Kế hoạch 529/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 tỉnh Bắc Ninh

Số hiệu 529/KH-UBND
Ngày ban hành 12/08/2021
Ngày có hiệu lực 12/08/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bắc Ninh
Người ký Vương Quốc Tuấn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẮC NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 529/KH-UBND

Bắc Ninh, ngày 12 tháng 8 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2030 TỈNH BẮC NINH

Thực hiện Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030,

Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Ninh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 trên địa bàn tỉnh Bắc Ninh như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT

Bắc Ninh với quy mô dân số khoảng 1,4 triệu người, trong những năm qua, công tác Dân số - Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) tỉnh Bắc Ninh đã đạt được những kết quả quan trọng, tốc độ gia tăng dân số từng bước được khống chế (bình quân giai đoạn 2011-2015 là 1,35% giảm còn 1,16% trong giai đoạn 2016-2020).

Tổng tỷ suất sinh (TFR) giảm từ 2,72 năm 2015 xuống 2,53 năm 2019. Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) đạt khoảng 67%. đây là thành công mà chương trình Dân số - KHHGĐ đã đạt được, có ý nghĩa vô cùng to lớn với sự phát triển kinh tế- xã hội của tỉnh.

Bên cạnh những kết quả đạt được, công tác dân số trong giai đoạn qua vẫn còn nhiều khó khăn, thách thức; Tình trạng mất cân bằng giới tính khi sinh mặc dù đã được khng chế và giảm mạnh nhưng vẫn còn ở mức cao 116/100 năm 2020, tỷ lệ sinh con lần 3 trở lên đang có xu hướng tăng cao từ 15,1% năm 2016 lên 28,6% vào năm 2020; nằm trong nhóm 10/33 tỉnh có mức sinh cao của toàn quốc. Tỷ lệ phụ nữ 15-49 tuổi ngày càng tăng nhưng tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai đang có xu hướng giảm dần, phương tiện tránh thai chưa được đáp ứng đầy đủ, đặc biệt là nhóm vị thành niên, thanh niên, người di cư ảnh hưởng đến việc cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ em và hạnh phúc gia đình.

KHHGĐ là biện pháp chủ yếu để điều chỉnh mức sinh góp phần bảo đảm cuộc sống no ấm, bình đẳng, tiến bộ, hạnh phúc; từng bước tiến tới mỗi cá nhân, cặp vợ chồng chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con có trách nhiệm, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sng của gia đình. KHHGĐ không chỉ giúp người dân chủ động sinh con, tránh có thai ngoài ý muốn mà còn giúp giảm phá thai, giảm vô sinh, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em có liên quan đến thai sản, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

II. CĂN CỨ PHÁP LÝ

Nghị quyết 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;

Quyết định số 1347/QĐ-BYT ngày 22/2/2021 của Bộ Y tế v/v ban hành kế hoạch hành động thực hiện Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hoá gia đình đến năm 2030;

Công văn số 7257/BYT-TCDS ngày 25/12/2020 của Bộ Y tế về việc triển khai Chương trình củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030;

Chương trình hành động số 45-CTr/TU ngày 26/01/2018 của Tỉnh ủy Bc Ninh thực hiện Nghị quyết Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khóa XII về công tác dân số trong tình hình mới;

Kế hoạch số 510/KH-UBND ngày 26/11/2020 của UBND tỉnh Kế hoạch hành động giai đoạn 2020-2025 của tỉnh Bắc Ninh thực hiện Chiến lược Dân số Việt Nam đến năm 2030.

III. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH

1. Những kết quả đạt được

Quy mô dân số tính đến 31/12/2020 là 1.419.126 người, tỷ suất sinh giảm từ 17,05%o năm 2015 còn 15,45%0 năm 2020. Số con trung bình mỗi phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ giảm từ 2,72 năm 2015 xuống còn 2,53 vào năm 2019.

Tỷ lệ sử dụng biện pháp tránh thai (BPTT) của Bắc Ninh trong 5 năm 2016-2020 đạt khoảng 66,4%. Nhu cầu sử dụng phương tiện tránh thai ngày càng tăng do số người bước vào độ tuổi sinh đẻ ngày càng tăng (số phụ nữ 15-49 tuổi năm 2020 là 655.596 người, trong đó số 15-49 tuổi có chồng là 223.662 người. Ngoài ra, việc cung cấp không kịp thời và đầy đủ phương tiện tránh thai cũng ảnh hưởng trực tiếp đến sử dụng không liên tục BPTT của khách hàng (thuốc tiêm, thuốc cấy tránh thai).

Số phụ nữ trong độ tuổi sinh đẻ ngày càng tăng nên nhu cầu về thực hiện các biện pháp tránh thai lớn, hầu hết các dịch vụ KHHGĐ cơ bản đều đã đáp ứng cho người dân, từng bước nâng cao thêm sự hài lòng của người dân với các dịch vụ KHHGĐ tại địa phương.

Trong thời gian qua, nhà nước luôn quan tâm ưu tiên, hỗ trợ cho các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách để đảm bảo tính công bằng trong tiếp cận dịch vụ KHHGĐ, cải thiện chất lượng dân s, góp phần phát triển kinh tế - xã hội ở những xã khó khăn, có mức sinh cao.

Mạng lưới cung cấp dịch vụ KHHGĐ ngày càng được củng cố và phát triển theo 3 kênh cung ứng: Kênh dịch vụ kỹ thuật KHHGĐ qua các cơ sở y tế; kênh phân phối dựa vào cộng đồng thông qua mạng lưới cộng tác viên dân số và kênh thị trường.

Mạng lưới y tế công lập đang là kênh chính để đảm bảo cung cấp BPTT lâm sàng cho người dân trên toàn tỉnh.

Với đội ngũ gần 800 cộng tác viên y tế - dân sthường xuyên cung cấp thông tin, kiến thức về KHHGĐ và cung ứng các phương tiện tránh thai (PTTT) phi lâm sàng (viên uống tránh thai và bao cao su) đến từng hộ gia đình tại 126 xã, phường, thị trấn trên phạm vi toàn tỉnh đã góp phần tăng tỷ lệ sử dụng bao cao su và viên uống tránh thai.

Bên cạnh đó, cùng với sự phát triển kinh tế - xã hội, thị trường hàng hóa PTTT và SKSS ngày càng đa dạng. Mạng lưới hiệu thuốc, quầy thuốc đã tham gia cung cấp đa dạng PTTT phi lâm sàng (các loại bao cao su và viên uống tránh thai), đã đáp ứng nhu cầu tiếp cận với các PTTT ngày càng cao của người dân.

Sản phẩm tiếp thị xã hội ngày càng đa dạng, giá bán lẻ sản phẩm đã tiệm cận giá thị trường và tiến tới không còn trợ giá. Đặc biệt, tiếp thị xã hội các PTTT đã góp phần chuyển đổi hành vi của số đông khách hàng thực hiện KHHGĐ, từ nhận miễn phí chuyển sang tự chi trả chi phí PTTT, khả năng chi trả của người dân ngày càng tăng, nhận thức và hành vi chuyển đổi của khách hàng thực hiện KHHGĐ đã góp phần thúc đẩy thị trường PTTT của tỉnh.

2. Một số hạn chế, tồn tại và nguyên nhân

[...]