Kế hoạch 77/KH-UBND năm 2022 thực hiện Nghị quyết 02-NQ/TU về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi do tỉnh Quảng Ngãi ban hành

Số hiệu 77/KH-UBND
Ngày ban hành 06/05/2022
Ngày có hiệu lực 06/05/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Quảng Ngãi
Người ký Đặng Văn Minh
Lĩnh vực Thương mại,Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH QUẢNG NGÃI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 77/KH-UBND

Quảng Ngãi, ngày 06 tháng 5 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 02-NQ/TU NGÀY 17/8/2021 CỦA HỘI NGHỊ TỈNH ỦY LẦN THỨ 4 KHÓA XX VỀ TIẾP TỤC ĐẨY MẠNH PHÁT TRIỂN KINH TẾ - XÃ HỘI, GIẢM NGHÈO BỀN VỮNG Ở CÁC HUYỆN MIỀN NÚI

Thực hiện Nghị quyết số 02-NQ/TU ngày 17/8/2021 của Hội nghị Tỉnh ủy lần thứ 4 khóa XX về tiếp tục đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi (sau đây gọi tắt là Nghị quyết số 02) và trên cơ sở đề nghị của Giám đốc Sở Kế hoạch và Đầu tư tại Công văn số 760/SKHĐT-KGVX ngày 27/4/2022; UBND tỉnh ban hành Kế hoạch thực hiện như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mục đích

- Quán triệt, tuyên truyền sâu rộng nội dung Nghị quyết số 02 đến cán bộ, đảng viên và mọi tầng lớp nhân dân trên địa bàn tỉnh. Xây dựng kế hoạch cụ thể và đẩy mạnh việc tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả các nhiệm vụ tại Nghị quyết số 02.

- Xác định các nhiệm vụ, giải pháp chủ yếu trong Nghị quyết số 02, phân công trách nhiệm, thời gian thực hiện.

2. Yêu cầu

- Xác định rõ vai trò, trách nhiệm của các sở, ban ngành, địa phương đối với nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, công tác giảm nghèo bền vững; nhất là cấp cơ sở phải xây dựng, cụ thể hóa thành kế hoạch hằng năm để triển khai thực hiện Kế hoạch này.

- Tổ chức nghiên cứu, quán triệt các nội dung phù hợp với từng đối tượng, thành phần, từng cấp, ngành, nhằm giúp cho cán bộ, đảng viên và nhân dân nắm vững, hiểu rõ những nội dung cơ bản của Nghị quyết số 02. Việc tổ chức nghiên cứu, quán triệt phải nghiêm túc, thiết thực, hiệu quả, tránh hình thức.

- Bám sát các chỉ tiêu phát triển kinh tế - xã hội trên địa bàn các huyện miền núi theo Nghị quyết số 02 (chi tiết theo phụ lục đính kèm).

II. QUAN ĐIỂM, MỤC TIÊU VÀ CÁC CHỈ TIÊU CHỦ YẾU ĐẾN NĂM 2025, ĐỊNH HƯỚNG ĐẾN NĂM 2030

1. Quan điểm

a) Phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi là nhiệm vụ chính trị quan trọng, thường xuyên, lâu dài của cả hệ thống chính trị và mọi người dân, góp phần thực hiện tiến bộ, công bằng xã hội, nâng cao đời sống vật chất và tinh thần của nhân dân.

b) Tập trung nâng cao dân trí người dân ở khu vực miền núi, nhất là đồng bào dân tộc thiểu số, đây là một trong những vấn đề cốt lõi để người dân thay đổi nhận thức, chủ động tích cực tham gia phát triển sản xuất, không trông chờ, ỷ lại sự hỗ trợ của Nhà nước, vươn lên thoát nghèo bền vững.

c) Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực để phát triển kinh tế - xã hội miền núi; trong đó nguồn lực nhà nước giữ vai trò quan trọng, quyết định để huy động các nguồn lực khác.

d) Xây dựng hệ thống chính trị ở cơ sở vững mạnh. Chú trọng nâng cao chất lượng đội ngũ cán bộ, công chức, viên chức miền núi, bảo đảm khả năng xây dựng, triển khai thực hiện hiệu quả các chương trình, kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội miền núi.

đ) Bảo đảm quốc phòng, an ninh, giữ vững ổn định chính trị, trật tự an toàn xã hội là những nhân tố quyết định sự phát triển kinh tế - xã hội, giảm nghèo bền vững ở các huyện miền núi.

