Kế hoạch 7850/KH-UBND năm 2021 về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn 2020-2025 do tỉnh Lâm Đồng ban hành

Số hiệu 7850/KH-UBND
Ngày ban hành 04/11/2021
Ngày có hiệu lực 04/11/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Lâm Đồng
Người ký Đặng Trí Dũng
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH LÂM ĐỒNG
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7850/KH-UBND

Lâm Đồng, ngày 04 tháng 11 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CHĂM SÓC SỨC KHỎE SINH SẢN, TẬP TRUNG VÀO CHĂM SÓC SỨC KHỎE BÀ MẸ, TRẺ SƠ SINH VÀ TRẺ NHỎ GIAI ĐOẠN 2021 - 2025 TỈNH LÂM ĐỒNG

Thực hiện Quyết định số 2779/QĐ-BYT ngày 04/6/2021 của Bộ Y tế về việc phê duyệt “Kế hoạch hành động Quốc gia về chăm sóc sức khỏe sinh sản, tập trung vào chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ giai đoạn 2020-2025”, Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện trên địa bàn tỉnh như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Cải thiện tình trạng sức khỏe sinh sản, tập trung vào cải thiện sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, ưu tiên các vùng khó khăn nhằm giảm sự khác biệt về các chỉ tiêu sức khỏe, dinh dưỡng, tử vong mẹ, tử vong trẻ em giữa các vùng miền hướng tới thực hiện các Mục tiêu Phát triển bền vững (SDGs) vào năm 2030.

2. Mục tiêu cụ thể

2.1. Mục tiêu cụ thể 1: Cải thiện tình trạng sức khỏe bà mẹ, thu hẹp sự khác biệt về tử vong mẹ và các chỉ tiêu sức khỏe bà mẹ giữa các vùng miền.

TT

Chỉ tiêu

Chỉ tiêu năm 2025

Vùng bình thường

Vùng khó khăn

Toàn quốc

Tỉnh Lâm Đồng

Toàn quốc

Tỉnh Lâm Đồng

1

Tỷ số tử vong mẹ/100.000 trẻ đẻ sống

42

25

70

70

2

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được khám thai 4 lần trong 3 thời kỳ (%)

85

> 90

65

65

3

Tỷ lệ đẻ tại cơ sở y tế (%)

> 97

99

85

85

4

Tỷ lệ phụ nữ đẻ được người đỡ đẻ có knăng hỗ trợ

> 95

99

80

80

5

Tỷ lệ bà mẹ và TSS được chăm sóc tại nhà trong tuần đầu sau sinh (%)

70

84

50

50

6

Tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ mang thai (%)

< 20

23,5

23

23

2.2. Mục tiêu cụ thể 2: Cải thiện tình trạng sức khỏe, thu hẹp khoảng cách về tử vong và các chỉ tiêu sức khỏe trẻ em/trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

TT

Ch tiêu

Chỉ tiêu năm 2025

Vùng bình thường

Vùng

khó khăn

Toàn quốc

Tỉnh Lâm Đồng

Toàn quốc

Tỉnh Lâm Đồng

1

Tỷ suất tử vong sơ sinh/1000 trẻ đẻ sống

< 9

< 9

15

15

2

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 1 tuổi/1000 trẻ đẻ sống

12,5

11

19,5

19,5

3

Tỷ suất tử vong trẻ em dưới 5 tuổi/1000 trẻ đẻ sống

18,5

18,5

29,5

29,5

4

Tỷ lệ trẻ sơ sinh có cân nặng dưới 2500 gram (%)

< 8

4,2

10,5

10,5

5

Tỷ lệ trẻ sơ sinh được thực hiện chăm sóc sơ sinh thiết yếu sớm (%)

75

84

80

80

6

Tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi (%)

18,5

< 18

28

28

II. ĐỐI TƯỢNG CAN THIỆP

1. Phụ nữ độ tuổi sinh đẻ, mang thai, trong cuộc đẻ, sau đẻ, bà mẹ cho con bú, trẻ sơ sinh, trẻ em đến hết 5 tuổi, nam giới, người chăm sóc trẻ và cộng đồng, ưu tiên các vùng khó khăn.

2. Cán bộ y tế đang làm việc trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe bà mẹ trẻ em/sức khỏe sinh sản (CSSKBMTE/SKSS) bao gồm cả cơ sở y tế ngoài công lập ở các tuyến, tập trung vào tuyến cơ sở.

3. Các nhà hoạch định chính sách, cán bộ quản lý liên quan đến lĩnh vực CSSKBMTE/SKSS ở các tuyến.

III. MỘT SỐ ĐỊNH HƯỚNG CHÍNH

1. Tập trung giải quyết sự khác biệt trong sử dụng và tiếp cận dịch vụ chăm sóc sức khỏe (CSSK) giữa các nhóm dân cư nhằm làm giảm sự khác biệt về tình trạng sức khỏe và tử vong mẹ, tử vong trẻ em. Lựa chọn các can thiệp phù hợp với các điều kiện tự nhiên và xã hội, tôn trọng yếu tố văn hóa, phong tục, tập quán, huy động tối đa sự tham gia của người dân và cộng đồng.

