Kế hoạch 885/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” năm 2024

Số hiệu 885/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ
Ngày ban hành 07/05/2024
Ngày có hiệu lực 07/05/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Ban Chỉ đạo Trung ương Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”
Người ký Hoàng Công Thủy
Lĩnh vực Thương mại

BAN CHỈ ĐẠO TRUNG ƯƠNG
CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM”
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 885/KH-MTTW-BCĐTWCVĐ

Hà Nội, ngày 07 tháng 5 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI CUỘC VẬN ĐỘNG “NGƯỜI VIỆT NAM ƯU TIÊN DÙNG HÀNG VIỆT NAM” NĂM 2024

Căn cứ Chỉ thị 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng; tiếp tục thực hiện các nhiệm vụ triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” đảm bảo thiết thực, hiệu quả trong tình hình mới; Ban Chỉ đạo Trung ương cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” (gọi tắt là Cuộc vận động) ban hành kế hoạch triển khai Cuộc vận động năm 2024, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Thông qua các giải pháp triển khai Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam” trong tình hình mới, góp phần khơi dậy tinh thần yêu nước, lòng tự hào dân tộc của người tiêu dùng Việt Nam trong sử dụng hàng Việt Nam; góp phần thúc đẩy sản xuất, kinh doanh bảo đảm ổn định kinh tế vĩ mô và an sinh xã hội.

- Phát huy vai trò của các doanh nghiệp, khơi dậy tinh thần tự hào, tự tôn dân tộc của người dân Việt Nam, xây dựng văn hóa sản xuất kinh doanh và tiêu dùng Việt Nam.

- Tạo sự thống nhất, đồng bộ từ Trung ương đến các địa phương về triển khai các nội dung Cuộc vận động theo Thông báo 264-TB/TW ngày 31/7/2009 của Bộ Chính trị và Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

2. Yêu cầu

- Nâng cao trách nhiệm của các cơ quan trong hệ thống chính trị trong việc triển khai Cuộc vận động; tăng cường phối hợp trong công tác tuyên truyền, vận động doanh nghiệp, người dân và đánh giá kết quả thực hiện Cuộc vận động.

- Xác định trách nhiệm và phân công nhiệm vụ cụ thể đối với các cơ quan, tổ chức, đơn vị là thành viên Ban Chỉ đạo Cuộc vận động các cấp; xây dựng Kế hoạch, chọn chủ đề để triển khai Cuộc vận động phù hợp với tình hình thực tế của địa phương, đơn vị.

- Tăng cường công tác kiểm tra, đánh giá việc triển khai Cuộc vận động ở từng cấp; đảm bảo chế độ thông tin, báo cáo kết quả triển khai Cuộc vận động.

II. NỘI DUNG TRỌNG TÂM NĂM 2024

1. Công tác tuyên truyền thực hiện Cuộc vận động

(1) Ban Chỉ đạo Trung ương và Ban Chỉ đạo các tỉnh, thành phố tiếp tục quán triệt, phổ biến sâu rộng Chỉ thị số 03-CT/TW ngày 19/5/2021 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với Cuộc vận động "Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam" trong tình hình mới; các Chỉ thị của Thủ tướng Chính phủ liên quan đến việc tăng cường thực hiện Cuộc vận động. Đẩy mạnh hơn nữa công tác tuyên truyền, thực hiện thường xuyên, sâu rộng, kết hợp theo hướng đổi mới sáng tạo, ứng dụng công nghệ thông tin vào Cuộc vận động; gắn việc thông tin tuyên truyền về Cuộc vận động với việc quảng bá sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ, thương hiệu Việt trên các kênh bán hàng trực tiếp, online..., giúp cho người dân thuận lợi hơn trong việc tiếp cận sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ.

(2) Tuyên truyền, giới thiệu những sản phẩm, dịch vụ thương hiệu Việt chất lượng, những địa chỉ doanh nghiệp uy tín để người tiêu dùng có đầy đủ thông tin về sản phẩm hàng hóa, dịch vụ thương hiệu Việt trên thị trường. Khuyến khích các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất trong nước ưu tiên sử dụng nguyên, nhiên, vật liệu và các yếu tố đầu vào là các sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ của nhau; các cơ quan, đơn vị có sử dụng ngân sách nhà nước ưu tiên sử dụng sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ Việt Nam phù hợp với các cam kết quốc tế và luật pháp của Việt Nam.

