Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 906/KH-UBND thực hiện Chương trình hành động về Bình đẳng giới tỉnh Tây Ninh năm 2019

Số hiệu 906/KH-UBND
Ngày ban hành 07/05/2019
Ngày có hiệu lực 07/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tây Ninh
Người ký Nguyễn Thanh Ngọc
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TÂY NINH
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 906/KH-UBND

Tây Ninh, ngày 07 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG VỀ BÌNH ĐẲNG GIỚI TỈNH TÂY NINH NĂM 2019

Căn cứ Quyết định số 3008/QĐ-UBND ngày 25/11/2016 của Ủy ban nhân dân tỉnh về việc ban hành kế hoạch tổ chức thực hiện Chương trình hành động về Bình đẳng giới tỉnh Tây Ninh giai đoạn 2016 - 2020; Căn cứ Quyết định số 1322/QĐ-UBND ngày 16/6/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh tỉnh về việc ban hành kế hoạch thực hiện đề án “Phòng ngừa và ứng phó với bạo lực trên cơ sở giới giai đoạn 2017 - 2020, tầm nhìn đến năm 2030ˮ, UBND tỉnh Tây Ninh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình hành động về Bình đẳng giới tỉnh Tây Ninh năm 2019, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mục đích

- Phối hợp chặt chẽ, đng bộ với các ngành chức năng và địa phương triển khai thực hiện Chương trình hành động về bình đẳng giới tỉnh Tây Ninh năm 2019, nâng cao nhận thức và hành động của toàn xã hội trong công tác bình đẳng giới và các hoạt động vì sự tiến bộ của phụ nữ.

- Tăng cường truyền thông nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi về bình đẳng giới nhằm giảm khoảng cách giới và nâng cao vị thế của phụ nữ trong một số lĩnh vực, ngành, địa phương có bất bình đẳng giới hoặc có nguy cơ bất bình đẳng giới cao, góp phn thực hiện thành công Chiến lược quốc gia về bình đng giới giai đoạn 2011 - 2020.

2. Yêu cầu

Các sở, ban, ngành tỉnh, UBND các huyện, thành phố và xã, phường, thị trấn xây dựng Kế hoạch, triển khai thực hiện Chương trình phù hợp với tình hình, điều kiện thực tế từng đơn vị.

II. MỤC TIÊU

1. Mc tiêu 1: Tăng cường sự tham gia của phụ nữ vào các vị trí quản lý, lãnh đạo, nhằm từng bước giảm dần khoảng cách giới trong lĩnh vực chính tr

a) Các chỉ tiêu:

- Chỉ tiêu 1: Phấn đấu đạt từ 70% trở lên các sở, ban, ngành đoàn thể và 90% Ủy ban nhân dân các cấp có lãnh đạo chủ chốt là nữ.

- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu đạt 80% cơ quan của Đảng, Nhà nước, tổ chức chính trị - xã hội có lãnh đạo chủ chốt là nữ nếu ở cơ quan, tổ chức có tỷ lệ 30% trở lên nữ cán bộ, công chức, viên chức, người lao động.

b) Nhiệm vụ, giải pháp

- Quán triệt thực hiện Quyết định số 178/QĐ-TTg ngày 28/01/2016 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Thông báo kết luận số 196-TB/TW ngày 16/3/2015 của Ban Bí thư về Đề án “Tăng cường sự lãnh đạo của Đng đối với công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trong tình hình mới”.

- Các cấp, các ngành thực hiện nghiêm túc công tác quy hoạch cán bộ quản lý, lãnh đạo nữ dài hạn, đẩy mạnh công tác đào tạo, bồi dưỡng đối với cán bộ nữ, chú ý đến độ tuổi đề bạt, bổ nhiệm. Đảm bảo nâng dần tỷ lệ nữ có đủ điều kiện để tham gia ứng cử, đề cử, đề bạt, bổ nhiệm vào các vị trí quản lý, lãnh đạo.

2. Mục tiêu 2: Giảm khoảng cách giới trong lĩnh vực kinh tế, lao động, việc làm; tăng cường sự tiếp cận của phụ nữ nghèo ở nông thôn, phụ nữ người dân tộc thiểu số đối với các nguồn lực kinh tế, thị trường lao động

a) Các chỉ tiêu

- Chỉ tiêu 1: Hằng năm, trong tổng số người được tạo việc làm mới, bảo đảm có ít nhất từ 45% trở lên cho mỗi giới (nam và nữ).

- Chỉ tiêu 2: Phấn đấu tăng tỷ lệ nữ làm chủ doanh nghiệp đạt 35%.

- Chỉ tiêu 3: Tỷ lệ lao động nữ nông thôn dưới 45 tuổi được đào tạo nghề và chuyên môn kỹ thuật đạt 50%.

- Chỉ tiêu 4: Phấn đấu Tỷ lệ nữ ở vùng nông thôn nghèo, vùng dân tộc thiểu số có nhu cầu được vay vốn ưu đãi từ các chương trình việc làm, giảm nghèo và các nguồn tín dụng chính thức đạt 90%.

b) Nhiệm vụ, giải pháp:

- Đẩy mạnh chương trình đào tạo nghề nông thôn, vùng dân tộc thiểu số; thu hút nhiều lao động nữ; nâng cao tay nghề, kỹ năng, cách quản lý, kinh doanh phát triển tiểu thủ công nghiệp, chế biến nông sản, thủy, hải sản, sản xuất hàng tiêu dùng... cũng như phát triển các dịch vụ phục vụ sản xuất và đời sống dân cư ở nông thôn. Có chính sách hỗ trợ các cơ sở đào tạo nghề cho lao động nông thôn, đặc biệt là cơ sở thu hút nhiều lao động nữ.

- Bảo đảm các hoạt động khuyến nông, khuyến ngư, khuyến lâm thu hút nhiều học viên nữ, hỗ trợ họ áp dụng tiến bộ khoa học kỹ thuật nhằm nâng cao chất lượng và sức cạnh tranh của sản phẩm nông nghiệp và chế biến.

- Tăng cường giám sát việc thực hiện các chính sách đối với lao động nữ nhằm đảm bảo tính hiệu quả và công bng trong chính sách đào tạo nghề, việc làm và thu nhập.

3. Mục tiêu 3: Nâng cao chất lượng nguồn nhân lực nữ, từng bước bảo đảm sự tham gia bình đẳng giữa nam và nữ trong lĩnh vực giáo dục và đào tạo

[...]