Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 98/KH-UBND triển khai Chương trình hành động thực hiện chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư năm 2024 do tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành

Số hiệu 98/KH-UBND
Ngày ban hành 01/03/2024
Ngày có hiệu lực 01/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Thanh Bình
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 98/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 01 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG THỰC HIỆN MỘT SỐ CHỦ TRƯƠNG, CHÍNH SÁCH CHỦ ĐỘNG THAM GIA CUỘC CÁCH MẠNG CÔNG NGHIỆP LẦN THỨ TƯ NĂM 2024

Căn cứ Kế hoạch số 133/KH-UBND ngày 27 tháng 5 năm 2020 của UBND tỉnh Thừa Thiên Huế thực hiện Nghị quyết số 52-NQ/TW ngày 27 tháng 9 năm 2019 của Bộ Chính trị và Nghị quyết số 50/NQ-CP ngày 17 tháng 4 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư, UBND tỉnh Thừa Thiên Huế ban hành Kế hoạch triển khai Chương trình hành động thực hiện một số chủ trương, chính sách chủ động tham gia cuộc cách mạng công nghiệp lần thứ tư (CMCN 4.0) năm 2024, với những nội dung chính sau đây:

I. MỤC TIÊU

1. Tiếp tục hoàn thiện Đề án Khu Công nghệ cao tỉnh Thừa Thiên Huế đã được đưa vào Quy hoạch tỉnh thời kỳ 2021 - 2030, tầm nhìn đến năm 2050, trình Bộ Khoa học và Công nghệ (KH&CN) thẩm định trình Thủ tướng Chính phủ phê duyệt. Phát triển Viện Công nghệ sinh học, Đại học Huế trở thành Trung tâm công nghệ sinh học quốc gia; xây dựng Trung tâm Khởi nghiệp Đổi mới sáng tạo Thừa Thiên Huế trở thành trung tâm đổi mới sáng tạo tầm quốc gia.

2. Triển khai 01-02 hạng mục, dự án thành phần của Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh. Có ít nhất 01 giải thưởng ứng dụng công nghệ thông tin (CNTT) và truyền thông trong các Hội thi về Sáng tạo Khoa học kỹ thuật, cuộc thi sáng chế, giải thưởng KH&CN toàn quốc.

3. Xây dựng 01-02 cơ chế chính sách khuyến khích, ưu đãi đối với doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghệ số; 100% hệ thống thông tin cơ sở được hoàn thiện, đổi mới và hiện đại hóa; thay đổi phương thức truyền dẫn của hệ thống Truyền thanh trên cơ sở ứng dụng CNTT, 80% thông tin được cung cấp thông qua nền tảng số và cơ sở dữ liệu, 30% phạm vi toàn tỉnh được triển khai hệ thống băng thông rộng chất lượng cao.

4. Tiếp tục nghiên cứu và triển khai Chương trình giáo dục STEM đến 100% giáo viên trên địa bàn toàn tỉnh; xây dựng 01-02 câu lạc bộ trí tuệ nhân tạo, Internet vạn vật, công nghệ tự động hóa, robotics trong các trường THPT và trường Đại học, Cao đẳng.

5. Triển khai 02-03 dự án ứng dụng tiến bộ KH&CN vào phát triển nông nghiệp công nghệ cao, nông nghiệp hữu cơ.

II. NỘI DUNG, NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU

1. Công tác thông tin tuyên truyền và đổi mới tư duy, nhận thức, tăng cường vai trò lãnh đạo của Đảng, quản lý của Nhà nước, phát huy sự tham gia của Mặt trận Tổ quốc, các tổ chức chính trị - xã hội

- Tổ chức 02-03 hội nghị, hội thảo nhằm nâng cao nhận thức về cuộc CMCN 4.0, chuyển đổi số, khuyến nghị các giải pháp phát triển và ứng dụng CNTT trở thành lĩnh vực công nghệ quan trọng của Thừa Thiên Huế; tập huấn, hướng dẫn, hỗ trợ kết nối các doanh nghiệp có đủ năng lực, công nghệ ứng dụng số vào sản xuất kinh doanh và tham gia thực hiện các dự án thuộc các chương trình nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ có ứng dụng các công nghệ mới của CMCN 4.0.

- Tiếp tục triển khai các hoạt động như: ứng dụng các kênh truyền thông như Hue-S, mạng xã hội, cổng/trang thông tin điện tử để nâng cao nhận thức về chuyển đổi số cho người dân, tạo điều kiện tiếp cận các dịch vụ Chính phủ số; tích hợp nền tảng đào tạo kỹ năng số cho người dân trên nền tảng Hue-S; ứng dụng các nền tảng, kênh tương tác trực tuyến giữa cơ quan nhà nước và người dân, doanh nghiệp; phổ cập điện thoại thông minh đến mọi người dân.

