Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2019 thực hiện Nghị quyết 12/NQ-CP về tăng cường bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019-2021 trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi

Số hiệu 82/KH-UBND
Ngày ban hành 24/05/2019
Ngày có hiệu lực 24/05/2019
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Nguyễn Tăng Bính
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
--------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 24 tháng 5 năm 2019

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 12/NQ-CP NGÀY 19/02/2019 CỦA CHÍNH PHỦ VỀ TĂNG CƯỜNG BẢO ĐẢM TRẬT TỰ, AN TOÀN GIAO THÔNG VÀ CHỐNG ÙN TẮC GIAO THÔNG GIAI ĐOẠN 2019 - 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH QUẢNG NGÃI

Thực hiện Nghị quyết số 12/NQ-CP ngày 19/02/2019 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp bảo đảm trật tự, an toàn giao thông và chống ùn tắc giao thông giai đoạn 2019 - 2021, Văn bản kiến nghị số 1831/KN-UBTP14 ngày 29/3/2019 của Ủy ban Tư pháp của Quốc hội về các giải pháp hạn chế tai nạn giao thông, vi phạm pháp luật và tội phạm xâm phạm an toàn giao thông, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. Mục đích, yêu cầu

1. Mục đích

a) Quán triệt, nâng cao vai trò lãnh đạo của cấp ủy đảng, hiệu quả quản lý nhà nước của các cấp chính quyền trong việc triển khai thực hiện công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông (TTATGT). Qua đó tạo sự chuyển biến tích cực về nhận thức, ý thức và hành vi của người tham gia giao thông góp phần xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.

b) Tiếp tục kéo giảm tai nạn giao thông, phấn đấu giảm số người thương vong do tai nạn giao thông mỗi năm từ 5% đến 10% theo Nghị quyết của Chính phủ đề ra; có giải pháp phòng, chống ùn tắc giao thông trên các trục đường chính và trên địa bàn thành phố Quảng Ngãi.

2. Yêu cầu

a) Thủ trưởng, người đứng đầu các sở, ban, ngành, địa phương chủ động nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước; quán triệt thực hiện nghiêm các quy định của pháp luật, đẩy mạnh triển khai thực hiện các chương trình, đề án, dự án về bảo đảm TTATGT, chống ùn tắc giao thông trên tuyến, địa bàn thuộc phạm vi, trách nhiệm quản lý.

b) Xác định công tác bảo đảm TTATGT, chống ùn tắc giao thông và giảm thiểu ô nhiễm môi trường là nhiệm vụ, giải pháp quan trọng trong phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh. Vì vậy, hàng năm cần chú trọng xây dựng kế hoạch dự toán ngân sách trình cấp thẩm quyền phê duyệt đề bảo đảm nguồn lực thực hiện giải pháp bảo đảm TTATGT trên địa bàn tỉnh.

II. Nhiệm vụ trọng tâm

1. Các cấp, các ngành, địa phương khẩn trương tổ chức quán triệt và quyết liệt triển khai thực hiện Kết luận số 45-KL/TW ngày 01/02/2019 của ban Bí thư về tiếp tục đẩy mạnh thực hiện có hiệu quả Chỉ thị số 18-CT/TW của Ban Bí thư khóa XI về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự, an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông thuộc phạm vi, trách nhiệm của mình.

2. Tiếp tục rà soát, hoàn thiện hệ thống các văn bản quy phạm pháp luật về bảo đảm TTATGT, chống ùn tắc giao thông; trong quá trình rà soát, bổ sung, điều chỉnh các chương trình, chiến lược, đề án, quy hoạch tỉnh và địa phương cần lồng ghép mục tiêu an toàn giao thông, gắn với các dự án đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng phục vụ tối đa nhu cầu giao thông và vận tải lớn.

3. Nâng cao hiệu quả công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục pháp luật về TTATGT, trật tự đô thị; đẩy mạnh hơn nữa xây dựng văn hóa giao thông an toàn, gắn với tuyên truyền sử dụng dịch vụ vận tải khách công cộng, thân thiện với môi trường, khuyến khích nhân dân hạn chế sử dụng xe cá nhân lưu thông trên đường.

4. Nâng cao chất lượng, hiệu quả quản lý nhà nước về giao thông vận tải, xây dựng, đất đai và du lịch, gắn với hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về TTATGT. Chú trọng các nhiệm vụ có liên quan trực tiếp đến các giải pháp bảo đảm TTATGT, chống ùn tắc giao thông; năng lực, hiệu lực, hiệu quả của lực lượng làm nhiệm vụ tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm về TTATGT; siết chặt thực hiện quy định bắt buộc đội mũ bảo hiểm đối với người đi mô tô, xe máy, xe đạp điện.