2. Mục tiêu

Huy động và sử dụng hiệu quả các nguồn lực, phát huy tiềm năng, lợi thế của miền núi để đẩy mạnh phát triển kinh tế - xã hội; thực hiện hiệu quả toàn diện các chính sách xã hội, chính sách dân tộc, cải thiện đời sống nhân dân, thu hẹp dần khoảng cách về mức sống, thu nhập của vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi so với bình quân chung của cả nước; bảo đảm quốc phòng, an ninh. Phấn đấu đến năm 2025, có thêm 01 huyện miền núi thoát nghèo; giảm 50% số xã, thôn đặc biệt khó khăn; đến năm 2030 cơ bản không còn xã, thôn đặc biệt khó khăn.

3. Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025, định hướng đến năm 2030

a) Các chỉ tiêu chủ yếu đến năm 2025: (1) Giá trị sản xuất giai đoạn 2021 - 2025 tăng bình quân 8 - 9%/năm; tỷ trọng nông nghiệp 33 - 34%, công nghiệp - xây dựng 42 - 43%, dịch vụ 24 - 25%. (2) Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số tăng trên 2 lần so với năm 2020. (3) Có thêm 23 xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới (so với năm 2020). (4) Độ che phủ rừng đạt 63%. (5) Số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp đạt 99%. (6) Số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 90%. (7) 30% trường mầm non, 45% trường tiểu học, 40% trường trung học cơ sở, 77% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia; 100% số trường, lớp học và trạm y tế được xây dựng kiên cố. (8) Số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế đạt 80 - 85%. (9) Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 15%. (10) Đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 98%. (11) 80% số xã, thị trấn có nhà văn hóa; 100% số thôn có nhà sinh hoạt cộng đồng. (12) Hàng năm, giải quyết việc làm từ 5.000 - 6.000 lao động; tỷ lệ hộ nghèo giảm 4 - 4,5%/năm. (13) 95% xã, thị trấn vững mạnh về quốc phòng, an ninh; trong đó, có 65% xã, thị trấn vững mạnh toàn diện.

b) Các chỉ tiêu chủ yếu định hướng đến năm 2030: (1) Giá trị sản xuất giai đoạn 2026 - 2030 tăng bình quân 7-8%/năm; tỷ trọng nông nghiệp 30%; công nghiệp - xây dựng 44%; dịch vụ 26%. (2) Thu nhập bình quân của người dân tộc thiểu số bằng 1/2 thu nhập bình quân chung của cả nước. (3) Có thêm 20 xã đạt chuẩn quốc gia về nông thôn mới (so với năm 2025). (4) Độ che phủ rừng đạt 67%. (5) 100% số hộ dân được sử dụng điện lưới quốc gia và các nguồn điện khác phù hợp. (6) 95% số hộ dân được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh. (7) 35% trường mầm non, 48% trường tiểu học, 45% trường trung học cơ sở, 80% trường trung học phổ thông đạt chuẩn quốc gia. (8) 90 - 95% số xã, thị trấn đạt chuẩn quốc gia về y tế. (9) Tỷ lệ trẻ em suy dinh dưỡng dưới 5 tuổi giảm xuống dưới 12%; (10) 100% đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế. (11) Hàng năm giải quyết việc làm từ 7.000 - 8.000 lao động. (12) Tỷ lệ hộ nghèo giảm 3%/năm. (13) 100% xã, thị trấn vững mạnh về quốc phòng, an ninh; trong đó, có 70% xã, thị trấn vững mạnh toàn diện.

III. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP CHỦ YẾU GIAI ĐOẠN 2021 - 2025

1. Xây dựng hệ thống chính trị thật sự vững mạnh

- Nội dung thực hiện: Tập trung củng cố, kiện toàn tổ chức bộ máy và đội ngũ cán bộ trong hệ thống chính trị, bảo đảm hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Nâng cao năng lực lãnh đạo toàn diện của cấp ủy và hiệu quả quản lý, điều hành của chính quyền, chất lượng hoạt động của Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức chính trị - xã hội các cấp. Tích cực tuyên truyền, vận động, tập hợp nhân dân thực hiện các phong trào thi đua yêu nước; không để các thế lực thù địch lôi kéo, kích động, chia rẽ khối đại đoàn kết dân tộc, gây mất ổn định chính trị, trật tự, an toàn xã hội. Tổ chức nghiên cứu, quán triệt và tuyên truyền nội dung Nghị quyết số 02 và Kế hoạch này đến cán bộ, đảng viên và nhân dân trên địa bàn tỉnh.

Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục nâng cao nhận thức và trách nhiệm của cán bộ đảng viên, nhất là người đứng đầu trong công tác giảm nghèo; phát huy mạnh mẽ truyền thống đoàn kết, tinh thần “tương thân, tương ái” của dân tộc ta đối với người nghèo.

- Cơ quan chủ trì: Sở Nội vụ

[...]