Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình tỉnh Quảng Ngãi đến năm 2030

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 17/06/2021
Ngày có hiệu lực 17/06/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Võ Phiên
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 17 tháng 6 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH TỈNH QUẢNG NGÃI ĐẾN NĂM 2030

I. SỰ CẦN THIẾT

Công tác dân số trong thời gian qua đã đạt được nhiều kết quả quan trọng: Tốc độ gia tăng dân số được khống chế, mức sinh thay thế được tiếp tục duy trì qua nhiều năm. Cơ cấu dân số chuyển dịch tích cực. Chất lượng dân số được cải thiện về nhiều mặt, dân số phân bố hp lý hơn. Mỗi cặp vợ chồng có 2 con đã trở thành chuẩn mực, lan tỏa trong toàn xã hội; dịch vụ dân số được mở rộng, góp phần vào phát triển kinh tế-xã hội.

Tuy nhiên, công tác dân số - kế hoạch hóa gia đình (DS-KHHGĐ) tỉnh Quảng Ngãi còn nhiều khó khăn, như: Dịch vụ Kế hoạch hóa gia đình/Sức khỏe sinh sản (KHHGĐ/SKSS) ở một số nơi; nhất là miền núi, chưa được đáp ứng; các biện pháp tránh thai (BPTT) chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của người dân theo hướng đa dạng, thuận tiện. Phương tiện tránh thai (PTTT) miễn phí ngày càng giảm trong khi người dân chưa tự nguyện tham gia xã hội hóa và tiếp thị xã hội PTTT.

Trong thời gian tới, công tác dân số phải được xem là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài; là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân; là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị các cấp và toàn xã hội; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền các cấp; phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận và các đoàn thể. Công tác dân số phải thực hiện theo tinh thần Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới.

Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 của tỉnh thực hiện theo Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ, tập trung vào duy trì vững chắc mức sinh thay thế; tiếp cận thuận tiện với các BPTT hiện đại; hỗ trợ sinh sản, dự phòng vô sinh tại cộng đồng; giảm mang thai ngoài ý muốn, nhất là vị thành niên, thanh niên; nâng cao chất lượng dân số và đặt trong mối quan hệ với phát triển kinh tế-xã hội.

II. CĂN CỨ XÂY DỰNG KẾ HOẠCH

- Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Nghị quyết số 137/NQ-CP ngày 31/12/2017 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ 6 Ban Chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

- Quyết định số 1679/QĐ-TTg ngày 22/11/2019 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030;

- Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;

- Công văn số 7257/BYT-TCDS ngày 25/12/2020 của Bộ Y tế triển khai thực hiện Chương trình Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030.

- Quyết định số 1332/QĐ-UBND ngày 09/9/2020 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch hành động thực hiện Chiến lược dân số của tỉnh Quảng Ngãi giai đoạn 2020-2025 và tầm nhìn đến năm 2030.

III. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1. Kết quả đạt được

Dịch vụ DS-KHHGĐ được mở rộng, chất lượng được cải thiện. Mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ được phát triển rộng khắp. Phương thức cung cp dịch vụ KHHGĐ được đi mới. Các dịch vụ KHHGĐ trước đây chỉ được cung cấp tại cơ sở y tế công từ tuyến huyện trở lên, nay đã được thực hiện tại một số trạm y tế xã và các cơ sở y tế tư nhân.

Các PTTT ngày càng đa dạng, thuận tiện, an toàn. Hầu hết các BPTT hiện đại đều được đưa vào sử dụng. Nhiều dịch vụ nâng cao chất lượng dân số như khám sức khỏe tiền hôn nhân, tầm soát, chẩn đoán và điều trị sớm các bệnh, tật trước sinh và sơ sinh được triển khai, từng bước mở rộng.

Hằng năm, số người sử dụng các BPTT tăng nhanh, tổng số cặp vợ chồng áp dụng các hiện đại BPTT năm 2020 đạt 67,2%. Cơ cấu sử dụng các BPTT có xu hướng chuyển dịch từ BPTT lâm sàng sang BPTT phi lâm sàng.

Nhu cầu về dịch vụ KHHGĐ của người dân cơ bản được đáp ứng, hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được quan tâm, ưu tiên hỗ trợ. Hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS/KHHGĐ với các nội dung và hình thức phù hợp cơ bản đáp ứng nhu cầu của người dân về SKSS/KHHGĐ, đáp ứng tốt nhu cầu SKSS/KHHGĐ của ngưi dân và nâng cao chất lượng dịch vụ để giảm sinh vững chắc, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

Hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ từng bước mở rộng, hoàn thiện theo hướng toàn diện và có chất lượng. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn của đội ngũ cán bộ, hiện đại hóa trang thiết bị và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

Mạng lưới cộng tác viên dân số được bố trí đầy đủ theo địa bàn dân cư thực hiện cung cấp PTTT đến hộ gia đình, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý KHHGĐ.

2. Tồn tại, hạn chế và nguyên nhân

a) Tồn tại, hạn chế

Quy mô dân số chưa thực sự ổn định, theo kết quả Tổng điều tra dân số ngày 01/4/2019, mức sinh giữa các huyện, thị xã, thành phố có sự chênh lệch đáng kể: 5 huyện còn ở mức sinh cao; 7 huyện mức sinh thấp; 2 huyện mức sinh thay thế.

Việc cung cấp các dịch vụ DS-KHHGĐ còn hạn chế, chưa nắm bắt được nhu cầu sử dụng dịch vụ của vị thành niên, thanh niên, người chưa kết hôn; chưa quản lý được tình trạng mang thai ngoài ý muốn, nhất là ở vị thành niên, thanh niên.

b) Nguyên nhân

- Một số cơ quan, đơn vị, địa phương chưa thật sự quan tâm về công tác dân s.

[...]