2. Đổi mới và hoàn thiện Khung chính sách phục vụ phát triển kinh tế và thu hút đầu tư

- Xây dựng và đề xuất các cơ chế ưu đãi cao nhất theo quy định của pháp luật đối với doanh nghiệp KH&CN, doanh nghiệp công nghệ số. Đặc biệt, xây dựng chính sách ưu tiên doanh nghiệp mới tham gia phát triển Chính quyền điện tử và Đô thị thông minh tại Thừa Thiên Huế. Tập trung hỗ trợ, có chính sách riêng cho phát triển các ngành ưu tiên như: Công nghệ thông tin và truyền thông, điện tử - viễn thông, trí tuệ nhân tạo, an toàn an ninh mạng, công nghệ sinh học, điện tử y sinh, du lịch số, công nghiệp văn hóa số, y tế, giáo dục và đào tạo.

- Xây dựng và hoàn thiện khung chính sách thử nghiệm (regulatory sandbox) đối với một số chính sách chưa được pháp luật quy định áp dụng đối với hệ sinh thái đổi mới sáng tạo, hệ sinh thái khởi nghiệp nền tảng số và sự phát triển đặc thù như áp dụng các thành tựu KH&CN trong phát triển di sản, giải quyết tình trạng biến đổi khí hậu vùng đầm phá, ven biển.

- Huy động mọi nguồn lực xã hội đầu tư cho các hoạt động nghiên cứu khoa học, phát triển nguồn nhân lực và ứng dụng công nghệ, đổi mới sáng tạo. Nghiên cứu các chính sách cho sự phát triển của các mô hình và hoạt động kinh tế mới như kinh tế số, kinh tế chia sẻ, kinh tế tuần hoàn, kinh tế dựa trên đổi mới sáng tạo.

- Triển khai có hiệu quả Chương trình Ứng dụng KH&CN trong sản xuất nông nghiệp công nghệ cao đã được UBND tỉnh phê duyệt tại Chương trình số 165/CTr-UBND ngày 28/4/2023 về ứng dụng KH&CN vào sản xuất nông nghiệp công nghệ cao tỉnh Thừa Thiên Huế giai đoạn 2023-2030.

- Tổ chức triển khai các hoạt động lồng ghép các lớp tập huấn về ứng dụng công nghệ thông tin và CMCN 4.0 để hỗ trợ người dân địa phương đưa nông sản, đặc biệt là nông sản vùng xa, vùng cao, miền núi lên sàn thương mại điện tử, thúc đẩy phát triển kinh tế số nông nghiệp, nông thôn trên địa bàn tỉnh, góp phần tiêu thụ các sản phẩm chủ lực của địa phương qua các kênh bán hàng trên môi trường mạng.

3. Phát triển cơ sở hạ tầng thiết yếu đáp ứng yêu cầu của CMCN 4.0

- Triển khai hệ thống băng thông rộng chất lượng cao trên phạm vi toàn tỉnh. Tạo điều kiện thuận lợi nhất để doanh nghiệp tư nhân có đủ năng lực tham gia xây dựng hạ tầng cống bể, hạ tầng ngầm, hạ tầng viễn thông và các hạ tầng khác phục vụ cho chuyển đổi số.

- Thực hiện chuyển đổi số trong cơ quan nhà nước và một số ngành kinh tế- dịch vụ của tỉnh, đáp ứng nhu cầu triển khai xây dựng chính quyền điện tử và phát triển các dịch vụ đô thị thông minh. Đầu tư, hoàn thiện Trung tâm Giám sát điều hành an toàn thông tin, an ninh mạng của tỉnh, bảo đảm các phương án giám sát, phòng ngừa mã độc, chống thất thoát thông tin, dữ liệu, xử lý sự cố, vấn đề về an ninh mạng, an toàn thông tin, bảo đảm an toàn an ninh mạng trong điều kiện tiên quyết để đưa các ứng dụng và dữ liệu lên mạng.

- Hoàn thiện hạ tầng thanh toán số để tạo điều kiện thúc đẩy giao dịch trực tuyến và không sử dụng tiền mặt trong cơ quan nhà nước và một số ngành kinh tế trọng điểm của tỉnh. Triển khai thẻ điện tử, vé điện tử, tích hợp dịch vụ thanh toán thống nhất trên nền tảng di động.

- Nghiên cứu làm chủ và ứng dụng công nghệ sinh học tiên tiến trong lĩnh vực y-dược, ứng dụng công nghệ hiện đại trong công tác dự phòng, khám bệnh, chữa bệnh.

4. Phát triển và nâng cao năng lực đổi mới sáng tạo và đẩy mạnh ứng dụng nền tảng số trong các lĩnh vực kinh tế - xã hội

- Thúc đẩy phát triển khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo trên nền tảng số để tạo sự phát triển đột phá đối với các lĩnh vực kinh tế - xã hội của tỉnh nhà, đặc biệt là các lĩnh vực có lợi thế của tỉnh như Giáo dục, Y tế, Du lịch, Nông nghiệp, Thương mại điện tử…

- Triển khai Kế hoạch phát triển Thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh, trong đó ưu tiên phát triển thị trường thương mại điện tử trên địa bàn tỉnh gắn với thanh toán số và dịch vụ chuyển phát; khuyến khích phát triển các ứng dụng 3D, ứng dụng thực tải ảo (AR) và ứng dụng nền tảng số cho thương mại điện tử.

- Hỗ trợ thương mại hóa, phát triển các ý tưởng, dự án khởi nghiệp đổi mới sáng tạo đạt giải Cuộc thi Khởi nghiệp đổi mới sáng tạo các năm từ 2020-2023.

[...]