ỦY
BAN NHÂN DÂN
TỈNH KIÊN GIANG
--------
|
CỘNG
HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
--------------------
|
Số:
91/KH-UBND
|
Kiên
Giang, ngày 07 tháng 05 năm 2018
|
KẾ HOẠCH
TRIỂN KHAI THỰC HIỆN QUYẾT ĐỊNH SỐ 32/2016/QĐ-TTG NGÀY 08 THÁNG 8 NĂM
2016 CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHÍNH SÁCH TRỢ GIÚP PHÁP LÝ CHO NGƯỜI
NGHÈO, ĐỒNG BÀO DÂN TỘC THIỂU SỐ TẠI CÁC HUYỆN NGHÈO, XÃ NGHÈO, THÔN, BẢN ĐẶC
BIỆT KHÓ KHĂN GIAI ĐOẠN 2016-2020 VÀ HỖ TRỢ VỤ VIỆC THAM GIA TỐ TỤNG CÓ TÍNH CHẤT
PHỨC TẠP HOẶC ĐIỂN HÌNH TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KIÊN GIANG NĂM 2018
Thực hiện Quyết định số
32/2016/QĐ-TTg ngày 08/8/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành chính sách trợ
giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các huyện nghèo, xã
nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016- 2020 và hỗ trợ vụ việc tham
gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình và Quyết định số 2289/QĐ-BTP
ngày 31/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định
số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
chính sách trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại các
huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ trợ
vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình, Ủy ban nhân dân
tỉnh Kiên Giang ban hành Kế hoạch triển khai năm 2018 của tỉnh, như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Nhằm thực hiện có hiệu quả Quyết định
số 32/2016/QĐ-TTg ngày 08 tháng 8 năm 2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành
chính sách trợ giúp pháp lý (TGPL) cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số tại
các huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc biệt khó khăn giai đoạn 2016-2020 và hỗ
trợ vụ việc tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình (sau đây gọi
là Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg) và Quyết định số 2289/QĐ-BTP ngày 31 tháng
10 năm 2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp ban hành Kế hoạch triển khai Quyết định số
32/2016/QĐ-TTg.
- Nâng cao chất lượng, hiệu quả hoạt
động TGPL tại các xã nghèo, ấp đặc biệt khó khăn trên địa bàn tỉnh, hướng đến bảo
vệ tốt nhất các quyền và lợi ích hợp pháp cho người được TGPL.
- Xác định rõ các hoạt động cụ thể,
thời gian thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, tổ chức có liên quan trong
việc triển khai thực hiện Kế hoạch.
2. Yêu cầu
- Bảo đảm thực hiện đúng các hoạt động
hỗ trợ, đúng định mức và việc hỗ trợ đúng đối tượng thụ hưởng, địa bàn áp dụng
quy định tại Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.
- Các hoạt động thực hiện Quyết định
số 32/2016/QĐ-TTg phải bảo đảm tính khả thi, thực hiện đồng bộ, toàn diện, đảm
bảo chất lượng, hiệu quả, không trùng lặp với các hoạt động khác.
- Đề cao trách nhiệm các ngành, các cấp,
bảo đảm sự phối hợp hiệu quả ở Trung ương và địa phương trong quá trình triển
khai thực hiện.
II. ĐỐI TƯỢNG THỤ
HƯỞNG VÀ ĐỊA BÀN ÁP DỤNG
1. Đối tượng thụ hưởng và địa bàn
áp dụng chính sách trợ giúp pháp lý
a) Đối tượng
thụ hưởng: Người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số và người được TGPL khác theo
quy định của pháp luật về TGPL sinh sống tại các xã nghèo, ấp đặc biệt khó khăn
trên địa bàn tỉnh.
b) Địa
bàn áp dụng: Gồm 18 xã nghèo (xã đặc biệt khó khăn; xã biên giới và xã đặc biệt
khó khăn vùng bãi ngang ven biển):
1. Xã Vĩnh Phú, huyện Giồng Riềng.
2. Xã Vĩnh Điều, huyện Giang
Thành.
