Kế hoạch 445/KH-UBND năm 2021 thực hiện Chương trình "Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030" trên địa bàn tỉnh Đắk Nông

Số hiệu 445/KH-UBND
Ngày ban hành 02/07/2021
Ngày có hiệu lực 02/07/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Nông
Người ký Tôn Thị Ngọc Hạnh
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK NÔNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 445/KH-UBND

Đắk Nông, ngày 02 tháng 7 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH “CỦNG CỐ, PHÁT TRIỂN VÀ NÂNG CAO CHẤT LƯỢNG DỊCH VỤ KẾ HOẠCH HÓA GIA ĐÌNH ĐẾN NĂM 2030” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK NÔNG

Thực hiện Quyết định số 1848/QĐ-TTg ngày 19/11/2020 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình Củng cố, phát triển và nâng cao chất lượng dịch vụ kế hoạch hóa gia đình đến năm 2030 (viết tắt là Chương trình), Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Nông ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình trên địa bàn tỉnh Đắk Nông như sau:

I. SỰ CẦN THIẾT

Kế hoạch hóa gia đình (KHHGĐ) là nlực của nhà nước, xã hội để mỗi thành viên trong gia đình chủ động, tự nguyện quyết định số con, thời gian sinh con và khoảng cách giữa các lần sinh nhằm bảo vệ sức khỏe, nuôi dạy con tốt, phù hợp với chuẩn mực xã hội và điều kiện sống của gia đình, xã hội. Như vậy, KHHGĐ không những giúp người dân chủ động sinh con, tránh có thai ngoài ý muốn mà còn giúp giảm phá thai, giảm vô sinh, giảm tỷ lệ tử vong bà mẹ, trẻ em có liên quan đến thai sản, cải thiện sức khỏe và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

Trong thời gian qua, Đảng và Nhà nước đã ban hành nhiều chủ trương, chính sách để đẩy mạnh công tác y tế - dân số, trong đó có cung cấp phương tiện tránh thai (PTTT) và dịch vụ kế hoạch hóa gia đình-sức khỏe sinh sản (PGTHGĐ-SKSS). Tại tỉnh Đắk Nông, công tác KHHGĐ được triển khai trong bối cảnh tình hình đất nước đạt được những thành tựu to lớn về kinh tế, chính trị và xã hội, một mặt tập trung mọi nlực để phát triển kinh tế, đồng thời đã quan tâm đẩy mạnh công tác DS-KHHGĐ góp phần làm giảm tốc độ tăng dân số, hướng đến ổn định quy mô dân số ở mức hợp lý.

Tuy nhiên, công tác DS-KHHGĐ trên địa bàn tỉnh còn đứng trước nhiều khó khăn, thách thức lớn, cụ thể: mức sinh ở một số địa bàn còn cao, tỷ lệ sinh con thứ 3 trở lên tuy có giảm nhưng chưa thật sự vững chắc, không đồng đều giữa các vùng. Theo số liệu thng kê của Chi cục DS-KHHGĐ, tổng tỷ suất sinh của tỉnh năm 2020 là 2,62 con/phụ nữ (cả nước đã đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ từ năm 2006 và tiếp tục duy trì cho đến nay), như vậy tỷ suất sinh của tỉnh so với cả nước đang còn ở mức cao. Để đạt được mức sinh 2,3 con/phụ nữ vào năm 2025 cân có có sự chỉ đạo quyết liệt của các cấp ủy Đảng, chính quyền. Dịch vụ KHHGĐ-SKSS ở một số nơi chưa được đáp ứng thường xuyên, các biện pháp tránh thai (BPTT) chưa đáp ứng được hết các nhu cầu của người dân theo hướng đa dạng, thuận tiện. PTTT miễn phí ngày càng giảm trong khi người dân chưa tự nguyện tham gia tiếp thị xã hội và xã hội hóa PTTT.

