Kế hoạch 82/KH-UBND năm 2014 thực hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh Tiền Giang

Số hiệu 82/KH-UBND
Ngày ban hành 24/04/2014
Ngày có hiệu lực 24/04/2014
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Tiền Giang
Người ký Trần Kim Mai
Lĩnh vực Giao thông - Vận tải,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH TIỀN GIANG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 82/KH-UBND

Tiền Giang, ngày 24 tháng 4 năm 2014

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN TIÊU CHÍ VĂN HÓA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH TIỀN GIANG

Thực hiện Nghị quyết số 88/NQ-CP ngày 24 tháng 8 năm 2011 của Chính phủ về tăng cường thực hiện các giải pháp trọng tâm bảo đảm trật tự an toàn giao thông; Nghị quyết số 30/NQ-CP ngày 4 tháng 3 năm 2013 của Chính phủ ban hành chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 18-CT/TW ngày 4 tháng 9 năm 2012 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về “Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng đối với công tác bảo đảm trật tự an toàn giao thông đường bộ, đường sắt, đường thủy nội địa và khắc phục ùn tắc giao thông”; Quyết định số 3500/QĐ-BVHTTDL ngày 09 tháng 10 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch ban hành Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ và Hướng dẫn số 3831/HD-BVHTTDL ngày 21 tháng 10 năm 2013 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch hướng dẫn triển khai thực hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch triển khai thực hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ trên địa bàn tỉnh, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

- Nhằm tuyên truyền tạo sự chuyển biến mạnh mẽ về nhận thức và hành động của các cấp ủy Đảng, Chính quyền và nhân dân trên địa bàn tỉnh trong việc thực hiện các nội dung về văn hóa giao thông, để mọi thành viên trong xã hội có ý thức và có trách nhiệm khi tham gia giao thông hoặc tham gia vào những hoạt động có liên quan đến giao thông nhằm xây dựng môi trường giao thông an toàn, văn minh, thân thiện và hiệu quả.

- Đưa nội dung Tiêu chí Văn hóa giao thông vào trong đời sống thực tiễn; Vận động nhân dân thực hiện nếp sống “văn hóa giao thông”, hình thành thói quen nghiêm chỉnh chấp hành pháp luật về trật tự an toàn giao thông.

- Nâng cao nhận thức an toàn giao thông là hạnh phúc của mỗi gia đình, là hạnh phúc của toàn xã hội để mỗi cá nhân tự giác chấp hành các quy định của pháp luật về bảo đảm trật tự an toàn giao thông nhằm hướng tới sự ổn định trật tự an toàn chung cho toàn xã hội.

2. Yêu cầu:

- Công tác tuyên truyền phải được triển khai thực hiện đồng bộ; Các nội dung và hình thức tuyên truyền phải đa dạng, phong phú, sinh động, phù hợp với từng địa bàn, từng địa phương của tỉnh và chuyển tải được nội dung Tiêu chí Văn hóa giao thông đến nhân dân và cộng đồng dân cư.

- Trong quá trình tổ chức thực hiện, các Sở, ban, ngành có liên quan phải chủ động tích cực phối hợp thường xuyên, chặt chẽ để thực hiện các biện pháp tuyên truyền thiết thực, hiệu quả, tránh phô trương, hình thức.

- Việc triển khai thực hiện Tiêu chí Văn hóa giao thông đường bộ phải được tiến hành nghiêm túc, đồng bộ trên phạm vi toàn tỉnh để nếp sống văn hóa giao thông dần dần trở thành thói quen thường nhật của mỗi người dân và cộng đồng, góp phần giảm thiểu tai nạn giao thông trên địa bàn tỉnh.

II. CÁC NỘI DUNG TIÊU CHÍ VĂN HÓA GIAO THÔNG ĐƯỜNG BỘ

1. Tiêu chí chung:

- Tự giác chấp hành pháp luật về giao thông;

- Thực hiện nghiêm nhiệm vụ, tác phong chuẩn mực, văn minh;

- Tôn trọng, nhường nhịn, giúp đỡ mọi người khi tham gia giao thông;

- Có trách nhiệm với bản thân và cộng đồng khi tham gia giao thông;

- Đi đúng làn đường, phần đường quy định;

- Không tham gia đua xe và cổ vũ đua xe trái phép;

- Tuân thủ pháp luật khi xử lý và bị xử lý các hành vi vi phạm trật tự an toàn giao thông;

- Tạo dựng kết cấu hạ tầng giao thông chuẩn mực, an toàn;

- Có ý thức văn hóa xây dựng môi trường giao thông thân thiện, an toàn.

2. Tiêu chí cụ thể cho một số đối tượng

a) Đối với cơ quan quản lý nhà nước về giao thông

- Thực hiện nghiêm túc nhiệm vụ quản lý nhà nước về trật tự, an toàn giao thông.

- Xây dựng các văn bản quản lý, hướng dẫn về giao thông phù hợp tình hình địa phương, có tính khả thi, tạo điều kiện cho người dân và cơ quan nhà nước thực hiện.

- Tuân thủ các quy định của pháp luật trong quy hoạch và quản lý quy hoạch giao thông.

[...]