Kế hoạch 54/KH-UBND năm 2016 về triển khai thực hiện Đề án "Đẩy mạnh hoạt động học tập suốt đời trong thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ" trên địa bàn tỉnh Hòa Bình

Số hiệu 54/KH-UBND
Ngày ban hành 09/05/2016
Ngày có hiệu lực 09/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hòa Bình
Người ký Nguyễn Văn Chương
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÒA BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 54/KH-UBND

Hòa Bình, ngày 09 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN ĐỀ ÁN “ĐẨY MẠNH CÁC HOẠT ĐỘNG HỌC TẬP SUỐT ĐỜI TRONG CÁC THƯ VIỆN, BẢO TÀNG, NHÀ VĂN HÓA, CÂU LẠC BỘ” TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH HÒA BÌNH

Căn cứ Chỉ thị số 11-CT/TW ngày 30/4/2007 của Bộ Chính trị (khóa X) và Chỉ thị 02/2008/CT-TTg ngày 08/01/2008 của Thủ tướng Chính phủ về công tác khuyến học, khuyến tài, xây dựng xã hội học tập;

Căn cứ Quyết định số 208/QĐ-TTg ngày 27/01/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Đề ány mạnh các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ";

Căn cứ Quyết định số 2594/QĐ-BVHTTDL ngày 15/8/2014 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về việc phê duyệt Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án "Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đi trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ".

Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Đẩy mạnh các hoạt động học tập suốt đi trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ” trên địa bàn tỉnh Hòa Bình như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Nâng cao nhận thức của cả hệ thống chính trị và các tầng lp nhân dân về ý nghĩa của việc học tập suốt đi, xây dựng xã hội học tập trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ, nhằm tạo điều kiện cho mọi người dân đặc biệt là người dân vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được học tập thường xuyên; nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động, góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế - xã hội, đảm bảo quốc phòng - an ninh; xây dựng và phát triển văn hóa, con người Việt Nam đáp ứng yêu cầu phát triển bền vững đất nước.

- Tăng cường công tác quản lý Nhà nước của các cấp chính quyền, các cơ quan chức năng và sự tham gia của toàn xã hội trong việc tổ chức các hoạt đng giáo dục, học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ... Huy động tối đa các nguồn lực và khai thác có hiệu quả hệ thống thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ trên địa bàn tỉnh nhằm phát triển phong trào xây dựng xã hội học tập, có sức lan tỏa trong mọi tầng lp nhân dân.

2. Yêu cầu

- Cần quán triệt triển khai sâu rộng trong toàn thể cán bộ, công chức, viên chức và nhân dân về chủ trương đẩy mạnh việc tổ chức các hoạt động học tập suốt đời trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đáp ứng yêu cầu công nghiệp hóa, hiện đại hóa đất nước; gắn với phong trào xây dựng nông thôn mới trong điều kiện kinh tế thị trường định hướng xã hội chủ nghĩa và hội nhập quốc tế và thực hiện các mục tiêu, nhiệm vụ, giải pháp phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh.

- Việc triển khai kế hoạch thực hiện Đề án phải đảm bảo tính đồng bộ, thống nhất, phù hợp với đặc thù của từng địa phương; xác định cụ thể nội dung các chỉ tiêu xây dựng xã hội học tập, các giải pháp thực hiện và trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị trong việc triển khai thực hiện.

II. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu tổng thể

Đầu tư củng cố từng bước hoàn thiện cơ sở vật chất hệ thống Thư viện, Bảo tàng, Nhà văn hóa từ tỉnh đến cơ sở; đào tạo bồi dưỡng chuyên môn nghiệp vụ cho đội ngũ cán bộ ở cơ sở nâng cao năng lực tổ chức hoạt động trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ đáp ứng nhu cầu học tập và sinh hoạt văn hóa tinh thần của người dân. Tăng cường tổ chức các hoạt động giáo dục, học tập, phục vụ trong các thư viện, bảo tàng, nhà văn hóa, câu lạc bộ phù hợp các đi tượng người sử dụng ở từng đơn vị, địa phương nhằm tạo điều kiện thuận lợi và cung cấp nhiều cơ hội cho người dân, đặc biệt là ở vùng sâu, vùng xa, vùng đặc biệt khó khăn được học tập thường xuyên, từ đó khuyến khích nhu cầu, thói quen học tập suốt đời, góp phần nâng cao trình độ dân trí, năng lực sáng tạo, kỹ năng lao động, cải thiện và nâng cao chất lượng cuộc sống của người dân.

