Kế hoạch 91/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế

Số hiệu 91/KH-UBND
Ngày ban hành 07/08/2015
Ngày có hiệu lực 07/08/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Nguyễn Văn Cao
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Xây dựng - Đô thị,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THỪA THIÊN HUẾ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 91/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 07 tháng 08 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆn ChiẾn lưỢc quỐc gia vỀ tăng trƯỞng xanh đẾn năm 2020 trên đỊa bàn tỈnh ThỪa Thiên HuẾ

Căn cứ Quyết định số 1393/QĐ-TTg ngày 25/9/2012 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh đến năm 2020 trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế như sau:

I. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU PHÁT TRIỂN

1. Quan điểm

Quán triệt quan điểm, mục tiêu của Chiến lược quốc gia về tăng trưởng xanh, quan điểm chủ đạo để thực hiện tăng trưởng xanh của tỉnh Thừa Thiên Huế được xác định:

a) Tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức về tăng trưởng xanh trong cơ quan nhà nước các cấp, các doanh nghiệp, các tổ chức xã hội và toàn dân là nhiệm vụ quan trọng.

b) Tăng trưởng xanh phải dựa trên cơ sở khai thác tốt tiềm năng thế mạnh của tỉnh về văn hóa, di sản, cảnh quan, du lịch, y tế, giáo dục và khoa học công nghệ; phát triển du lịch và dịch vụ là ngành kinh tế mũi nhọn, tạo động lực tăng trưởng kinh tế.

c) Tăng trưởng xanh dựa trên tăng cường đầu tư vào bảo tồn, phát triển và sử dụng hiệu quả các nguồn vốn tự nhiên, giảm phát thải khí nhà kính, cải thiện nâng cao chất lượng môi trường; bảo tồn, phát huy và phát triển các giá trị văn hóa lịch sử, truyền thống văn hóa Huế.

d) Tăng trưởng xanh phải do con người và vì con người, góp phần tạo việc làm, giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo, nâng cao chất lượng cuộc sống của nhân dân. Mở rộng cơ hội cho mọi người được tham gia vào quá trình phát triển và tiếp cận các dịch vụ xã hội.

2. Mục tiêu

a) Mục tiêu chung

Xây dựng Thừa Thiên Huế trở thành đô thị “di sản, văn hóa, sinh thái, cảnh quan và thân thiện môi trường” có các ngành kinh tế phát triển theo hướng xanh hóa; sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên; chất lượng cuộc sống của nhân dân được cải thiện; có lối sống thân thiện môi trường.

b) Mục tiêu cụ thể.

- Xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý của địa phương về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên để thực hiện tăng trưởng xanh.

- Thay đổi mô hình sản xuất và tiêu dùng theo hướng thân thiện với môi trường. Phát triển công nghiệp xanh, nông nghiệp xanh, dịch vụ xanh. Ngăn ngừa và xử lý hiệu quả tình trạng ô nhiễm môi trường.

- Tạo chuyển biến cơ bản về phát triển văn hóa, y tế, giáo dục - đào tạo, khoa học - công nghệ nhằm cải thiện một bước quan trọng về đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân, hình thành lối sống thân thiện môi trường.

- Đẩy nhanh quá trình đô thị hóa bền vững. Phấn đấu đến năm 2020: 95% các khu đô thị, 70% khu công nghiệp có hệ thống xử lý nước thải, thu gom và xử lý chất thải rắn đạt chuẩn quy định; 100% chất thải y tế được thu gom và xử lý đạt tiêu chuẩn môi trường; đất cây xanh công cộng khu vực nội thị các đô thị đạt trên 5 m2/người.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP THỰC HIỆN

1. Tuyên truyền, nâng cao nhận thức, khuyến khích hỗ trợ thực hiện

Tuyên truyền, giáo dục, nâng cao nhận thức của nhân dân, cộng đồng về vai trò ý nghĩa của sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả.

Xây dựng các chương trình truyền hình, truyền thanh về nội dung sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả gắn với bảo vệ môi trường, ứng phó với biến đổi khí hậu phát sóng trên đài phát thanh và truyền hình địa phương.

Tổ chức các lớp tập huấn và phổ biến thông tin về quy định, quy chuẩn sử dụng năng lượng, tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả trong sản xuất, kinh doanh.

Tổ chức các cuộc thi tìm hiểu về sử dụng năng lượng, các cuộc thi sáng tác, sáng kiến trong ứng dụng, cải tiến công nghệ thiết bị tiêu thụ năng lượng, sử dụng tài nguyên thiên nhiên tiết kiệm và hiệu quả.

Xây dựng và nhân rộng các cá nhân, tập thể, cộng đồng dân cư điển hình tốt về bảo vệ tài nguyên thiên nhiên của địa phương, trước hết là tài nguyên đất, rừng, tài nguyên vùng biển, đầm phá.

Có cơ chế thích hợp, tạo điều kiện để các tổ chức xã hội, nhân dân tham gia hoặc hỗ trợ việc giám sát bảo vệ khai thác sử dụng tài nguyên thiên nhiên.

Đưa nội dung giáo dục về ý thức sử dụng năng lượng tiết kiệm, bảo vệ tài nguyên thiên nhiên vào các chương trình giảng dạy của ngành giáo dục ở các cấp từ tiểu học đến phổ thông trung học.

2. Xây dựng hệ thống cơ sở pháp lý về sử dụng tiết kiệm, hiệu quả năng lượng và tài nguyên thiên nhiên để thực hiện tăng trưởng xanh.

[...]