Kế hoạch 7985/KH-UBND năm 2015 thực hiện Chương trình khuyến công tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020

Số hiệu 7985/KH-UBND
Ngày ban hành 29/10/2015
Ngày có hiệu lực 29/10/2015
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Nguyễn Hải Ninh
Lĩnh vực Doanh nghiệp,Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
ĐẮK LẮK

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7985/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 29 tháng 10 năm 2015

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHUYẾN CÔNG TỈNH ĐẮK LẮK GIAI ĐOẠN 2016-2020

Căn cứ Nghị định số 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Thông tư số 46/2012/TT-BCT ngày 28/12/2012 của Bộ Công Thương về quy định chi tiết một số nội dung của Nghị định s 45/2012/NĐ-CP ngày 21/5/2012 của Chính phủ về khuyến công;

Căn cứ Quyết định số 1288/QĐ-TTg ngày 01/8/2014 của Thủ tướng Chính phủ về phê duyệt Chương trình khuyến công quốc gia đến năm 2020;

Thực hiện Nghị quyết số 154/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của HĐND tỉnh về Chương trình khuyến công tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện Chương trình khuyến công tỉnh Đk Lk giai đoạn 2016-2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích:

Huy động các nguồn lực trong và ngoài tỉnh tham gia hoặc hỗ trợ các tchức, cá nhân đầu tư sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp nông thôn, hỗ trợ sản xuất sạch hơn tại các cơ sở sản xuất công nghiệp và các dịch vụ khuyến công, góp phần vào việc chuyển dịch cơ cấu kinh tế theo hướng phát trin công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp một cách bền vững, nhất là công nghiệp chế biến nông - lâm sản và cơ khí phục vụ nông nghiệp, tạo việc làm, tăng thu nhập, bảo vệ và cải thiện chất lượng môi trường, sức khỏe con người, thực hiện phân công lại lao động xã hội và góp phần xây dựng nông thôn mới.

2. Yêu cầu:

- Thực hiện có hiệu quả các nội dung của Nghị quyết số 154/2015/NQ-HĐND ngày 10/7/2015 của HĐND tỉnh về Chương trình khuyến công tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2016-2020;

- Nâng cao trách nhiệm của các cấp, các ngành trong việc tuyên truyền, đào tạo, tập huấn, hỗ trợ các tổ chức, cá nhân tham gia phát triển sản xuất công nghiệp nông thôn, áp dụng sản xuất sạch hơn trong công nghiệp trên địa bàn tỉnh;

- Sử dụng các nguồn lực hp lý, có hiệu quả nhằm ứng dụng máy móc thiết bị tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề

Hình thức đào tạo nghề, truyền nghề chủ yếu là ngắn hạn, gắn lý thuyết với thực hành, đào tạo nghề gắn với sử dụng lao động tại chỗ của các cơ sở, tạo việc làm, tăng thu nhập cho người lao động; ưu tiên đào tạo các cơ sở sử dụng nhiều lao động; các nghề có tiềm năng thế mạnh của tỉnh, phát triển nghề cho các xã được chọn làm điểm xây dựng nông thôn mới.

Tổ chức đào tạo nghề, truyền nghề ngắn hạn từ 1 đến 3 tháng, nhóm nghề chế biến nông lâm sản và may mặc, các ngành nghề khác với số lượng 150 lao động.

2. Hỗ trợ nâng cao năng lực quản lý doanh nghiệp, nhận thức và năng lực áp dụng sản xuất sạch hơn (SXSH) trong sản xuất công nghiệp thông qua các hoạt động tư vấn, tập huấn, đào tạo, hội thảo, diễn đàn; khảo sát học tập kinh nghiệm trong nưc. Hỗ tr khi sự, thành lập doanh nghiệp sản xuất công nghiệp nông thôn. Hỗ trợ mở rộng thị trưng tiêu thụ, xuất khẩu sản phẩm công nghiệp nông thôn

Khuyến khích hỗ trợ các tổ chức, cá nhân đầu tư vào sản xuất công nghiệp, thành lập doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hp tác; khuyến khích việc chuyn các hộ kinh doanh cá thể sang hoạt động theo Hp tác xã, doanh nghiệp đcó điều kiện mở rộng quy mô sản xuất; trang bị kiến thức nâng cao năng lực quản trị doanh nghiệp; nhận thức về áp dụng SXSH cho các cơ sở sản xuất công nghiệp; nâng cao kiến thức về sơ chế và bảo quản nông sản, tạo điều kiện cho họ có khả năng cạnh tranh trên thị trường theo hướng phát triển bền vững và hội nhập quốc tế.

- Tổ chức các khóa đào tạo tập huấn khởi sự, quản trị doanh nghiệp cho 500 học viên;

- Tổ chức tập huấn kỹ thuật sơ chế bảo quản nông sản cho 1.500 học viên;

- Tổ chức tập huấn kiến thức nâng cao nhận thức về lợi ích của SXSH cho 250 học viên;

- Tổ chức 05 đoàn khảo sát học tập kinh nghiệm về công tác khuyến công;

- Hỗ trợ thành lập 10 doanh nghiệp sản xuất CN-TTCN;

- Tư vấn lập dự án, báo cáo đầu tư kế hoạch sản xuất kinh doanh cho 50 cơ sở.

3. Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật; chuyển giao công nghệ và ứng dụng máy móc tiên tiến, tiến bộ khoa học kỹ thuật vào sản xuất công nghiệp - tiểu thủ công nghiệp; xây dựng các mô hình thí đim về áp dụng sản xuất sạch hơn

Hỗ trợ xây dựng mô hình trình diễn kỹ thuật sản xuất sản phẩm mới và mô hình thí điểm SXSH trong công nghiệp. Xây dựng mô hình trình diễn để phổ biến công nghệ sản xuất tiên tiến trong lĩnh vực chế biến nông lâm sản, thực phm, cơ khí phục vụ nông nghiệp, công nghiệp phụ trợ, công nghiệp chế biến khoáng sản.

- Xây dựng 05 mô hình trình diễn kỹ thuật công nghệ mới, sản phẩm mới; nhân rộng 05 mô hình đang sản xuất có hiệu quả;

[...]