Kế hoạch 3263/KH-UBND năm 2017 về ứng phó với sự cố cháy nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư đến năm 2020 do tỉnh Hà Nam ban hành

Số hiệu 3263/KH-UBND
Ngày ban hành 13/11/2017
Ngày có hiệu lực 13/11/2017
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Hà Nam
Người ký Nguyễn Xuân Đông
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH HÀ NAM

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 3263/KH-UBND

Hà Nam, ngày 13 tháng 11 năm 2017

 

KẾ HOẠCH

ỨNG PHÓ VỚI SỰ CỐ CHÁY NHÀ CAO TẦNG, KHU ĐÔ THỊ, KHU CÔNG NGHIỆP, KHU DÂN CƯ ĐẾN NĂM 2020

Thực hiện Quyết định số 224/QĐ-TTg ngày 12 tháng 02 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành kế hoạch triển khai thực hiện Đề án “Quy hoạch tng thể lĩnh vực ứng phó sự cố, thiên tai và tìm kiếm cứu nạn đến năm 2020”. Ủy ban nhân dân tỉnh Hà Nam ban hành Kế hoạch ứng phó với sự cố cháy nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư đến năm 2020 như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Chủ động phòng ngừa, ứng phó kịp thời, khắc phục khẩn trương và có hiệu quả các tình huống cháy lớn tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư theo phương châm “4 tại chỗ” (Chỉ huy tại ch, lực lượng tại chỗ, phương tiện tại ch, hậu cần tại chỗ), hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản do cháy gây ra.

2. Tăng cường và đổi mới công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục về phòng cháy, chữa cháy với nội dung, hình thức thiết thực, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng; đảm bảo sự phối hợp chặt chẽ giữa các cơ quan, ban, ngành, chính quyền các cấp; kịp thời giải quyết những khó khăn, vướng mắc đáp ứng yêu cầu công tác ứng phó đối với các sự cố cháy lớn xảy ra. Huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân tham gia phòng cháy, chữa cháy.

3. Kiện toàn tổ chức, biên chế; phân công trách nhiệm cụ thể cho các lực lượng liên quan; xây dựng cơ chế phối hợp chặt chẽ, thống nhất giữa các sở, ban, ngành, địa phương, cơ quan, đơn vị trong công tác phòng ngừa, ứng phó với sự cố cháy lớn xảy ra tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư.

4. Nâng cao hiệu lực, hiệu quả công tác quản lý Nhà nước về phòng cháy, chữa cháy, nhất là tại các cơ sở sản xuất, kinh doanh có nguy cơ cháy, nổ cao và nguy cơ xảy ra cháy lớn.

II. NỘI DUNG VÀ BIỆN PHÁP TIẾN HÀNH

1. Chủ động xây dựng phương án, vận động quần chúng nhân dân tích cực tham gia công tác phòng cháy, chữa cháy; phòng ngừa, ứng phó khi có cháy lớn xảy ra. Đẩy mạnh và đổi mới công tác tuyên truyền, giáo dục với nhiều nội dung, hình thức thiết thực, phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, qua đó nâng cao ý thức, trách nhiệm của mọi tầng lớp nhân dân về công tác phòng cháy, chữa cháy, nhất là các sự cố cháy lớn tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư và các biện pháp phòng tránh, biện pháp tự thoát nạn.

2. Căn cứ đặc điểm tình hình từng địa bàn, lĩnh vực quản lý để xây dựng kế hoạch, phương án ứng phó với cháy lớn tại nhà cao tng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư trên cơ sở coi trọng phương châm “4 tại chỗ”. Chú trọng tổ chức diễn tập các phương án chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ có sự tham gia của nhiều lực lượng do Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy của Công an tỉnh chủ trì tại các cơ sở có nguy cơ xảy ra cháy lớn.

3. Rà soát, thống kê, đánh giá thực trạng lực lượng, phương tiện phòng cháy, cha cháy và cứu nạn, cứu hộ của các cơ quan, đơn vị, cơ sở; có kế hoạch huy động ứng phó với cháy lớn tại nhà cao tầng, khu đô thị, khu công nghiệp, khu dân cư khi cn thiết; đầu tư kinh phí mua sắm trang thiết bị bổ sung nhằm đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ thực tế của công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ của cơ quan, đơn vị, địa phương. Từng bước xã hội hóa công tác phòng cháy, chữa cháy, nhằm huy động các nguồn lực hợp pháp để giảm vốn đầu tư từ ngân sách.

4. Đảm bảo lực lượng, phương tiện thường trực sẵn sàng triển khai công tác chữa cháy và cứu nạn, cứu hộ đạt hiệu quả cao khi xảy ra cháy, nổ lớn; hạn chế đến mức thấp nhất thiệt hại về người và tài sản.

III. LỰC LƯỢNG, PHƯƠNG TIỆN VÀ NGUYÊN TẮC, QUY TRÌNH XỬ LÝ CHÁY, N

1. Lực lượng

- Chủ trì: Công an tỉnh (trong đó lực lượng Cảnh sát phòng cháy, chữa cháy và cứu nạn, cu hộ làm nòng cốt) và các lực lượng làm nhiệm vụ phòng cháy, chữa cháy tại cơ sở (Dân phòng; phòng cháy, chữa cháy cơ sở; phòng cháy, chữa cháy chuyên ngành).

- Phối hợp:

+ Bộ Chỉ huy quân sự tỉnh và các đơn vị quân đội đóng quân trên địa bàn.

+ Lực lượng Công an xã, phường, thị trấn, bảo vệ dân phố và dân quân tự vệ.

+ Lực lượng Y tế.

+ Lực lượng của các sở, ban, ngành; Ủy ban nhân dân huyện, thành phố nơi xảy ra cháy lớn.

+ Các lực lượng thuộc Công ty Điện lực Hà Nam, Công ty cổ phần cấp thoát nước Hà Nam, các doanh nghiệp và quần chúng nhân dân...

2. Phương tiện: Xe chữa cháy, xe chở nước, xe cứu nạn cứu hộ, xe thang, ống thoát hiểm, dây tự cứu, máy bơm nước và các trang thiết bị chuyên dụng khác của Công an tỉnh và các ngành, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, cơ sở trên địa bàn tỉnh có thể huy động đtham gia ứng phó với cháy lớn.

3. Quy trình xử lý cháy nổ lớn

3.1. Nguyên tắc: Theo Điều 30, Luật Phòng cháy, chữa cháy quy định biện pháp cơ bản trong chữa cháy:

- Huy động nhanh nhất các lực lượng, phương tiện để dập tắt ngay đám cháy.

- Tập trung cứu người, cứu tài sản và chống cháy lan.

- Thống nhất chỉ huy, điều hành trong chữa cháy.

[...]