Kế hoạch 78/KH-UBND năm 2016 ứng phó với sự cố cháy lớn nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư giai đoạn 2016-2020 do tỉnh Ninh Bình ban hành

Số hiệu 78/KH-UBND
Ngày ban hành 22/09/2016
Ngày có hiệu lực 22/09/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Ninh Bình
Người ký Đinh Chung Phụng
Lĩnh vực Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH
NINH BÌNH

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 78/KH-UBND

Ninh Bình, ngày 22 tháng 9 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ CHÁY LỚN NHÀ CAO TẦNG, KHU ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU DÂN CƯ GIAI ĐOẠN 2016-2020

Thực hiện Quyết định số 1061/QĐ-TTg ngày 01/7/2014 của Thủ tướng Chính phủ về việc ban hành kế hoạch triển khai thi hành luật phòng, chống thiên tai; Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12/2/2015 của Thủ tướng Chính phủ ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án Quy hoạch tổng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020. UBND tỉnh Ninh Bình ban hành Kế hoạch ứng phó với sự cố sập đổ công trình, nhà cao tầng trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2016 - 2020 với các nội dung sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH

Ninh Bình là một tỉnh thuộc khu vực đồng bằng sông Hồng, với diện tích 1.378 km2; vị trí địa lý giáp ranh với các tỉnh Thanh Hóa, Hòa Bình, Hà Nam, Nam Định, có nhiều đường giao thông huyết mạch của đất nước đi qua như QL1A, QL10, tuyến đường sắt Bắc Nam. Dân số của tỉnh gần 1 triệu người, mật độ dân số khá đông (673 người/km2), trong đó phân bố tập trung đông nhất là TP Ninh Bình và TP Tam Điệp. Những năm qua, dưới sự quan tâm lãnh đạo, chỉ đạo, điều hành của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh; sự cố gắng, nỗ lực của các cấp, các ngành, cơ quan, doanh nghiệp và nhân dân, kinh tế - xã hội tỉnh Ninh Bình đã có sự phát triển ổn định. Các khu, cụm công nghiệp được mở rộng, cơ sở sản xuất, kinh doanh quy mô lớn tiếp tục được đầu tư, xây dựng và đi vào hoạt động, tốc độ đô thị hóa ngày càng tăng. Đến nay, trên địa bàn tỉnh có 07 khu công nghiệp, 22 cụm công nghiệp, 57 dự án đang hoạt động, thu hút 5.687 tỷ đồng vốn đầu tư, trên 4.000 doanh nghiệp và 28.000 lao động làm việc, trong đó có gần 2.000 doanh nghiệp tư nhân, 1.500 công ty TNHH, trên 400 công ty cổ phần và 36 doanh nghiệp có vốn đầu tư nước ngoài hoạt động kinh doanh trong nhiều lĩnh vực. Theo phân loại cơ sở nguy hiểm về cháy n, có 1.190 cơ sở thuộc diện quản lý về PCCC, trong đó 117 cơ sở có nguy hiểm về cháy nổ loại I; 255 cơ sở loại II; 818 cơ sở loại III; 46 cơ sở sản xuất, cung ứng, vận chuyển VLN công nghiệp; 146 cửa hàng kinh doanh xăng, dầu; 609 cửa hàng kinh doanh khí dầu mỏ hóa lỏng; 01 kho chứa xăng dầu, 03 kho chứa khí dầu mỏ hóa lỏng dự trữ lớn. Trên địa bàn tỉnh có 11 chợ và trung tâm thương mại, siêu thị quy mô lớn; 05 nhà cao từ 10 tầng trở lên, 19 cơ sở cao từ 7 - 9 tầng và hiện có 3 công trình đang xây dựng có độ cao từ 10 - 25 tầng tập trung chủ yếu ở địa bàn TP Ninh Bình, Tam Điệp, huyện Hoa Lư, Kim Sơn.

Với đặc điểm là tỉnh đang phát triển mạnh về kinh tế, văn hóa, chính trị, mật độ dân số của tỉnh Ninh Bình ngày càng đông, các khu, cụm công nghiệp, chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng được xây dựng, mở rộng với quy mô lớn là nơi tập trung đông người, tài sản và nhiu hóa chất, vật liệu tiềm n nguy cơ gây cháy nổ cao. Tuy nhiên công tác phòng cháy chữa cháy (PCCC) của các cơ quan, đoàn thể, người dân vẫn chưa thực sự được quan tâm đúng mức, một strụ sở cơ quan, khu, cụm công nghiệp, nhà máy, khu dân cư chưa chấp hành nghiêm túc quy định của nhà nước về công tác PCCC, lực lượng bảo vệ, công an xã, dân quân chưa được đào tạo chuyên sâu về cứu nạn, cứu hộ, trang thiết bị phục vụ phòng chống cháy, nổ còn nhiều hạn chế. Nếu xảy ra cháy nổ sẽ gây thiệt hại lớn về người về tài sản.

