Kế hoạch 196/KH-UBND về nâng cao chỉ số cải cách hành chính (PAR INDEX) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (SIPAS) tỉnh Tuyên Quang năm 2023 và các năm tiếp theo

Số hiệu 196/KH-UBND
Ngày ban hành 23/08/2023
Ngày có hiệu lực 23/08/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tuyên Quang
Người ký Nguyễn Văn Sơn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TUYÊN QUANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 196/KH-UBND

Tuyên Quang, ngày 23 tháng 8 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

NÂNG CAO CHỈ SỐ CẢI CÁCH HÀNH CHÍNH (PAR INDEX) VÀ CHỈ SỐ HÀI LÒNG CỦA NGƯỜI DÂN ĐỐI VỚI SỰ PHỤC VỤ CỦA CƠ QUAN HÀNH CHÍNH NHÀ NƯỚC (SIPAS) TỈNH TUYÊN QUANG NĂM 2023 VÀ CÁC NĂM TIẾP THEO

Căn cứ Quyết định số 876/QĐ-BNV ngày 10/11/2022 của Bộ Nội vụ về phê duyệt Đề án “Xác định Chỉ số cải cách hành chính của các bộ, cơ quan ngang bộ, Ủy ban nhân dân các tỉnh, thành phố trực thuộc Trung ương” giai đoạn 2022-2030 và kết quả công bố Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước tỉnh Tuyên Quang năm 2022,

Ủy ban nhân dân tỉnh Tuyên Quang ban hành Kế hoạch nâng cao Chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh (sau đây gọi tắt là Chỉ số cải cách hành chính) và Chỉ số hài lòng của người dân đối với sự phục vụ của cơ quan hành chính nhà nước (sau đây gọi tắt là Chỉ số hài lòng của người dân) năm 2023 và các năm tiếp theo, như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Phấn đấu Chỉ số cải cách hành chính từ năm 2023 và các năm tiếp theo đạt 86% trở lên, tăng trung bình hằng năm từ 02 bậc trở lên.

2. Phấn đấu Chỉ số hài lòng của người dân từ năm 2023 và các năm tiếp theo đạt 85% trở lên, tăng trung bình hằng năm từ 02 bậc trở lên.

3. Triển khai thực hiện các giải pháp để duy trì, cải thiện, nâng cao điểm số của các chỉ số thành phần như: Công tác chỉ đạo, điều hành; cải cách thể chế; cải cách thủ tục hành chính; cải cách tổ chức bộ máy hành chính nhà nước; cải cách chế độ công vụ; cải cách tài chính công; xây dựng và phát triển Chính quyền điện tử, Chính quyền số; tác động của cải cách hành chính đến người dân, tổ chức và phát triển kinh tế - xã hội.

II. YÊU CẦU

1. Việc triển khai thực hiện kế hoạch nâng cao Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức phải đồng bộ, thống nhất, phù hợp với các nội dung, tiêu chí đánh giá của Bộ Nội vụ.

2. Các cơ quan được giao phụ trách tham mưu các nội dung về cải cách hành chính cấp tỉnh phối hợp chặt chẽ với các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh đánh giá khách quan, đúng thực trạng và triển khai thực hiện các giải pháp, nâng cao Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân, tổ chức cấp tỉnh.

3. Người đứng đầu các cơ quan, đơn vị phải chỉ đạo quyết liệt, thực hiện có hiệu quả, đúng tiến độ các nhiệm vụ cải cách hành chính gắn với các tiêu chí chấm điểm xác định chỉ số cải cách hành chính cấp tỉnh và chịu trách nhiệm trước Chủ tịch Ủy ban nhân dân tỉnh về nhiệm vụ được giao.

III. NHIỆM VỤ, GIẢI PHÁP

Tiếp tục triển khai thực hiện có hiệu quả các nhiệm vụ, giải pháp nâng cao Chỉ số cải cách hành chính, Chỉ số hài lòng của người dân, trong đó tập trung giải pháp thực hiện tốt các nhiệm vụ trọng tâm sau:

1. Nâng cao Chỉ số cải cách hành chính (Par Index)

1.1. Chỉ số cải cách thủ tục hành chính (năm 2022 xếp thứ 45/63, năm 2023 phấn đấu tăng từ 10 bậc trở lên)

- Tiêu chí thành phần công khai thủ tục hành chính (TTHC) và các quy định có liên quan:

Đảm bảo 100% TTHC kịp thời trình công bố, công khai trên Cơ sở dữ liệu quốc gia về TTHC, Hệ thống thông tin giải quyết TTHC tỉnh, Trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị và tại nơi tiếp nhận hồ sơ, giải quyết TTHC.

- Tiêu chí thành phần công khai tiến độ, kết quả giải quyết hồ sơ trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC:

+ 100% hồ sơ TTHC của các cơ quan, đơn vị được thực hiện trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC và đồng bộ với Cổng Dịch vụ công Quốc gia theo thời gian thực trên môi trường điện tử.

+ Công khai kết quả thực hiện đối với Bộ chỉ số chỉ đạo, điều hành và đánh giá chất lượng phục vụ người dân, doanh nghiệp trong thực hiện thủ tục hành chính, dịch vụ công theo thời gian thực trên môi trường điện tử.

+ Rà soát, nâng cấp các tính năng trên Hệ thống thông tin giải quyết TTHC của tỉnh để đáp ứng việc giải quyết TTHC trên môi trường điện tử theo quy định.

- Tiêu chí thành phần tỷ lệ hồ sơ TTHC do cơ quan chuyên môn cấp tỉnh, UBND cấp huyện, UBND cấp xã tiếp nhận trong năm được giải quyết đúng hạn:

+ Nâng cao chất lượng giải quyết thủ tục hành chính, khắc phục tình trạng giải quyết TTHC quá hạn; thực hiện nghiêm việc gửi “Thư xin lỗi” người dân, tổ chức đối với hồ sơ thủ tục hành chính giải quyết trễ hẹn.

+ Công khai số điện thoại, địa chỉ thư điện tử và có sự phối hợp chặt chẽ giữa nội bộ từng cơ quan, đơn vị và giữa các cấp, các ngành trong giải quyết thủ tục hành chính.

+ Đánh giá chất lượng giải quyết TTHC trên Cổng dịch vụ công của tỉnh, góp phần nâng cao chất lượng cung ứng dịch vụ công của các cơ quan, đơn vị.

1.2. Chỉ số cải cách tài chính công (năm 2022 xếp thứ 41/63, năm 2023 phấn đấu tăng từ 10 bậc trở lên)

- Tiêu chí thành phần số đơn vị sự nghiệp công lập tự đảm bảo một phần chi thường xuyên và tỷ lệ giảm chi trực tiếp ngân sách cho đơn vị sự nghiệp:

[...]