Dự thảo Luật Công tác xã hội

Số hiệu Khongso
Ngày ban hành 27/11/2018
Ngày có hiệu lực
Loại văn bản Luật
Cơ quan ban hành Quốc hội
Người ký ***
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

QUỐC HỘI
---------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

DỰ THẢO

 

 

LUẬT

CÔNG TÁC XÃ HỘI

Chương 1

QUY ĐỊNH CHUNG

Điều 1. Phạm vi điều chỉnh

Luật này quy định vai trò, nhiệm vụ của công tác xã hội, quyền và nghĩa vụ của người sử dụng dịch vụ công tác xã hội; tiêu chuẩn, điều kiện, quyền và nghĩa vụ của người hành nghề công tác xã hội; cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội; quy trình, thủ tục thực hiện dịch vụ công tác xã hội; các điều kiện bảo đảm cung cấp dịch vụ công tác xã hội; trách nhiệm của cơ quan, tổ chức, cá nhân đối với công tác xã hội.

Điều 2. Đối tượng áp dụng

Luật này áp dụng đối với cơ quan, tổ chức, cá nhân tham gia cung cấp hoặc thụ hưởng các dịch vụ công tác xã hội trong các lĩnh vực phúc lợi xã hội, y tế, giáo dục, tư pháp và các lĩnh vực khác theo quy định của pháp luật.

Điều 3. Giải thích từ ngữ

Trong Luật này, các từ ngữ dưới đây được hiểu như sau:

1. Đối tượng phục vụ của công tác xã hội là cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng sử dụng dịch vụ công tác xã hội (sau đây gọi chung là người sử dụng dịch vụ).

2. Dịch vụ công tác xã hội là các hoạt động công tác xã hội đối với cá nhân, nhóm, gia đình và cộng đồng, được thực hiện bởi những người làm công tác xã hội tại các cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, các đơn vị sự nghiệp công lập và ngoài công lập theo quy định của pháp luật.

3. Người làm công tác xã hội người làm một hoặc nhiều hoạt động của công tác xã hội.

4. Người hành nghề công tác xã hội người làm công tác xã hội, được đào tạo và có kiến thức, kỹ năng, nghiệp vụ về công tác xã hội; được cấp chứng chỉ hành nghề theo quy định của pháp luật.

5. Chứng chỉ hành nghề công tác xã hội là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho người có đủ điều kiện hành nghề công tác xã hội theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là chứng chỉ hành nghề).

6. Đạo đức nghề công tác xã hội là các chuẩn mực đạo đức mà người làm công tác xã hội, đặc biệt là người hành nghề công tác xã hội phải tuân thủ trong quá trình cung cấp dịch vụ công tác xã hội cho người sử dụng dịch vụ công tác xã hội.

7. Cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội là cơ sở được cấp giấy phép hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội và được thành lập theo quy định tại Luật này.

8. Giấy phép hoạt động cung cấp dịch vụ công tác xã hội là văn bản do cơ quan nhà nước có thẩm quyền cấp cho cơ sở cung cấp dịch vụ công tác xã hội, tổ chức có khả năng cung ứng dịch vụ công tác xã hội có đủ tiêu chí, điều kiện hoạt động theo quy định của Luật này (sau đây gọi chung là giấy phép hoạt động).

Điều 4. Vai trò, nhiệm vụ của công tác xã hội

1. Công tác xã hội quy định tại Luật này được hiểu là các hoạt động phòng ngừa, can thiệp - trị liệu, phục hồi chức năng và hỗ trợ cá nhân, nhóm, gia đình và phát triển cộng đồng; đồng thời thúc đẩy tạo lập môi trường xã hội, chính sách, nguồn lực và dịch vụ góp phần bảo đảm an sinh xã hội và hạnh phúc của người dân.

2. Vai trò của công tác xã hội

a) Nâng cao năng lực, thúc đẩy khả năng tự giải quyết vấn đề của cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng.

b) Kết nối đối tượng với hệ thống các nguồn lực, dịch vụ và cơ hội trong xã hội.

c) Thúc đẩy hiệu quả và tính nhân văn của các hệ thống cung cấp nguồn lực và dịch vụ xã hội.

d) Phát triển và cải thiện chính sách xã hội.

3. Nhiệm vụ của công tác xã hội

a) Cung cấp các dịch vụ can thiệp hoặc hỗ trợ trực tiếp như tham vấn, quản lý ca công tác xã hội với cá nhân, công tác xã hội với nhóm và phát triển cộng đồng.

b) Điều phối, kết nối, chuyển gửi các cá nhân, gia đình, nhóm và cộng đồng có khó khăn và nhu cầu đến các dịch vụ, nguồn lực phù hợp.

[...]
4
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