Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 107/KH-UBND năm 2012 thực hiện Nghị Quyết 11-NQ/TU về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là trung tâm y tế chuyên sâu khu vực miền Trung và cả nước giai đoạn 2011 - 2015, tầm nhìn đến năm 2020

Số hiệu 107/KH-UBND
Ngày ban hành 20/12/2012
Ngày có hiệu lực 20/12/2012
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thừa Thiên Huế
Người ký Ngô Hòa
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THA THIÊN HU
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 107/KH-UBND

Thừa Thiên Huế, ngày 20 tháng 12 năm 2012

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 11-NQ/TU NGÀY 26/3/2012 CỦA TỈNH ỦY VỀ XÂY DỰNG THỪA THIÊN HUẾ XỨNG TẦM LÀ TRUNG TÂM Y TẾ CHUYÊN SÂU CỦA KHU VỰC MIỀN TRUNG VÀ CẢ NƯỚC GIAI ĐOẠN 2012 - 2015 VÀ TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Nghị Quyết số 11-NQ/TU ngày 26 tháng 3 năm 2012 của Tỉnh ủy về xây dựng Thừa Thiên Huế xứng tầm là Trung tâm y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước giai đoạn 2012 - 2015 và tầm nhìn đến năm 2020, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Nghị quyết 11-NQ/TU ngày 26/3/2012 của Tỉnh ủy với những nội dung chủ yếu sau:

I. MỤC TIÊU

Huy động mọi nguồn lực để xây dựng đồng bộ các thiết chế y tế hiện đại; phát huy lợi thế về đội ngũ cán bộ y tế để xây dựng hoàn thiện Trung tâm Y tế chuyên sâu của khu vực miền Trung và cả nước, trở thành thương hiệu quốc gia và quốc tế, bao gồm cả nghiên cứu khoa học, hợp tác quốc tế, ứng dụng các thành tựu tiên tiến trong công tác khám, chữa bệnh, chăm sóc sức khỏe nhân dân gắn với đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao cho khu vực miền Trung và cả nước.

II. CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU

 

 

Năm 2015

Năm 2020

1.

Số bác sỹ/vạn dân:

13,0

15,0

2.

Số dược sỹ đại học/vạn dân:

1,8

2,2

3.

Tỷ lệ thôn, bản có nhân viên y tế:

98%

> 98%

4.

Số lượng cán bộ y tế được đào tạo trình độ đại học hàng năm:

2.300

3.000

5.

Số lượng cán bộ có học hàm, học vị:

 

 

 

- Số lượng giáo sư, phó giáo sư:

90 - 100

120 - 130

 

- Số lượng thạc sĩ; bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa I:

800 - 850

900 - 950

 

- Số lượng tiến sĩ; bác sĩ, dược sĩ chuyên khoa II:

230 - 250

250 - 280

6.

Số chuyên gia y tế đầu ngành ở các lĩnh vực mũi nhọn:

15 - 20

20 - 30

7.

Số giường bệnh/vạn dân:

42,0

45,0

8.

Tuổi thọ trung bình của người dân:

73,0

75,0

9.

Hoàn thành phục hồi Thái y viện vào năm 2015

10.

Hoàn thành đưa vào sử dụng Bệnh viện Quốc tế trước năm 2015

11.

Hoàn thành xây dựng Trung tâm kiểm nghiệm thuốc, thực phẩm, mỹ phẩm vào năm 2015

12.

Xây dựng Trường Đại học Y Dược Huế trở thành Đại học Khoa học sức khỏe vào năm 2020

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Huy động mọi nguồn lực để đầu tư hoàn thiện, đồng bộ các thiết chế Trung tâm y tế chuyên sâu:

a) Xây dựng Bệnh viện Trung ương Huế theo hướng Trung tâm Y học cao cấp, ngang tầm khu vực và quốc tế:

- Tiếp tục tranh thủ mọi nguồn lực tập trung đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao, hoàn thiện cơ sở hạ tầng và đầu tư trang thiết bị hiện đại; tăng cường năng lực quản lý chất lượng bệnh viện theo tiêu chuẩn ISO, quản lý bệnh viện bng công nghệ thông tin, nâng cao chất lượng khám, chữa bệnh, cung ứng dịch vụ kthuật chất lượng cao với phương châm người bệnh là trung tâm; phát huy vai trò xã hội hóa công tác y tế trong sự phát triển toàn diện; xây dựng Bệnh viện Trung ương Huế xứng tầm bệnh viện hạng đặc biệt, hạt nhân Trung tâm y tế chuyên sâu miền Trung và của cả nước, phấn đấu ngang tầm khu vực và quốc tế.

Để hoàn thành mục tiêu trên, Bệnh viện Trung ương Huế tập trung ưu tiên phát triển nhiều kỹ thuật chẩn đoán và điều trị chuyên sâu mang tính mũi nhọn; phát triển các dịch vụ y tế kỹ thuật cao trong khám và chữa bệnh chuyên sâu, đặc biệt là quan tâm đến các lĩnh vực:

+ Trong lĩnh vực tim mạch: Củng cố các kỹ thuật đã triển khai, phát triển thêm 50 kỹ thuật mới, hàng năm phẫu thuật tim cho 1.500 trường hợp; chụp, nong, đặt stent mạch vành, shockwave điều trị thiếu máu cơ tim mạn cho 500 trường hợp.

+ Trong lĩnh vực ghép tạng: Tiếp tục triển khai ghép tim, thận, phổi, gan, giác mạc, ghép khối tim phổi, ghép tụy; ghép tế bào gốc điều trị các bệnh máu ác tính, ung thư, bệnh lý tim mạch và một số bệnh lý khác.

