thì đưa đi bệnh
viện điều trị, nếu gia đình có đơn bảo lãnh xin đưa về gia đình điều trị, thì
Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải báo cáo, đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh
sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành
quyết định tại trường giáo dưỡng.
Trong thời hạn
năm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Tổng cục
trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm
xem xét, ra quyết định tạm đình chỉ chấp hành quyết định tại trường giáo dưỡng.
Trường hợp học
sinh được tạm đình chỉ để đưa về gia đình điều trị, thì gia đình phải chi trả toàn
bộ kinh phí khám, chữa bệnh cho học sinh.
3. Trường hợp học
sinh bị ốm nặng phải đưa đến bệnh viện điều trị lâu dài, thì trong thời hạn bảy
ngày, kể từ ngày đưa học sinh đến bệnh viện, Hiệu trưởng trường giáo dưỡng phải
báo cáo Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp
biết. Kinh phí khám, chữa bệnh cho học sinh do ngân sách nhà nước cấp. Trường
giáo dưỡng trực tiếp thanh toán tiền viện phí cho bệnh viện nơi học sinh được
chuyển đến để điều trị. Trong thời gian học sinh điều trị tại bệnh viện, trường
giáo dưỡng có trách nhiệm chăm sóc học sinh, nếu học sinh có gia đình thì phối
hợp với gia đình chăm sóc họ; trường giáo dưỡng có trách nhiệm quản lý chặt chẽ,
không để học sinh có điều kiện trốn hoặc vi phạm pháp luật.
Trường hợp học
sinh có biểu hiện mắc bệnh tâm thần thì Hiệu trưởng trường giáo dưỡng có văn bản
gửi Bệnh viện tâm thần Trung ương theo khu vực, đồng thời, cử cán bộ đưa học
sinh đến để giám định tâm thần. Các bệnh viện tâm thần trung ương theo khu vực
có trách nhiệm giám định cho học sinh theo đề nghị của Hiệu trưởng trường giáo
dưỡng và có kết luận bằng văn bản gửi Hiệu trưởng trường giáo dưỡng để làm thủ
tục theo quy định của pháp luật.
Thời gian học
sinh điều trị bệnh quy định tại khoản 2 và khoản 3 Điều này được tính vào thời
gian thi hành quyết định. Một ngày điều trị được tính bằng một ngày chấp hành
quyết định. Nếu sau khi sức khỏe được phục hồi mà thời hạn chấp hành quyết định
còn lại từ sáu tháng trở lên thì học sinh phải tiếp tục chấp hành quyết định tại
trường giáo dưỡng. Nếu thời gian còn lại dưới sáu tháng, thì Hiệu trưởng trường
giáo dưỡng báo cáo đề nghị Tổng cục trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự
và hỗ trợ tư pháp xem xét, ra quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại
cho học sinh đó.
4. Đối với trường
hợp học sinh mắc bệnh hiểm nghèo hoặc phụ nữ có thai thì được miễn chấp hành phần
thời gian còn lại. Trong thời hạn năm ngày, kể từ ngày nhận được đề nghị xét miễn
chấp hành phần thời gian còn lại của Hiệu trưởng trường giáo dưỡng, Tổng cục
trưởng Tổng cục Cảnh sát Thi hành án hình sự và hỗ trợ tư pháp có trách nhiệm
xem xét và ra quyết định miễn chấp hành phần thời gian còn lại cho học sinh
đó.”
Điều
5. Hiệu lực thi hành
Nghị định này có
hiệu lực thi hành kể từ ngày 15 tháng 02 năm 2011.
Điều
6. Trách nhiệm thi hành
1. Bộ trưởng Bộ
Công an chịu trách nhiệm tổ chức thực hiện và hướng dẫn, kiểm tra việc thực hiện
Nghị định này.
2. Các Bộ trưởng,
Thủ trưởng cơ quan ngang Bộ, Thủ trưởng cơ quan thuộc Chính phủ, Chủ tịch Ủy
ban nhân dân tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương chịu trách nhiệm thi hành
Nghị định này./.
Nơi nhận:
- Ban Bí thư Trung ương Đảng;
- Thủ tướng, các Phó Thủ tướng Chính phủ;
- Các Bộ, cơ quan ngang Bộ, cơ quan thuộc CP;
- VP BCĐ TW về phòng, chống tham nhũng;
- HĐND, UBND các tỉnh, TP trực thuộc TW;
- Văn phòng Trung ương và các Ban của Đảng;
- Văn phòng Chủ tịch nước;
- Hội đồng Dân tộc và các Ủy ban của Quốc hội;
- Văn phòng Quốc hội;
- Tòa án nhân dân tối cao;
- Viện kiểm sát nhân dân tối cao;
- Kiểm toán Nhà nước;
- Ủy ban Giám sát tài chính Quốc gia;
- Ngân hàng Chính sách Xã hội;
- Ngân hàng Phát triển Việt Nam;
- UBTW Mặt trận Tổ quốc Việt Nam;
- Cơ quan Trung ương của các đoàn thể;
- VPCP: BTCN, các PCN, Cổng TTĐT, các Vụ, Cục, đơn vị trực thuộc, Công báo;
- Lưu: Văn thư, NC (5b)
|
TM.
CHÍNH PHỦ
THỦ TƯỚNG
Nguyễn Tấn Dũng
|