Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 193/KH-UBND năm 2023 triển khai Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021-2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng

Số hiệu 193/KH-UBND
Ngày ban hành 11/10/2023
Ngày có hiệu lực 11/10/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Đà Nẵng
Người ký Trần Chí Cường
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 193/KH-UBND

Đà Nẵng, ngày 11 tháng 10 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI ĐỀ ÁN BẢO VỆ MÔI TRƯỜNG TRONG HOẠT ĐỘNG THỦY SẢN GIAI ĐOẠN 2021 - 2030 TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ ĐÀ NẴNG

Thực hiện Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 - 2030; Quyết định số 125/QĐ-BNN-TCTS ngày 04 tháng 01 năm 2023 của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn về việc Ban hành Kế hoạch của Bộ Nông nghiệp và Phát triển nông thôn thực hiện Quyết định số 911/QĐ-TTg ngày 29 tháng 7 năm 2022 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 - 2030. Chủ tịch UBND thành phố Đà Nẵng ban hành Kế hoạch thực hiện Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản giai đoạn 2021 - 2030 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng, với nội dung chủ yếu như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Đảm bảo tổ chức triển khai thực hiện các nhiệm vụ nghiêm túc, kịp thời, hiệu quả nhằm đạt được các mục tiêu của Đề án bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản và góp phần thực hiện các mục tiêu Chiến lược phát triển thủy sản đến năm 2030, tầm nhìn đến năm 2045 trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đã được UBND thành phố Đà Nẵng phê duyệt tại Quyết định số 1500/QĐ-UBND ngày 03 tháng 6 năm 2023.

2. Đảm bảo sự chủ động thực hiện, phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, đơn vị, các sở ban ngành có liên quan để đạt được mục tiêu đề ra, kịp thời tháo gỡ các khó khăn, vướng mắc phát sinh trong quá trình thực hiện.

3. Kế hoạch phải gắn với các quan điểm, mục tiêu, định hướng, nhiệm vụ, giải pháp của Đề án, phù hợp với chủ trương, đường lối của Đảng, chính sách, pháp luật của Nhà nước và đáp ứng yêu cầu phát triển ngành thủy sản bền vững tại thành phố, trong đó phân công cụ thể nhiệm vụ cho từng sở, ban, ngành, UBND các quận, huyện và đơn vị có liên quan.

4. Các nội dung công việc, thời hạn, tiến độ hoàn thành và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong việc triển khai thực hiện Kế hoạch đảm bảo đồng bộ, kịp thời và thống nhất.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Nhiệm vụ

a) Rà soát, xây dựng, hoàn thiện quy định pháp luật về bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản

- Thực hiện rà soát, đề xuất cấp có thẩm quyền xem xét, quyết định xây dựng, sửa đổi, bổ sung các văn bản quản lý nhà nước, văn bản quy phạm pháp luật, cơ chế, chính sách liên quan đến bảo vệ môi trường trong lĩnh vực thủy sản.

- Cập nhật, phổ biến và triển khai kịp thời các quy định, hướng dẫn của bộ, ngành về phòng ngừa, kiểm soát nguồn thải trong hoạt động thủy sản; hệ thống tiêu chuẩn, quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về bảo vệ môi trường lĩnh vực thủy sản; quy định thực hiện mục tiêu thu gom, giảm thiểu chất thải từ các hoạt động sản xuất thủy sản.

b) Chủ động phòng ngừa, quản lý, kiểm soát nguồn ô nhiễm, chất thải từ các hoạt động thủy sản; quan trắc môi trường phục vụ quản lý ngành thủy sản (quan trắc đất, nước, trầm tích)

- Điều tra, đánh giá tổng thể nguồn thải trong các hoạt động thủy sản (khai thác thủy sản, nuôi trồng thủy sản, chế biến thủy sản, hệ thống cơ sở hạ tầng thủy sản).

- Xây dựng, ban hành kế hoạch quản lý môi trường và thực hiện các giải pháp kiểm soát chất thải các hoạt động thủy sản; chú trọng việc kiểm soát, ngăn ngừa ô nhiễm tại vùng ven biển, các khu vực có giá trị đa dạng sinh học cao.

- Chủ động trong giải quyết các vấn đề môi trường, các vấn đề phát sinh trong hoạt động thủy sản.

- Thực hiện quan trắc môi trường thường niên tại các vùng nuôi tập trung/trọng điểm, hệ thống cảng cá, nguồn cung nước đầu vào và đầu ra cho các vùng nuôi trồng thủy sản, các làng nghề chế biến thủy sản, khu bảo tồn biển và khu bảo vệ nguồn lợi thủy sản.

- Xây dựng kế hoạch và tổ chức đào tạo, tập huấn nâng cao năng lực quan trắc môi trường cho cán bộ quản lý về thủy sản.

- Xây dựng và thực hiện kế hoạch cải tạo, phục hồi các khu vực ô nhiễm do tác động từ hoạt động nuôi trồng thủy sản.

- Triển khai hiệu quả Kế hoạch về quản lý rác thải nhựa đại dương trên địa bàn thành phố Đà Nẵng đến năm 2025, tầm nhìn 2030 (Kế hoạch số 122/KH-UBND ngày 24 tháng 6 năm 2021 của UBND thành phố).

- Tiếp tục thực thi quy định tại Phụ lục V của Công ước quốc tế về ngăn ngừa ô nhiễm do tàu gây ra.

- Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát bảo vệ môi trường trong hoạt động thủy sản.

c) Kiểm kê, đánh giá nguồn vốn tự nhiên thủy sản phục vụ phát triển bền vững ngành thủy sản

- Điều tra, đánh giá, kiểm kê nguồn vốn tự nhiên thủy sản (giá trị vật thể, giá trị phi vật thể,... của nguồn lợi thủy sản, môi trường sống thủy sản, hệ sinh thái thủy sản).

- Điều tra nguồn lợi thủy sản và môi trường sống của các loài thủy sản vùng biển ven bờ và nội địa (làm cơ sở để bảo vệ, tái tạo và khai thác bền vững nguồn lợi thủy sản).

- Xây dựng và triển khai hiệu quả Quỹ Bảo vệ và Phát triển nguồn lợi thủy sản tại thành phố Đà Nẵng.

d) Phối hợp các Bộ, ngành Trung ương triển khai các hoạt động nâng cao năng lực, kỹ năng phòng ngừa, cảnh báo nguy cơ sự cố môi trường trong lĩnh vực thủy sản và tham gia ứng phó sự cố môi trường trên địa bàn thành phố.

[...]