+ Trong lĩnh vực ngoại sản: Tiếp tục củng cố các kỹ thuật đã thực hiện, phấn đấu triển khai 50 - 60 kỹ thuật mới, tiên tiến ngang tầm khu vực và quốc tế. Triển khai mạnh các kỹ thuật nội soi, hoàn thiện các kỹ thuật vi phẫu, phẫu thuật thẩm mỹ.

+ Trong lĩnh vực nội nhi, hồi sức cấp cứu: Tiếp tục củng cố các kthuật đã thực hiện, phối hợp với các chuyên khoa liên quan triển khai 30 - 40 công trình mới, áp dụng trong điều trị chất lượng cao.

+ Trong lĩnh vực ung thư: Tập trung đào tạo nguồn nhân lực, xây dựng cơ sở hạ tầng và trang thiết bị; quản lý, sử dụng cơ sở mới đồng bộ, hiện đại một cách có hiệu quả.

+ Trong lĩnh vực cận lâm sàng: Củng cố các kỹ thuật thường quy trong chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng, nội soi; chủ động và phối hợp triển khai các kỹ thuật can thiệp cao cấp như: TOCE trong điều trị u gan, điều trị u xơ tử cung; can thiệp tắt mạch trong xuất huyết, hút máu tụ trong não, tiêm chất tan huyết điều trị huyết khối tai biến mạch máu não, can thiệp mạch não; xây dựng các Labo đạt tiêu chuẩn ISO 15189 đáp ứng nhu cầu phát triển kỹ thuật cao trong toàn bệnh viện.

- Tiếp tục đổi mới công tác tổ chức bộ máy và cán bộ phù hợp với xu thế phát triển của bệnh viện:

+ Xây dựng chức năng, nhiệm vụ cụ thể cho từng khoa, phòng, trung tâm phù hợp với xu thế phát triển của Trung tâm y học cao cấp; quan tâm đào tạo đội ngũ cán bộ, viên chức các lĩnh vực mũi nhọn. Tập trung củng cố kiện toàn tổ chức bộ máy, thành lập mới các Trung tâm: Ung bướu, Nhi khoa, Sản Phụ khoa, Răng Hàm Mặt, Y học hạt nhân, Điều phối ghép tạng và bảo quản mô ghép, Bảo trì trang thiết bị y tế hiện đại...

+ Xây dựng đội ngũ cán bộ có trình độ chuyên môn, nghiệp vụ giỏi, phẩm chất đạo đức tốt, năng lực quản lý chuyên nghiệp, khoa học; tăng cường gửi cán bộ đào tạo tại các nước có nền y học tiên tiến để tiếp thu các kỹ thuật mới theo chương trình nước ngoài; quan tâm chế độ chính sách cho cán bộ, xây dựng chính sách thu hút các chuyên gia đầu ngành.

- Đẩy mạnh công tác đào tạo và nghiên cứu khoa học:

+ Công tác đào tạo: Chú trọng phát triển nguồn nhân lực chất lượng cao phù hợp với trình độ kỹ thuật chuyên sâu, mũi nhọn với phương thức: Đào tạo tại chỗ, đào tạo trong nước và nước ngoài, đào tạo sau đại học để tăng nguồn nhân lực có học hàm học vị cao, đào tạo theo ê kíp để triển khai các kỹ thuật mới; tiếp tục thực hiện tốt Đề án 1816 của Bộ Y tế. Phát huy hiệu quả Trung tâm đào tạo, phối hợp với Trường Đại học Y Dược Huế, Trường Cao đẳng Y tế Huế trong đào tạo cán bộ đại học và sau đại học, đào tạo nguồn nhân lực chất lượng cao.

+ Nghiên cứu khoa học: Củng cố các Hội đồng khoa học, thực hiện nhiều đề tài cấp Nhà nước, cấp Bộ, cấp tỉnh; tiếp tục hợp tác quốc tế trong nghiên cứu khoa học, khuyến khích, tạo điều kiện thuận lợi để các nhà khoa học phát huy khả năng, sở trường trong việc mở rộng giao lưu, hợp tác quốc tế, nghiên cứu khoa học; nâng cao chất lượng sinh hoạt khoa học chuyên đề, tổ chức các hội thảo quốc gia và quốc tế...

+ Mở rộng và tăng cường hiệu quả hợp tác quốc tế: Tiếp tục duy trì, mở rộng, phát triển quan hệ hợp tác quốc tế đã có, tăng cường các mối quan hệ mới, củng cố đội ngũ cán bộ có đủ năng lực chuyên môn và ngoại ngữ để đẩy mạnh khả năng hợp tác và phát triển các chương trình, dự án nước ngoài đầu tư vào bệnh viện.

- Xây dựng bệnh viện mô hình bệnh viện vệ tinh:

Xây dựng và thực hiện đề án Bệnh viện vệ tinh khu vực miền Trung - Tây Nguyên theo phân công của Bộ Y tế; phối hợp với Sở Y tế triển khai thực hiện mô hình bệnh viện vệ tinh trong công tác khám, chữa bệnh, đào tạo và chuyển giao kỹ thuật cho Bệnh viện đa khoa tnh; tăng cường cán bộ chuyên môn giúp các địa phương làm tốt công tác khám, chữa bệnh, chuyển giao kỹ thuật cho các bệnh viện thuộc tỉnh.

b) Xây dựng Trường Đại học Y Dược Huế trở thành Đại học khoa học Sức khỏe đa ngành (trong đó có 6 - 7 trường đại học thành viên), đại học trọng điểm của quốc gia về đào tạo nguồn nhân lực y tế, đào tạo và liên kết đào tạo quốc tế:

[...]