Kế hoạch 935/KH-UBND năm 2023 thực hiện Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre

Số hiệu 935/KH-UBND
Ngày ban hành 24/02/2023
Ngày có hiệu lực 24/02/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Minh Cảnh
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 935/KH-UBND

Bến Tre, ngày 24 tháng 02 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021-2030 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030;

Căn cứ Quyết định số 125/QĐ-BNN-TCTS ngày 04/01/2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch thực hiện Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 09/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030;

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh Bến Tre, với nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Triển khai có hiệu quả Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29/7/2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn tỉnh; kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm trong các hoạt động thủy sản; phòng ngừa và giải quyết các sự cố môi trường; bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản và môi trường sống, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; nâng cao năng lực thích ứng biến đổi khí hậu, giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; từng bước xây dựng mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong hoạt động thủy sản để bảo vệ môi trường và phát triển bền vững ngành thủy sản của tỉnh.

2. Mục tiêu cụ thể đến năm 2030

- Nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản được điều tra, đánh giá, quản lý và kiểm soát; chấm dứt việc sử dụng các loại hóa chất độc hại trong nuôi trồng thủy sản gây ô nhiễm nguồn nước và làm suy giảm đa dạng sinh học.

- Kiểm kê, đánh giá nguồn lợi tự nhiên thủy sản tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển bền vững ngành thủy sản.

- Xử lý các vấn đề môi trường trong hoạt động thủy sản; tăng cường năng lực phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong ngành thủy sản.

- Hoạt động quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản được triển khai hiệu quả; tham gia xây dựng cơ sở dữ liệu về quan trắc môi trường thủy sản để tích hợp vào cơ sở dữ liệu môi trường của bộ, quốc gia.

- Hoạt động bảo tồn, bảo vệ và phát triển nguồn lợi thủy sản; bảo vệ môi trường sống các loài thủy sinh, phục hồi hệ sinh thái quan trọng đối với nguồn lợi thủy sản (thảm cỏ biển, rạn san hô,...) được triển khai hiệu quả, góp phần ngăn chặn suy giảm đa dạng sinh học; thực hiện cụ thể hóa kế hoạch hành động của Trung ương về bảo tồn, bảo vệ và tái tạo một số loài thủy sản ưu tiên bảo vệ trên địa bàn tỉnh.

- 100% cán bộ, công chức, viên chức lĩnh vực thủy sản; 80% doanh nghiệp thủy sản; từ 30-50% ngư dân, hộ nuôi trồng thủy sản trên địa bàn tỉnh được tập huấn/phổ biến pháp luật, đề án, kế hoạch bảo vệ môi trường ngành thủy sản.

- Góp phần nâng cao năng lực thích ứng với biến đổi khí hậu và đẩy mạnh giảm nhẹ phát thải khí nhà kính; duy trì hàng năm 8% diện tích nuôi trồng thủy sản áp dụng quy trình thực hành nuôi trồng thủy sản tốt và bền vững.

- Mô hình kinh tế tuần hoàn, kinh tế xanh trong chuỗi giá trị thủy sản được nghiên cứu, áp dụng và từng bước được nhân rộng.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

a) Thực hiện rà soát văn bản quản lý nhà nước về bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản

- Phối hợp rà soát, đề xuất bộ, ngành Trung ương xây dựng/sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật liên quan đến bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản.

- Cập nhật, phổ biến và triển khai kịp thời các quy định, hướng dẫn của bộ, ngành Trung ương về phòng ngừa, kiểm soát nguồn thải trong hoạt động thủy sản; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản; quy định thực hiện mục tiêu thu gom, giảm thiểu chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản.

b) Chủ động phòng ngừa, quản lý, kiểm soát nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản; quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích)

- Thực hiện điều tra, đánh giá lượng thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản trên địa bàn tỉnh (hoạt động khai thác thủy sản, vùng nuôi trồng thủy sản, hoạt động tại cảng cá, cơ sở chế biến thủy sản); gắn với dự án “Điều tra, thống kê, phân loại, đánh giá các nguồn thải gây ô nhiễm môi trường, sự cố môi trường biển” của tỉnh và đề xuất giải pháp quản lý.

- Căn cứ Kế hoạch của Trung ương, xây dựng và ban hành kế hoạch quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp kiểm soát chất thải từ các hoạt động thủy sản trên địa bàn tỉnh.

- Tăng cường công tác theo dõi, giám sát hoạt động bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản tại cơ sở; chủ động, kịp thời xử lý, giải quyết các vấn đề phát sinh về môi trường trong hoạt động thủy sản.

- Triển khai hoạt động quan trắc môi trường thường niên (đất, nước, trầm tích) tại các vùng nuôi tập trung, hệ thống cảng cá/khu neo đậu tránh trú bão, nguồn cung nước đầu vào và đầu ra cho các vùng nuôi trồng thủy sản, các khu vực chế biến thủy sản, khu bảo tồn biển và khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản. Thực hiện đầy đủ, kịp thời công tác quan trắc, cảnh báo và giám sát môi trường vùng nuôi theo kế hoạch phòng chống dịch bệnh thủy sản trên địa bàn tỉnh được Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành hàng năm.

- Thực thi quy định tại Phụ lục V của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra.

[...]
6
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