2. Mc tiêu cthể đến năm 2020

2.1. Đối với hệ thống thư viện

a) Đối với hệ thống thư viện công cộng

- Đầu tư xây dựng thư viện điện tử, thư viện số tại Thư viện tỉnh, 100% Thư vin cấp huyện, 50% Thư viện cấp xã; 100% điểm Bưu điện văn hóa xã tổ chức cung cấp dịch vụ truy cập Internet miễn phí để người dân được tiếp cận với thông tin, tri thức, phục vụ nhu cầu học tập, nâng cao hiểu biết; thường xuyên tổ chức các lớp hướng dẫn sử dụng thư viện, tra cứu, tìm kiếm thông tin, tri thức phù hợp với nhu cầu của người dân sinh sống trên địa bàn; tổ chức các buổi nói chuyện chuyên đề về các vấn đề mà cộng đồng quan tâm.

- Thư viện tỉnh, 70% Thư viện cấp huyện, 50% Thư viện cấp xã phối hợp với các cơ quan, đơn vị có liên quan tổ chức các lớp hướng dẫn, cập nhật kỹ năng, kiến thức cần thiết cho lực lượng lao động ở địa phương.

- Thu hút số người đến sử dụng tài liệu tại thư viện công cộng hàng năm tăng bình quân 10%; tỷ lệ người dân trên địa bàn sử dụng thư viện phục vụ nhu cu học tập, tìm kiếm kiến thức nâng cao hiểu biết đạt 10 - 15% số dân. Số lượng học sinh, sinh viên đến với hệ thống thư viện công cộng tìm hiểu kiến thức phục vụ học tập đến năm 2020 đạt từ 70% trở lên.

- Tăng cường bổ sung slượng tài liệu (các loại sách, báo, tạp chí...) hằng năm cho hệ thống thư viện công cộng trên địa bàn tỉnh tăng từ 05 - 10%.

- Tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Ngày Sách Việt Nam” (21/4); “Ngày Sách và Bản quyền thế giới” (23/4) hàng năm với nhiều hoạt động đa dạng, thu hút đông đảo người dân tham gia: Giới thiệu sách mới, giao lưu với tác giả; quyên góp sách, báo, tạp chí tặng cho thư viện của các xã vùng đặc biệt khó khăn, vùng đồng bào các dân tộc thiểu số.

- Hàng năm tổ chức trưng bày phòng đọc báo Xuân, Hội báo Xuân nhân dịp Tết Nguyên đán.

- Tổ chức các hoạt động tuyên truyền bằng nhiều hình thức: Triển lãm sách, báo, nói chuyện chuyên đề; thông qua các phương tiện thông tin đại chúng, pa nô, áp phích. Tổ chức Liên hoan tuyên truyền giới thiệu sách theo chủ đề ... Định kỳ tổ chức các cuộc thi “Thiếu nhi kể chuyện theo sách” các cấp thu hút nhân dân, bạn đọc đến với thư viện, góp phần phát triển văn hóa đọc trong cộng đồng.

b) Đối với hệ thống thư viện thuộc ngành Giáo dục và Đào tạo

Phát động phong trào đọc sách trong thư viện nhà trường; tổ chức các câu lạc bộ về sách với các hoạt động ngoại khóa. Hàng năm tổ chức Ngày hội đọc sách theo chủ đề cho học sinh, sinh viên; định kỳ tổ chức các cuộc thi “Thiếu nhi kể chuyện theo sách” cho các em thiếu nhi, góp phần phát triển văn hóa đọc trong các nhà trường.

[...]