Thứ 7, Ngày 26/10/2024

Kế hoạch 82/KH-UBND nâng cao sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước năm 2024 do tỉnh Vĩnh Phúc ban hành

Số hiệu 82/KH-UBND
Ngày ban hành 20/03/2024
Ngày có hiệu lực 20/03/2024
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Vĩnh Phúc
Người ký Vũ Chí Giang
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH VĨNH PHÚC
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/KH-UBND

Vĩnh Phúc, ngày 20 tháng 3 năm 2024

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO SỰ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC NĂM 2024

Căn cứ Quyết định số 1001/QĐ-BNV ngày 11/12/2023 của Bộ Nội vụ về ban hành Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2023-2026;

Để nâng cao Chỉ số hài lòng của người dân, đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tỉnh Vĩnh Phúc năm 2024, UBND tỉnh ban hành kế hoạch triển khai, thực hiện như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Mục tiêu

- Thực hiện nghiêm túc Chương trình tổng thể cải cách hành chính nhà nước của Chính phủ giai đoạn 2021-2030; Chỉ thị số 40-CT/TU ngày 10/3/2023 của BTV Tỉnh ủy về việc tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 04/3/2022 của UBND tỉnh về đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025; Quyết định số 2866/QĐ- UBND ngày 14/10/2021 của UBND tỉnh ban hành Kế hoạch cải cách hành chính Nhà nước tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2021-2025; Quyết định số 1204/QĐ-UBND ngày 29/6/2022 của UBND tỉnh phê duyệt Đề án Đẩy mạnh công tác cải cách hành chính nhà nước trên địa bàn tỉnh Vĩnh Phúc giai đoạn 2022-2025.

- Tập trung triển khai, thực hiện các nhiệm vụ nhằm nâng cao dự hài lòng của người dân theo các tiêu chí đánh giá tại Quyết định số 1001/QĐ-BNV ngày 11/12/2023 của Bộ Nội vụ ban hành Phương pháp đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước giai đoạn 2023-2026; Quyết định số 876/QĐ-BNV ngày 10/11/2022 của Bộ Nội vụ phê duyệt Đề án Xác định Chỉ số cải cách hành chính các bộ, cơ quan ngang bộ, UBND tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương giai đoạn 2022-2030.

- Nâng cao nhận thức, văn hóa thực thi công vụ lấy người dân làm trung tâm trong đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức.

- Tạo điều kiện thuận lợi, cơ hội để người dân tham gia vào quá trình xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách và giám sát đối với hoạt động của các cơ quan hành chính nhà nước.

- Nâng cao kết quả đánh giá Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước quy mô quốc gia (SIPAS) do Bộ Nội vụ công bố hàng năm trong nhóm 20/63 tỉnh, thành phố đứng đầu cả nước.

2. Yêu cầu

- Nội dung các chương trình, nhiệm vụ trong kế hoạch phải phù hợp với mục tiêu, yêu cầu của cải cách hành chính nhà nước, quy định của pháp luật hiện hành và yêu cầu, thực tiễn của tỉnh.

- Phân công rõ trách nhiệm, nhiệm vụ của từng cơ quan, đơn vị, địa phương đối với các nội dung nâng cao sự hài lòng của người dân, đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước. Đồng thời, tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị, địa phương trong thực hiện các nhiệm vụ, giải pháp theo kế hoạch đề ra.

- Đẩy mạnh công tác thông tin, tuyên truyền nhằm tạo sự chuyển biến sâu sắc trong nhận thức của cán bộ, công chức, viên chức và người dân, doanh nghiệp về ý nghĩa, tầm quan trọng và các nội dung đánh giá của Chỉ số cải cách hành chính và Chỉ số hài lòng của người dân, đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

- Các cơ quan, đơn vị, địa phương coi đây là một trong những nhiệm vụ quan trọng của cơ quan, đơn vị là tiêu chí để đánh giá, xếp loại, thi đua - khen thưởng đối với tập thể, cá nhân hàng năm.

II. NỘI DUNG

Đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của các cơ quan hành chính Nhà nước được thực hiện đối với 03 khía cạnh: (i) Nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; (ii) Mức độ hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước; (iii) Nhu cầu, mong đợi của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước.

1. Đo lường nhận định, đánh giá của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước, bao gồm các tiêu chí đánh giá sau:

1.1. Mức độ quan tâm theo dõi của người dân đối với các chính sách công;

1.2. Kênh thông tin mà người dân sử dụng để theo dõi các chính sách công;

1.3. Mức độ phù hợp của các hình thức tiếp cận thông tin về chính sách công đối với người dân;

1.4. Mức độ người dân sẵn sàng tham gia góp ý kiến cho cơ quan nhà nước về chính sách công;

1.5. Cảm nhận của người dân về tình trạng công chức gây phiền hà, sách nhiễu trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính;

1.6. Cảm nhận của người dân về tình trạng phải đưa tiền ngoài quy định cho công chức trong quá trình giải quyết thủ tục hành chính;

1.7. Mức độ phù hợp của các hình thức nộp hồ sơ, nhận kết quả phù hợp đối với người dân;

1.8. Sự trải nghiệm của người dân về chính sách công, dịch vụ hành chính công, dịch vụ công cơ bản, thiết yếu.

2. Đo lường sự hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước:

[...]