3. Xã Phú Lợi, huyện Giang Thành.
4. Xã Tân Khánh Hòa, huyện Giang
Thành.
5. Xã Vĩnh Phú, huyện Giang Thành.
6. Xã Phú Mỹ, huyện Giang Thành.
7. Xã Đông Hưng A, huyện An Minh.
8. Xã Thuận Hòa, huyện An Minh.
9. Xã Vân Khánh, huyện An Minh.
10. Xã Vân Khánh Đông, huyện An
Minh.
11. Xã Vân Khánh Tây, huyện An
Minh.
12. Xã Tân Thạnh, huyện An Minh.
13. Xã Nam Yên, huyện An Biên.
14. Xã Nam Thái A, huyện An Biên.
15. Xã Tây Yên, huyện An Biên.
16. Xã Nam Thái, huyện An Biên.
17. Xã Thổ Sơn, huyện Hòn Đất.
18. Xã Bình Giang, huyện Hòn Đất.
Gồm 31 ấp, khu phố đặc biệt khó khăn
(không bao gồm những ấp thuộc xã nghèo):
1. Ấp Minh Hưng, xã Minh Hòa (huyện
Châu Thành).
2. Ấp Hòa Hưng, xã Minh Hòa (huyện
Châu Thành).
3. Ấp Vĩnh Lợi, xã Vĩnh Thạnh (huyện
Giồng Riềng).
4. Ấp Xẻo Cui, xã Hòa Thuận (huyện
Giồng Riềng).
5. Ấp Trao Tráo, xã Thạnh Hòa (huyện
Giồng Riềng).
6. Ấp Giồng Đá, xã Bàn Thạch (huyện
Giồng Riềng).
7. Ấp Láng Sen, xã Bàn Thạch (huyện
Giồng Riềng).
8. Ấp Thạnh Ngọc, xã Thạnh Hưng
(huyện Giồng Riềng)
9. Ấp Trương Văn Vững, xã Thạnh
Hưng (huyện Giồng Riềng).
10. Ấp 6, xã Vĩnh Hòa Hưng Nam
(huyện Gò Quao).
11. Ấp Hòa An, xã Thủy Liễu (huyện
Gò Quao).
12. Ấp Hòa Bình, xã Thới Quản (huyện
Gò Quao).
13. Ấp An Hiệp, xã Định An (huyện
Gò Quao).
14. Ấp 9, xã Vĩnh Hòa Hưng Bắc
(huyện Gò Quao).
15. Ấp Xẻo Đước 3, xã Đông Yên
(huyện An Biên).
16. Ấp Cái Nước Ngọn, xã Đông Yên
(huyện An Biên).
17. Ấp Kinh Làng, xã Đông Thái
(huyện An Biên).
18. Ấp Kinh Làng Đông, xã Đông Thái (huyện An Biên).
19. Khu phố V, thị trấn Thứ Ba
(huyện An Biên).
20. Khu phố Đông Quý, thị trấn Thứ Ba (huyện An Biên).
21. Ấp Lô 12, xã Vĩnh Hòa (huyện U
Minh Thượng).
22. Ấp Minh Tân A, xã Minh Thuận
(huyện U Minh Thượng).
23. Ấp Minh Cường, xã Minh Thuận
(huyện U Minh Thượng).
24. Ấp Cạn Vàm A, xã Thạnh Yên
(huyện U Minh Thượng).
25. Ấp Xẻo Lùng A, xã Thạnh Yên A
(huyện U Minh Thượng).
26. Ấp Vĩnh Hưng, xã Hòa Chánh
(huyện U Minh Thượng).
27. Ấp Vĩnh Trung, xã Hòa Chánh
(huyện U Minh Thượng).
28. Ấp Vĩnh Tân, xã Hòa Chánh (huyện
U Minh Thượng).