Dịch vụ KHHGĐ-SKSS tuyến cơ sở chưa phát huy được vai trò của mình trong việc cung cấp dịch vụ KHHGĐ-SKSS. Cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ, năng lực của cán bộ y tế cũng như năng lực cung cấp dịch vụ ở một số Trạm Y tế, đặc biệt là ở các địa bàn vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn chưa đáp ứng chuyên môn kthuật. Trang thiết bị y tế còn thiếu và không đồng bộ, cán bộ y tế làm công tác khám chữa bệnh trong hệ thống Sản Nhi còn thiếu về số lượng và chất lượng.

Vì vậy, trong thời gian tới, công tác dân số phải được xem là nhiệm vụ chiến lược, vừa cấp thiết vừa lâu dài, là sự nghiệp của toàn Đảng, toàn dân, là trách nhiệm của cả hệ thống chính trị các cấp và toàn xã hội, phải thường xuyên được quan tâm thực hiện có hiệu quả; bảo đảm sự lãnh đạo, chỉ đạo thống nhất của cấp ủy, sự quản lý của chính quyền các cấp; phát huy vai trò, trách nhiệm của Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể. Công tác dân số phải thực hiện theo tinh thần Nghị quyết số 21-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Hội nghị lần thứ sáu Ban chấp hành Trung ương Đảng khoá XII “về công tác dân số trong tình hình mới” là chuyển trọng tâm chính sách dân số từ KHHGĐ sang dân số và phát triển, đồng thời công tác dân số phải chú trọng toàn diện các mặt quy mô, cơ cấu, phân bố, đặc biệt là chất lượng dân số, đặt trong mối quan hệ hữu cơ với các yếu tkinh tế, xã hội, quốc phòng, an ninh và bảo đảm phát triển nhanh, bền vững của từng địa phương và của tỉnh.

II. THỰC TRẠNG DỊCH VỤ KHHGĐ

1. Kết quả đạt được

- Công tác DS-KHHGĐ đã được các cấp ủy Đảng, chính quyền quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, các ban, ngành, đoàn thphối hợp thực hiện và được sự tham gia hưởng ứng của mọi tầng lớp Nhân dân, sự quyết tâm, nlực của đội ngũ cán bộ làm công tác dân số các cấp đã tích cực, chủ động triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp để phấn đấu đạt mục tiêu đề ra.

- Tỷ lệ phụ nữ sử dụng BPTT hiện đạt 70,4% (năm 2020). Cơ cấu các BPTT có xu hướng chuyển dịch từ BPTT lâm sàng sang BPTT phi lâm sàng.

- Nhu cầu về dịch vụ KHHGĐ của người dân cơ bản được đáp ứng, các đối tượng hộ nghèo, cận nghèo và các đối tượng chính sách được quan tâm, ưu tiên hỗ trợ.

- Hoạt động nâng cao chất lượng dịch vụ chăm sóc SKSS-KHHGĐ với các nội dung và hình thức phù hợp cơ bản đáp ứng nhu cu của người dân về SKSS- KHHGĐ, đáp ứng tốt nhu cầu SKSS-KHHGĐ của người dân và nâng cao chất lượng dịch vụ để giảm sinh vững chắc và giảm tình trạng nạo thai, hút thai, đặc biệt nạo thai, hút thai ở người chưa thành niên, góp phần nâng cao chất lượng dân số.

- Nâng cao chất lượng của hệ thống cung cấp dịch vụ KHHGĐ, từng bước mở rộng, hoàn thiện hệ thống cung cấp dịch vụ theo hướng toàn diện và chất lượng cao. Chú trọng nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ và kỹ năng tư vấn của đội ngũ cán bộ, hiện đại hóa trang thiết bị và ứng dụng các kỹ thuật tiên tiến đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ.

- Ngành y tế đã đầu tư trang thiết bị dụng cụ y tế khá đầy đủ cho việc thực hiện các dịch vụ kỹ thuật KHHGĐ cũng như chăm sóc SKSS đảm bảo an toàn và hiệu quả hơn.