2. Áp dụng cách tiếp cận chăm sóc liên tục theo vòng đời (từ thời kỳ mang thai, trong và ngay sau khi sinh, sau sinh đến chăm sóc trẻ sơ sinh, trẻ em); chăm sóc liên tục giữa các tuyến và cơ sở y tế. Ưu tiên can thiệp giảm tử vong mẹ, tử vong sơ sinh; dự phòng và sàng lọc các bệnh không lây nhiễm ở bà mẹ và trẻ em.

3. Cải thiện tính sẵn có và chất lượng cung cấp dịch vụ đi đôi với tăng cường mức độ sử dụng dịch vụ của người dân thông qua truyền thông, giáo dục sức khỏe, hạn chế những rào cản, khó khăn, hỗ trợ người dân khi tiếp cận đến dịch vụ chăm sóc sức khỏe bà mẹ - trẻ em; cung cấp dịch vụ đồng bộ các gói dịch vụ (chăm sóc trước, trong, sau sinh, chăm sóc trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ), phù hợp với chức năng nhiệm vụ của cơ sở y tế theo đặc thù, đảm bảo tính đồng bộ giữa nhân lực, cơ sở vật chất, trang thiết bị và thuốc thiết yếu.

4. Tăng cường ứng dụng công nghệ thông tin, củng cố hệ thống thông tin về CSSKBMTE/SKSS; nâng cao chất lượng thu thập, báo cáo và sử dụng thông tin, dữ liệu phục vụ cho công tác lập kế hoạch can thiệp dựa trên bằng chứng và công tác tuyên truyền vận động nguồn lực, chính sách cho các mục tiêu về CSSKBMTE/SKSS.

5. Tăng cường phối hợp liên ngành trong hoạt động CSSKBMTE/SKSS, gắn kết chặt chẽ chương trình CSSKBMTE/SKSS với các chương trình liên quan như DS-KHHGĐ, HIV/AIDS, TCMR, dinh dưỡng, y tế dự phòng... và các chương trình xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế xã hội khác.

6. Nâng cao hiệu quả, phát huy vai trò của mạng lưới y tế ngoài công lập, kết hợp chặt chẽ công - tư trong CSSKBMTE/SKSS.

IV. CÁC NHÓM GIẢI PHÁP VÀ HOẠT ĐỘNG

1. Nhóm giải pháp về truyền thông vận động và truyền thông giáo dục sức khỏe

- Đẩy mạnh truyền thông vận động về tầm quan trọng của công tác CSSKBMTE/SKSS đặc biệt là sức khỏe và dinh dưỡng ở bà mẹ, trẻ sơ sinh/trẻ nhỏ cho các nhà hoạch định chính sách, người làm công tác quản lý ở các cấp, các đại biểu dân cử, người có uy tín trong cộng đồng, già làng, trưởng bản... Huy động các đoàn th, tổ chức chính trị xã hội, các cơ quan truyền thông đại chúng tham gia vận động chính sách, nguồn lực, tạo môi trường xã hội thuận lợi cho công tác CSSKBMTE/SKSS;

- Chú trọng truyền thông nâng cao kiến thức, thay đổi hành vi trong chăm sóc sức khỏe bà mẹ, trẻ sơ sinh/trẻ em. Nâng cao kiến thức, thực hành của bà mẹ, người chăm sóc trẻ và cộng đồng về công tác chăm sóc bà mẹ từ lúc có thai đến sau sinh, nuôi con bằng sữa mẹ và ăn bổ sung, chăm sóc trẻ bệnh;

- Đa dạng hình thức truyền thông, phát triển các loại tài liệu truyền thông thích hợp với từng nhóm đối tượng, chú trọng đến đặc đim văn hóa, phong tục, tập quán, ngôn ngvà điều kiện kinh tế - xã hội của mỗi vùng miền, nhóm dân tộc. Nâng cao năng lực truyền thông trực tiếp cho đội ngũ người cung cấp dịch vụ ở các tuyến và truyền thông viên tại cộng đồng. Kết hợp giữa truyền thông tại cộng đồng và truyền thông tại các cơ sở cung cấp dịch vụ;

- Tăng cường phối hợp với các cơ quan thông tin đại chúng đcải tiến nội dung, đa dạng hóa các hình thức và hoạt động truyền thông trên các phương tiện thông tin đại chúng như báo viết, báo hình, báo nói, báo điện tử. ng dụng các loại hình truyền thông mới như internet, tin nhn, mạng xã hội, truyền hình tương tác, phát thanh tương tác, sân khấu tương tác.

[...]
5
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