29. Ấp Vĩnh Chánh, xã Hòa Chánh
(huyện U Minh Thượng).
30. Ấp Vĩnh Lập, xã Hòa Chánh (huyện
U Minh Thượng).
31. Ấp Cái Nhum, xã Phong Đông
(huyện Vĩnh Thuận).
2. Đối tượng thụ hưởng và địa bàn
áp dụng hỗ trợ vụ việc tham gia tố tụng
Thực hiện vụ việc tham gia tố tụng có
tính chất phức tạp hoặc điển hình cho người được TGPL theo quy định của pháp luật
về TGPL trên địa bàn tỉnh (ngoài địa bàn huyện nghèo, xã nghèo, thôn, bản đặc
biệt khó khăn) trong trường hợp tỉnh chưa tự cân đối ngân sách để chi trả cho các
vụ việc này.
III. NỘI DUNG THỰC
HIỆN
1. Triển khai các hoạt động để thực
hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg
Hoạt động 1: Tiếp tục triển khai Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg; Kế hoạch của Bộ Tư pháp
triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg (ban hành kèm theo Quyết định
số 2289/QĐ-BTP ngày 31/10/2016 của Bộ trưởng Bộ Tư pháp) và Kế hoạch này đến những
thành phần có liên quan.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
Hoạt động 2: Lập dự toán đề nghị bổ sung kinh phí hỗ trợ việc thực hiện vụ việc
tham gia tố tụng có tính chất phức tạp hoặc điển hình gửi Sở Tài chính trình Ủy
ban nhân dân tỉnh xem xét, phê duyệt hoặc đề nghị Trung ương hỗ trợ theo quy định
tại Khoản 1, Điều 5 của Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg (nếu có).
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp.
- Thời gian thực hiện: Quý II/2018.
Hoạt động 3: Cử viên chức của Trung tâm TGPL nhà nước tham gia khóa đào tạo nghề luật
sư với cam kết làm việc tại Trung tâm TGPL nhà nước ít nhất 02 năm kể từ khi đi
đào tạo về (khi có viên chức đủ điều kiện và khi có mở khóa học).
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Các cơ sở đào tạo
công lập có hoạt động đào tạo nghề luật sư.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
Hoạt động 4: Lồng ghép việc truyền thông về TGPL trong các lớp tập huấn nâng cao
năng lực cho người thực hiện, người phối hợp hoạt động TGPL trên địa bàn các xã
nghèo (01 đợt/năm). Riêng đối với các ấp, khu phố đặc biệt khó khăn (không thuộc
các xã nghèo), Trung tâm Tổ chức truyền thông về TGPL phải dựa trên kết quả khảo
sát nhu cầu của người dân và theo đề nghị của chính quyền địa phương.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: UBND các huyện, thị
xã, thành phố, UBND các xã nghèo, xã có ấp đặc biệt khó khăn và các cơ quan, tổ
chức có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
Hoạt động 5: Duy trì hoạt động thường xuyên đường dây nóng về TGPL.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Sở Thông tin và
Truyền thông; các đơn vị có chức năng cung cấp dịch vụ viễn thông có liên quan.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
Hoạt động 6: Xây dựng chuyên mục về TGPL trên Báo Kiên Giang hoặc loa phát thanh
các xã nghèo, xã có ấp đặc biệt khó khăn (nếu có) để truyền thông về TGPL.
- Đơn vị chủ trì: Sở Tư pháp.
- Đơn vị phối hợp: Báo Kiên Giang,
UBND các huyện có xã nghèo, UBND các xã nghèo, xã có ấp đặc biệt khó khăn.
- Thời gian thực hiện: Năm 2018.
2. Công tác quản lý, hướng dẫn, kiểm
tra, theo dõi, sơ kết, tổng kết, đánh giá kết quả thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg
Hoạt động: Hướng dẫn, theo dõi, kiểm tra, giám sát, đánh giá kết quả thực hiện,
sơ kết, tổng kết, thực hiện báo cáo định kỳ hàng năm hoặc báo cáo đột xuất về kết
quả thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.
