Kế hoạch 8561/KH-UBND năm 2015 thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” trên địa bàn tỉnh Khánh Hòa

Số hiệu 8561/KH-UBND
Ngày ban hành 11/12/2015
Ngày có hiệu lực 11/12/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Khánh Hòa
Người ký Nguyễn Duy Bắc
Lĩnh vực Giáo dục,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH KHÁNH HÒA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 8561/KH-UBND

Khánh Hòa, ngày 11 tháng 12 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG CÁC THƯ VIỆN, BẢO TÀNG, NHÀ VĂN HÓA, CÂU LẠC BỘ” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH KHÁNH HÒA

Thực hin Quyết định s208/QĐ-TTg ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phphê duyệt Đ án “Đy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ”.

y ban nhân dân tỉnh Khánh Hòa xây dựng chương trình hoạt động theo các nội dung như sau:

I. THỰC TRẠNG HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG THƯ VIỆN, BẢO TÀNG, NHÀ VĂN HÓA, CÂU LẠC BỘ

1. Thực trạng

Hệ thống thư viện công cộng tỉnh Khánh Hòa gồm Thư viện tỉnh, 09 thư viện cp huyn, 02 thư viện cấp xã. Thực hiện dự án “Nâng cao khả năng sử dụng máy tính và truy cập Internet công cộng tại Việt Nam”, hệ thống thư viện đã được trang bị máy tính (Thư viện tỉnh: 40 máy tính; thư viện cấp huyện 10 máy tính) phục vụ min phí cho mọi đối tượng người dân; đồng thời đã triển khai đào tạo, hưng dẫn và phục vụ truy cập Internet, tra cứu thông tin đã thu hút được sự quan tâm ca rt nhiu bạn đọc, người dân, các bạn sinh viên, học sinh. Từ đầu năm 2014 đến tháng 9/2015 đã phục vụ được 17.217 lượt bạn đọc đến truy cp internet và phc v224.297 lượt bạn đọc tại chỗ.

Hệ thống bảo tàng gồm Bảo tàng tỉnh và 01 bảo tàng ngoài công lập (Bảo tàng Nghệ thuật múa ri nước) thường xuyên tổ chức triển lãm, trưng bày các chuyên đề, di vật, cvật văn hóa. Hàng năm, có trên 12.000 lượt du khách trong và ngoài nước tham quan, học tập

Hệ thng nhà văn hóa và câu lạc bộ gồm: Trung tâm Văn hóa tỉnh, 08 Trung tâm Văn hóa thể thao cấp huyện, 03 trung tâm văn hóa xã, 51 nhà văn hóa cấp xã/137 xã, phường, thị trấn, 437 n văn hóa thôn, xóm/985 thôn, 06 nhà văn hóa thiếu nhi, 277 câu lạc bộ văn hóa, thể thao, du lịch.

2. Những khó khăn vướng mắc

Trong những năm qua, từ nhiều nguồn đầu tư khác nhau, kể cả nguồn vốn hỗ trợ từ chương trình mục tiêu quốc gia và nguồn kinh phí xã hội hóa, tnh đã tp trung xây dựng, hoàn thiện cơ svật chất phc vụ sinh hoạt văn hóa, tập luyện ththao. Hầu hết các huyện, thị xã, thành phố đều tiến hành quy hoạch, btrí đt từng bước thực hiện đầu tư xây dựng thiết chế văn hóa: phòng truyền thống, thư viện huyện, nhà thi đấu đa năng; về cấp xã xây dựng nhà đài truyền thống, trung tâm học tp cộng đng, bưu điện văn hóa xã, thiết lập tủ sách pháp luật và trạm sách cơ sở.

Tuy nhiên trong những năm gần đây, các thiết chế văn hóa cơ sở, đặc biệt là ở cấp xã xuống cấp trầm trọng. Trang thiết bị tại các trạm sách, nhà truyền thống, nhà văn hóa, câu lạc bộ cũ kỹ, nghèo nàn, lạc hậu. Chế độ chính sách cho cán bộ phụ trách cấp xã không có, hầu hết hoạt động kiêm nhiệm.

Bên cạnh đó, do sự phát triển của công nghệ thông tin, phương tiện nghe nhìn, giao thông thuận lợi, người dân có nhiều lựa chọn tiếp cận thông tin, tham gia các hoạt động văn hóa, ththao và du lịch. Do đó, số lượng người dân đến thư viện, bảo tàng và tham gia các hoạt động tại nhà văn hóa, câu lạc bộ giảm so với trước đây.

II. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lớp nhân dân về mục đích, ý nghĩa của việc học tập suốt đời, xây dựng xã hội học tập trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa và các câu lạc bộ văn hóa văn nghệ, thể dục thể thao. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp cho người dân, đặc biệt là người dân ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế - xã hội đặc biệt khó khăn được học tập thường xuyên, góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động, thúc đy phát trin kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của người dân; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

2. Yêu cầu

Quán triệt sâu rộng trong cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về chủ trương xây dựng việc tổ chức các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, các câu lạc bộ; đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước. Việc triển khai kế hoạch thực hiện Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ phải gắn với các mục tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế xã - hội ở địa phương, đặc biệt là gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới.

III. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng thể

Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, phục vụ học tập trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ phù hợp đối tượng người sử dụng ở địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp nhiều cơ hội cho người dân, đặc biệt ở vùng sâu, vùng xa, vùng có điều kiện kinh tế, xã hội khó khăn được học tập thường xuyên, từ đó khuyến khích nhu cầu, thói quen học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động; cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống.

2. Mục tiêu cthể đến năm 2020

a) Đối với hệ thống thư viện:

- Phấn đấu 100% thư viện tỉnh, 100% thư viện cấp huyện và 50% thư viện cấp xã tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí; tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, tra cứu tìm kiếm thông tin, tri thức phù hợp với nhu cầu của người sử dụng, người dân sinh sống trên địa bàn; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về các vấn đề mà cộng đồng quan tâm.

- Phấn đấu 80% thư viện cấp tỉnh, 60% thư viện cấp huyện và 40% thư viện cấp xã ở khu vực thành thị; 40% thư viện cấp huyện và 20% thư viện cấp xã miền núi phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các lớp hướng dẫn, cập nhật kỹ năng, kiến thức cần thiết cho lực lượng lao động tại địa phương.

- Số lượt người sử dụng thư viện công cộng hàng năm tăng bình quân 10%; tỷ lệ người dân trên địa bàn sử dụng thư viện phục vụ nhu cầu học tập, tìm hiểu kiến thức nâng cao hiểu biết đạt 10-15% số dân.

b) Đối với hệ thống bảo tàng:

- Phấn đấu thu hút số lượt khách nội địa tham quan bảo tàng hàng năm tăng bình quân 10% trong đó khuyến khích khách tham quan là học sinh, sinh viên.

[...]