5. Đẩy nhanh tiến độ và nâng cao chất lượng công tác đầu tư xây dựng, nâng cấp hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông gắn với duy tu, bảo trì, bảo đảm an toàn giao thông và khai thác có hiệu quả các công trình hạ tầng hiện hữu; quản lý chặt chẽ gắn với nâng cao trách nhiệm bảo vệ hành lang an toàn giao thông đường bộ, đường sắt và đường thủy nội địa.

6. Quản lý chặt chẽ hoạt động đầu tư xây dựng, bảo đảm việc đầu tư xây dựng mới hoặc điều chỉnh, sắp xếp các khu công nghiệp, đô thị, các trung tâm thương mại, trường học, bệnh viện... trong các đô thị phù hợp với năng lực khai thác kết cấu hạ tầng giao thông và vận tải công cộng.

7. Đẩy mạnh thực hiện các đề án tái cơ cấu dịch vụ vận tải, nâng cao năng lực, chất lượng, hiệu quả kết nối các loại hình vận tải để giảm áp lực cho vận tải đường bộ; đẩy nhanh tiến độ đầu tư, phát triển mạng lưới vận tải khách công cộng trên địa bàn tỉnh. Kiểm tra, siết chặt kỷ cương công tác đào tạo, sát hạch cấp giấy phép lái xe; công tác quản lý, kiểm định chất lượng phương tiện cơ giới đường bộ, đường thủy nội địa.

8. Ứng dụng hiệu quả công nghệ thông tin, các thành tựu của cách mạng công nghiệp lần thứ 4 đối với công tác quản lý, điều hành, tổ chức giao thông, hướng dẫn người tham gia giao thông cũng như hỗ trợ công tác tuần tra, kiểm soát, xử lý vi phạm pháp luật về TTATGT.

III. Nhiệm vụ, giải pháp cụ thể

1. Công an tỉnh

a) Tiếp tục lập đề án, trình UBND tỉnh đầu tư lắp đặt camera giám sát, chỉ huy điều hành giao thông và xử lý vi phạm TTATGT trên địa bàn tỉnh; nghiên cứu quy trình phối hợp kết nối và xử lý dữ liệu camera từ các cơ quan, tổ chức khác để phục vụ công tác bảo đảm TTATGT, gắn với bảo đảm an ninh, trật tự; phối hợp rà soát, kiến nghị hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật của Hội đồng nhân dân, Ủy ban nhân dân tỉnh trong lĩnh vực bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông.

b) Chỉ đạo tăng cường công tác tuần tra, kiểm soát, chú trọng tuần tra lưu động; đẩy mạnh ứng dụng công nghệ cao, thiết bị kỹ thuật nghiệp vụ cũng như phương án sử dụng thiết bị ghi hình của các tổ chức được giao quản lý, khai thác hệ thống kết cấu hạ tầng giao thông để phát hiện và xử lý các hành vi vi phạm pháp luật về TTATGT.

Trong đó, đặc biệt chú trọng xử lý hành vi người điều khiển phương tiện vi phạm nồng độ cồn, sử dụng ma túy hoặc chất kích thích thần kinh; vi phạm quy định về tốc độ, sử dụng điện thoại di động, không thắc dây an toàn khi ngồi trên xe ô tô; không đội mũ bảo hiểm khi đi mô tô, xe máy, xe đạp điện; vi phạm quy định về an toàn kỹ thuật phương tiện và tải trọng của xe ô tô khách từ 09 chỗ ngồi trở lên, xe ô tô có tải trọng từ 10 tấn trở lên.

c) Thường xuyên tổ chức diễn tập chỉ huy và phối hợp lực lượng giữa Cảnh sát phòng cháy chữa cháy và các lực lượng khác trong công tác cứu hộ, cứu nạn đối với các vụ tai nạn giao thông đặc biệt nghiêm trọng xảy ra trên đường bộ, đường thủy nội địa, nhất là các vụ tai nạn giao thông trên đường cao tốc đi qua địa bàn tỉnh.

2. Sở Giao thông vận tải

a) Chủ trì, phối hợp với các sở, ban, ngành, địa phương rà soát, hoàn thiện các văn bản quy phạm pháp luật, các đồ án quy hoạch của HĐND, UBND tỉnh trong lĩnh vực giao thông vận tải, bảo đảm TTATGT và chống ùn tắc giao thông phù hợp với yêu cầu nhiệm vụ trong tình hình mới và có tính khả thi cao.

b) Đẩy nhanh tiến độ hoàn thành các dự án đầu tư hạ tầng giao thông đang triển khai và các dự án đã được cấp có thẩm quyền phê duyệt; khẩn trương hoàn thành dự án nâng cấp, mở rộng Quốc lộ 1 (đoạn qua huyện Bình Sơn).

[...]