Phần II

MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU, NỘI DUNG, BIỆN PHÁP THỰC HIỆN

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Nâng cao tính chủ động và khả năng sẵn sàng chiến đấu, kịp thời xử lý tình huống dập tắt các đám cháy, nổ xảy ra tại các cơ sở nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư theo phương châm "4 tại chỗ". Hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra.

2. Tăng cường công tác thông tin, tuyên truyền để các cấp, ngành, cơ quan, đơn vị và quần chúng nhân dân hiểu và nm vững quy định của pháp luật, kiến thức về PCCC, nhằm huy động sức mạnh của cả hệ thống chính trị và toàn dân vào công tác phòng cháy, chữa cháy.

3. Kiện toàn tổ chức, biên chế; phân công trách nhiệm cụ thcho các lực lượng liên quan; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó với sự cố cháy lớn xảy ra tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.

II. NỘI DUNG, BIỆN PHÁP

1. Thường xuyên tuyên truyền, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy; phòng ngừa, ứng phó khi có cháy lớn xảy ra. Đy mạnh tuyên truyn, giáo dục nâng cao nhận thức cộng đồng về sự cố cháy lớn tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư và biện pháp phòng tránh, biện pháp tự thoát nạn.

2. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước về phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở nguy him về cháy, nổ; nhất là các cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy lớn.

3. Căn cứ vào đặc điểm tình hình của địa bàn, lĩnh vực quản lý để xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với cháy lớn tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên cơ sở coi trọng phương châm “4 tại chỗ”. Tổ chức diễn tập các phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có sự tham gia của nhiều lực lượng do Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy của Công an tỉnh chủ trì tại các cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy lớn.

4. Rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng lực lượng, phương tiện phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của các cơ quan, đơn vị, cơ sở; có kế hoạch huy động ứng phó với cháy lớn tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư khi cần thiết; đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tế của công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, đơn vị, địa phương. Từng bước xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy, nhằm huy động các nguồn lực hợp pháp để giảm vốn đầu tư từ ngân sách.

5. Đảm bảo lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng triển khai công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt hiệu quả cao khi xảy ra cháy, nổ lớn.

III. TRỌNG ĐIỂM ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ CHÁY LỚN

1. Khu đô thị, dân cư: Thành phố Ninh Bình, thành phố Tam Điệp; các thị trấn: Nho Quan, huyện Nho Quan; Thiên Tôn, huyện Hoa Lư; Me, huyện Gia Viễn; Yên Thịnh, huyện Yên Mô; Ninh, huyện Yên Khánh; Phát Diệm và Bình Minh, huyện Kim Sơn.

2. Khu Công nghiệp: Khánh Phú (xã Ninh Phúc, TP Ninh Bình và xã Khánh Phú, huyện Yên Khánh); Tam Điệp (xã Quang Sơn và Tây Sơn, TP Tam Điệp); Gián Khẩu (xã Gia Trấn, Gia Tân, Gia Xuân, Gia Thanh, Gia Lập, huyện Gia Viễn); Khánh Cư (xã Khánh Cư, Khánh Hải, huyện Yên Khánh); Xích Thổ (xã Xích Thổ, huyện Nho Quan); Phúc Sơn (phường Ninh Sơn và xã Ninh Phúc, TP Ninh Bình); Sơn Hà (xã Sơn Hà và Quảng Lạc, huyện Nho Quan).

3. Chợ, trung tâm thương mại, nhà cao tầng: Thành phố Ninh Bình, Thành phố Tam Điệp, huyện Kim Sơn, Hoa Lư. (Đính kèm Phụ lục I)

Phần III

PHÂN CÔNG NHIỆM VỤ CHUNG

1. Công an tỉnh

- Phối hợp với SThông tin và Truyền thông, Báo Ninh Bình, Đài Phát thanh và Truyền hình tỉnh đy mạnh công tác tuyên truyền, vận động nhân dân tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy; cảnh báo về các nguy cơ gây cháy, hướng dẫn các biện pháp phòng cháy, chữa cháy, tự thoát nạn và cứu người trong đám cháy.

- Thực hiện nghiêm các quy định, tiêu chuẩn của nhà nước về phòng cháy, chữa cháy trong thm duyệt thiết kế, kiểm tra thi công, nghiệm thu về phòng cháy, chữa cháy đối với các công trình xây dựng; tăng cường kim tra, hướng dẫn về an toàn phòng cháy, chữa cháy tại các cơ sở, nhất là tại các cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy lớn. Chủ trì khảo sát, đánh giá thực trạng công tác phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư để tham mưu Ủy ban nhân dân tỉnh điều chỉnh, bổ sung kế hoạch, đảm bảo phù hợp với yêu cầu thực tế của từng giai đoạn.

[...]