- Đơn vị thực hiện: Sở Tư pháp (Trung
tâm TGPL nhà nước) xây dựng báo cáo gửi Bộ Tư pháp (Cục TGPL) lồng ghép vào báo
cáo năm về công tác TGPL trên địa bàn tỉnh và báo cáo đột xuất theo yêu cầu của
cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
- Đơn vị phối hợp: Các sở, ngành có
liên quan trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian thực hiện:
+ Hoạt động hướng dẫn, theo dõi, kiểm
tra, đánh giá kết quả thực hiện: Năm 2018.
+ Báo cáo đột xuất: Theo Công văn yêu
cầu báo cáo của cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Kinh phí thực hiện
Căn cứ vào số lượng xã nghèo, ấp đặc biệt
khó khăn tại mục II Kế hoạch này và dự kiến số lượng vụ việc tham gia tố tụng
có tính chất phức tạp hoặc điển hình, Trung tâm TGPL nhà nước lập dự toán gửi Sở
Tư pháp tổng hợp để gửi Sở Tài chính trình UBND tỉnh xem xét, cấp kinh phí hoặc
đề nghị ngân sách Trung ương hỗ trợ có mục tiêu theo các nội dung quy định tại
các Khoản 1, Khoản 2, Điều 3 Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg.
IV. TỔ CHỨC THỰC
HIỆN
1. Trách nhiệm Sở Tư pháp
- Tổng hợp dự toán kinh phí thực hiện
Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg gửi Sở Tài chính trình Ủy ban nhân dân tỉnh.
- Phối hợp với các sở, ngành có liên
quan rà soát, lập danh sách các xã nghèo theo quy định.
- Chỉ đạo các đơn vị có liên quan triển
khai thực hiện có hiệu quả Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg; Quyết định số
2289/QĐ-BTP và Kế hoạch này; theo dõi, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch
này.
- Tổ chức đánh giá kết quả thực hiện
Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg báo cáo cơ quan có thẩm quyền.
2. Trách nhiệm của Trung tâm Trợ
giúp pháp lý nhà nước
Trung tâm Trợ giúp pháp lý nhà nước
là đầu mối tham mưu, giúp Giám đốc Sở Tư pháp triển khai thực hiện Kế hoạch
này, có các nhiệm vụ cụ thể sau đây:
- Chủ trì, phối hợp với các cơ quan,
đơn vị, tổ chức có liên quan triển khai thực hiện Kế hoạch này.
- Cập nhật các vụ việc tham gia tố tụng
có tính chất phức tạp hoặc điển hình lên phần mềm quản lý vụ việc của Cục Trợ
giúp pháp lý trước khi thực hiện các thủ tục thanh toán.
- Tổng hợp báo cáo Giám đốc Sở Tư
pháp về kết quả triển khai thực hiện Quyết định số 32/2016/QĐ-TTg để Giám đốc Sở
báo cáo cơ quan nhà nước có thẩm quyền.
3. Các sở, ban, ngành có liên
quan; Ủy ban nhân dân các huyện có xã nghèo/ấp đặc biệt khó khăn; Ủy ban nhân
dân các xã nghèo/xã có ấp đặc biệt khó khăn trong phạm
vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình có trách nhiệm phối hợp cùng Sở Tư pháp (Trung
tâm TGPL nhà nước) thực hiện Kế hoạch này./.
Nơi nhận:
- Văn phòng Chính phủ;
- Bộ Tư Pháp;
- Cục công tác phía Nam - Bộ Tư pháp;
- TT. HĐND tỉnh;
- CT và các PCT UBND tỉnh;
- Các sở, ban, ngành cấp tỉnh;
- Sở Tư pháp (03b);
- UBND các huyện, thị xã, thành phố;
- LĐVP, P. NCPC;
- Lưu: VT, ntttrang.
|
CHỦ
TỊCH
Phạm Vũ Hồng
|