Kế hoạch 40/KH-UBND năm 2019 thực hiện Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2019-2025

Số hiệu 40/KH-UBND
Ngày ban hành 26/02/2019
Ngày có hiệu lực 26/02/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đồng Tháp
Người ký Đoàn Tấn Bửu
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐỒNG THÁP
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 40/KH-UBND

Đồng Tháp, ngày 26 tháng 02 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN ĐỀ ÁN DẠY VÀ HỌC NGOẠI NGỮ TRONG HỆ THỐNG GIÁO DỤC QUỐC DÂN TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐỒNG THÁP GIAI ĐOẠN 2019 - 2025

Nhằm đánh giá kết quả triển khai thực hiện Kế hoạch số 104/KH-UBND ngày 24 tháng 8 năm 2012 của Ủy ban nhân dân tỉnh về nâng cao chất lượng dạy và học ngoại ngữ trên địa bàn tỉnh Đồng Tháp giai đoạn 2012 - 2020. Đồng thời, triển khai thực hiện Quyết định số 2658/QĐ-BGDĐT ngày 23 tháng 7 năm 2018 của Bộ Giáo dục và Đào tạo về việc ban hành Kế hoạch triển khai Đề án dạy và học ngoại ngữ trong hệ thống giáo dục quốc dân giai đoạn 2017 - 2025, Ủy ban nhân dân tỉnh (UBND tỉnh) xây dựng kế hoạch như sau:

A. ĐÁNH GIÁ KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2012 - 2018

I. KẾT QUẢ TRIỂN KHAI CÁC NHIỆM VỤ

1. Công tác quản lý, chỉ đạo và điều hành

UBND tỉnh đã ban hành các Quyết định, Kế hoạch để triển khai thực hiện(1).

Ngành Giáo dục đã ban hành các Quyết định, Kế hoạch và văn bản chỉ đạo triển khai thực hiện(2).

2. Việc tổ chức khảo sát, bồi dưỡng, tập huấn giáo viên

Ngành Giáo dục đã tổ chức rà soát và thống kê năng lực ngôn ngữ của tất cả giáo viên tiếng Anh trong tỉnh để có kế hoạch đào tạo, bồi dưỡng tập huấn nâng cao năng lực ngôn ngữ và năng lực giảng dạy cho giáo viên/giảng viên trong các tháng hè. Cụ thể: Khảo sát năng lực 1.187 giáo viên/giảng viên dạy tiếng Anh; tổ chức cho 3.201 giáo viên/giảng viên tham gia bồi dưỡng nâng cao năng lực trong và ngoài nước (Mỹ, Singapore và Malaysia); tổ chức 12 hội nghị, hội thảo… qua đó số lượng giáo viên/giảng viên tiếng Anh đạt chuẩn năng lực ngôn ngữ hằng năm đều tăng từ 16 giáo viên (năm 2012) lên 1.103 giáo viên (năm 2018)(3).

(Chi tiết Phụ lục 1A kèm theo).

3. Việc đổi mới dạy và học ngoại ngữ

- Triển khai chương trình tiếng Anh: Từ năm học 2010 - 2011, tỉnh đã tổ chức triển khai giảng dạy tiếng Anh ở cấp tiểu học. Đến năm học 2017 - 2018, tất cả các trường tiểu học và tiểu học - trung học cơ sở đã tổ chức giảng dạy. Riêng chương trình tiếng Anh 10 năm, từ năm học 2013 - 2014, tỉnh đã thực hiện triển khai thí điểm chương trình tiếng Anh 10 năm ở cấp trung học cơ sở và trung học phổ thông (theo Đề án Ngoại ngữ Quốc gia 2020). Đến năm học 2017 - 2018, đã triển khai đại trà tại các lớp 6 và lớp 10, từng bước thay thế chương trình tiếng Anh 07 năm.

Ngoài ra, Tỉnh đã khuyến khích cán bộ, công chức, viên chức tự nâng cao trình độ ngoại ngữ để đáp ứng nhu cầu nghiên cứu, học tập và giao tiếp.

- Xây dựng trường điển hình về đổi mới dạy và học ngoại ngữ: Đã xây dựng được 09 trường điển hình tại địa bàn thành phố Sa Đéc và thành phố Cao Lãnh. Với các hoạt động như bồi dưỡng, hội thảo tập huấn giáo viên, cán bộ phụ trách chuyên môn, cán bộ quản lý; xây dựng các chương trình ngoại khóa; thuê giáo viên nước ngoài tham gia giảng dạy; tổ chức thi, kiểm tra, đánh giá theo phương pháp mới; tổ chức giao lưu học tập kinh nghiệm với các trường điển hình ngoài tỉnh…

- Tổ chức các lớp tiếng Anh tăng cường với giáo viên nước ngoài: Tỉnh đã thí điểm chương trình tiếng Anh tăng cường với giáo viên người nước ngoài tại các trường phổ thông tỉnh Đồng Tháp năm học 2017 - 2018 và lộ trình thực hiện đến năm 2020. Trong đó, ngân sách nhà nước hỗ trợ 50% học phí/học sinh trong thời gian một năm học, các năm tiếp theo thực hiện theo hình thức xã hội hóa.

- Đổi mới nội dung và hình thức kiểm tra đánh giá theo hướng phát triển năng lực ngôn ngữ của học sinh cả 04 kỹ năng: Nghe, nói, đọc, viết và kiến thức ngôn ngữ trong các bài kiểm tra định kỳ, các kỳ thi học sinh giỏi, qua đó, giúp học sinh phát triển năng lực ngôn ngữ và khả năng giao tiếp. Kết quả, số lượng học sinh đạt thành tích cao ngày càng tăng, trong đó, có 02 học sinh khối 09 đạt giải Kim Cương cấp Toàn quốc trong cuộc thi Olympic tiếng Anh trực tuyến 4 kỹ năng dành cho học sinh phổ thông - Olympic Smart English (OSE) lần thứ nhất.

- Công tác kiểm tra, giám sát: Ngành Giáo dục đã phối hợp các sở, ban, ngành tiến hành kiểm tra và giám sát việc sử dụng thiết bị dạy và học ngoại ngữ tại điểm 04 trường tiểu học và trung học phổ thông; tổ chức giám sát và dự giờ các lớp bồi dưỡng giáo viên tiếng Anh; giám sát các đoàn giáo viên tham gia bồi dưỡng ở nước ngoài và tổ chức đoàn giám sát, dự giờ các lớp thí điểm tiếng Anh...

4. Đầu tư trang bị thiết bị hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ

Tính đến cuối năm 2018, có 264 trường được trang bị thiết bị hỗ trợ việc dạy và học ngoại ngữ(4), với tổng kinh phí 43.301 triệu đồng. Chủ yếu sử dụng nguồn kinh phí Trung ương (Chương trình mục tiêu quốc gia) và nguồn kinh phí đối ứng của địa phương.

(Chi tiết số liệu và chi phí thực hiện tại Phụ lục 1A, 1B kèm theo).

5. Tổng kinh phí thực hiện

Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2012 - 2018 là 80.744,68 triệu đồng. Trong đó: Trung ương hỗ trợ: 31.489,83 triệu đồng; địa phương: 49.254,85 triệu đồng.

(Chi tiết Phụ lục 1B kèm theo).

II. ĐÁNH GIÁ CHUNG

1. Ưu điểm

- Số lượng giáo viên/giảng viên tiếng Anh đạt chuẩn về năng lực ngôn ngữ hằng năm đều tăng.

- Triển khai rộng rãi chương trình tiếng Anh 10 năm và từng bước thay thế chương trình tiếng Anh 07 năm.

[...]
3
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