- Đa dạng hóa các loại hình cung cấp dịch vụ và tư vấn SKSS-KHHGĐ, lấy khách hàng làm trọng tâm. Đặc biệt chú ý cung cấp dịch vụ cho vị thành niên, thanh niên; nâng cao kỹ năng cung cấp dịch vụ của cán bộ tuyến huyện, xã, ưu tiên cho cán bộ tại các xã vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Đội ngũ cộng tác viên y tế - dân số được bố trí theo địa bàn dân cư thực hiện cung cấp PTTT đến hộ gia đình, góp phần nâng cao chất lượng công tác quản lý hậu cần, phân phát PTTT và theo dõi đối tượng.

2. Hạn chế, thách thức

- Quy mô dân số chưa thực sự ổn định. Tổng tỷ suất sinh (số con trung bình của một phụ nữ) giảm và tăng không đều qua các giai đoạn cụ thể: năm 2009, tổng tỷ suất sinh là 2,72 con/phụ nữ, đến năm 2014 tổng tỷ suất sinh giảm còn 2,46 con/phụ nữ, đến năm 2020 tổng tỷ suất sinh của Đắk Nông lại tăng lên 2,62 con/phụ nữ (trong khi cả nước đã đạt mức sinh thay thế vào năm 2006 là 2,1 con/phụ nữ và tiếp tục duy trì kết quả này đến năm 2020). Hầu hết các huyện trên địa bàn đều có tống tỷ suất sinh trên 2,3 con/phụ nữ: Đắk Giong (3,48 con/phụ nữ), Krông Nô (2,88 con/phụ nữ), Tuy Đức (2,8 con/phụ nữ), Đắk Song (2,66 con/phụ nữ), Cư Jút (2,65 con/phụ nữ), Đắk R’Lấp (2,44 con/phụ nữ).

- Hiện nay, người dân vẫn quan niệm việc cung cấp PTTT do Nhà nước bao cấp, chưa quen với các hình thức tiếp thị xã hội và xã hội hóa các PTTT. Do vậy, việc tiếp cận của người dân đối với các PTTT còn hạn chế, nhất là tại vùng sâu, vùng xa, vùng khó khăn.

- Một số Trạm Y tế thiếu cơ sở vật chất, trang thiết bị, dụng cụ để cung cấp dịch vụ KHHGĐ; thiếu đội ngũ cung cấp dịch vụ KHHGĐ do thiếu nhân lực hoặc đã luân chuyển sang vị trí khác, đơn vị khác.

- Năng lực của đội ngũ cung cấp dịch vụ KHHGĐ tại địa phương chưa đồng đều.

3. Nguyên nhân của hạn chế

- Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền và người dân về dịch vụ KHHGĐ-SKSS chưa đầy đủ do vậy mức sinh của tỉnh còn cao (2,62 con/phụ nữ năm 2020 trong khi cả nước đã đạt mức sinh thay thế 2,1 con/phụ nữ năm 2006 và tiếp tục duy trì đến năm 2020). Một số cấp ủy, chính quyền chưa thật sự quan tâm đến công tác dân số.

- Công tác thông tin, giáo dục, tuyên truyền về DS-SKSS-KHHGĐ chưa tạo được sự chuyên biên sâu sắc về ý thức và tâm lý trong thực hiện chính sách dân số, một bộ phận người dân chưa chấp nhận quy mô gia đình có 2 con. Vấn đề mong muốn sinh con trai để nối dõi tông đường, thờ cúng ông, bà hay cha, mẹ già chỉ ở với con trai nên nhu cầu có con trai vẫn còn tâm lý rất nặng nề đối với nhiêu người. Tập quán, điều kiện kinh tế, dịch vụ xã hội chưa phát triển để giúp cho người dân có nhiu cơ hội tiếp cận các dịch vụ SKSS-KHHGĐ.

- Hệ thống tổ chức làm công tác DS-KHHGĐ đang trong giai đoạn củng cố đê hoàn thiện. Mức thù lao hàng tháng của đội ngũ cộng tác viên DS-KHHGĐ thôn, buôn, bon, tổ dân phố còn quá thấp (70.000 đồng/tháng), trong khi đó đội ngũ này đóng vai trò chính trong công tác tuyên truyền, vận động, thực hiện chính sách DS-KHHGĐ tại cơ sở, dẫn đến sự thiếu nhiệt tình trong công việc, hiệu quả mang lại chưa cao.

[...]
2
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