(3) Tiếp tục đổi mới hình thức tuyên truyền để các doanh nghiệp hiểu đúng và nâng cao trách nhiệm thực hiện các Hiệp định Thương mại khu vực và quốc tế mà Việt Nam tham gia, nâng cao sức cạnh tranh của hàng hóa, sản phẩm của doanh nghiệp Việt với hàng hóa nhập khẩu; đẩy mạnh tuyên truyền trách nhiệm của doanh nghiệp trong xây dựng và đăng ký thương hiệu hàng hóa, ứng dụng công nghệ trong hoạt động sản xuất, kinh doanh.

(4) Tổng hợp, giới thiệu những cách làm hay, gương điển hình trong tổ chức, triển khai thực hiện Cuộc vận động 15 năm qua.

(5) Chỉ đạo xây dựng chuyên trang, chuyên mục về Cuộc vận động để tuyên truyền trên trang thông tin điện tử, báo, đài, tạp chí của các cơ quan, đơn vị, kết hợp và mở rộng phạm vi thông tin, tuyên truyền trên các nền tảng số; nâng cao chất lượng các chương trình, đa dạng hóa nội dung và đổi mới hình thức tuyên truyền.

(6) Triển khai các mô hình sử dụng hàng hóa, dịch vụ nội bộ trong các tập đoàn, tổng công ty, khối các doanh nghiệp, cơ quan...và hợp tác sử dụng hàng hóa, dịch vụ của nhau giữa các đơn vị.

2. Rà soát các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh

(1) Rà soát, cập nhật khi cần thiết các chính sách hỗ trợ doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, doanh nghiệp công nghệ số tham gia vào chuỗi sản xuất hàng hóa, dịch vụ chất lượng cao. Hỗ trợ các doanh nghiệp chuyển đổi số, khai thác có hiệu quả thương mại điện tử.

(2) Nghiên cứu hỗ trợ các doanh nghiệp, cơ sở sản xuất, kinh doanh, hợp tác xã ứng dụng khoa học kỹ thuật, nâng cao chất lượng, mẫu mã sản phẩm; chú trọng xây dựng thương hiệu cho các sản phẩm hàng hóa, mở rộng thị trường và quảng bá, tiêu thụ sản phẩm. Đẩy mạnh theo hướng chuyển đổi linh hoạt ngành, lĩnh vực mới, thúc đẩy KHCN, chuyển đổi số, chuyển đổi xanh, kinh tế xanh...phù hợp với cơ chế chính sách, luật pháp quốc tế để kích thích sản xuất, tiêu dùng bảo đảm nguồn cung lương thực, thực phẩm, hàng hóa thiết yếu trong nước và gia tăng xuất khẩu.

(3) Đẩy mạnh thực hiện Chương trình thương hiệu quốc gia Việt Nam, Chương hình phát triển công nghiệp hỗ trợ; Chương trình “Make in Việt Nam”; Chương trình “Mỗi xã, phường một sản phẩm”...

(4) Thúc đẩy thực thi các chính sách hỗ trợ phát triển doanh nghiệp nhỏ và vừa (DNNVV), tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV tiếp cận vốn tín dụng, ưu tiên tạo điều kiện thuận lợi cho DNNVV do phụ nữ làm chủ theo quy định của Luật Hỗ trợ doanh nghiệp nhỏ và vừa.

3. Tổ chức tôn vinh, biểu dương, khen thưởng, tuyên dương doanh nghiệp tiêu biểu, bình chọn sản phẩm chất lượng

(1) Các bộ, ngành, địa phương, đơn vị có hình thức phù hợp tôn vinh, biểu dương, khen thưởng các doanh nghiệp, tổ chức Việt Nam có sản phẩm, hàng hóa, dịch vụ được người Việt Nam tin dùng hoặc có nhiều thành tích trong thực hiện Cuộc vận động “Người Việt Nam ưu tiên dùng hàng Việt Nam”.

(2) Tổ chức các hình thức bình chọn sản phẩm chất lượng, sản phẩm được người tiêu dùng yêu thích, doanh nghiệp Việt Nam ứng dụng công nghệ mới trong sản xuất kinh doanh và phân phối.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