Kế hoạch 74/KH-UBND năm 2018 về hành động của thành phố Cần Thơ về dinh dưỡng đến năm 2020

Số hiệu 74/KH-UBND
Ngày ban hành 16/04/2018
Ngày có hiệu lực 16/04/2018
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Cần Thơ
Người ký Lê Văn Tâm
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ CẦN THƠ
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 74/KH-UBND

Cần Thơ, ngày 16 tháng 4 năm 2018

 

KẾ HOẠCH

HÀNH ĐỘNG CỦA THÀNH PHỐ CẦN THƠ VỀ DINH DƯỠNG ĐẾN NĂM 2020

Căn cứ Chỉ thị số 46/CT-TTg ngày 21 tháng 12 năm 2017 của Thủ tướng Chính phủ về việc tăng cường công tác dinh dưỡng trong tình hình mới và Quyết định số 718/QĐ-BYT ngày 29 tháng 01 năm 2018 của Bộ Y tế về việc phê duyệt Kế hoạch hành động quốc gia về dinh dưỡng đến năm 2020. Chủ tịch Ủy ban nhân dân thành phố ban hành Kế hoạch hành động của thành phố Cần Thơ về dinh dưỡng đến năm 2020, với các nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

Nâng cao nhận thức, thay đổi hành vi, đề cao trách nhiệm của cả hệ thống chính trị, toàn xã hội và của mỗi người dân về dinh dưỡng; bảo đm thực hiện công tác chăm sóc dinh dưỡng giai đoạn 1000 ngày đầu đời từ lúc bà mẹ có thai đến khi trẻ tròn 2 tuổi để phòng chống suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em một cách có hiệu quả.

1. Cải thiện tình trạng dinh dưỡng của bà mẹ và trẻ em

a) Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng thấp còi ở trẻ em dưới 5 tuổi trên địa bàn thành phố xuống dưới 21,5%;

b) Giảm tỷ lệ suy dinh dưỡng gy còm ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 5%;

c) Giảm tỷ lệ phụ nữ tuổi sinh đẻ thiếu năng lượng trường diễn xuống dưới 12%;

d) Giảm tỷ lệ trẻ có cân nặng sơ sinh thấp (<2500 gam) xuống dưới 8%;

đ) Tăng tỷ lệ trẻ bú sữa mẹ hoàn toàn trong 6 tháng đầu đạt trên 35%.

2. Giảm tình trạng thiếu vi chất dinh dưng của người dân

a) Giảm tỷ lệ trẻ em dưới 5 tuổi có hàm lượng Vitamin A huyết thanh thấp dưới 11%;

b) Giảm tỷ lệ thiếu máu ở phụ nữ có thai xuống dưới 23%;

c) Giảm tỷ lệ thiếu máu ở trẻ em dưới 5 tuổi xuống dưới 15%;

d) Tỷ lệ hộ gia đình dùng muối I-ốt đủ tiêu chuẩn phòng bệnh trên 90%, mức trung vị I-ốt niệu của bà mẹ có con dưới 5 tuổi đạt từ 10 đến 20 µg/dl.

3. Cải thiện tầm vóc của người dân

a) Tăng chiều cao của trẻ em trai và trẻ em gái 5 tuổi từ 1,5 cm - 2,0 cm so với năm 2010 của quốc gia;

b) Tăng chiều cao đạt được của người trưởng thành theo giới 1,0 - 1,5 cm so với năm 2010 của quốc gia.

4. Cải thiện số lượng và chất lượng bữa ăn của người dân, từng bước kiểm soát tình trạng thừa cân - béo phì và yếu tố nguy cơ của một số bệnh mạn tính không lây nhiễm liên quan đến dinh dưỡng ở người trưởng thành

a) Giảm tỷ lệ hộ gia đình có mức năng lượng ăn vào bình quân đầu người dưới 1.800 Kcal xuống 5%;

b) Khống chế tỷ lệ thừa cân - béo phì ở trẻ em dưới 5 tuổi ở mức 10%;

c) Khống chế tỷ lệ thừa cân - béo phì ở người trưởng thành ở mức dưới 12%;

d) Giảm mức tiêu thụ muối trung bình ở người trưng thành xuống dưới 7gam/người/ngày.

5. Nâng cao năng lực và hiệu quả hoạt động của mạng lưới dinh dưỡng tại cộng đồng và cơ sở y tế

a) 100% viên chức chuyên trách dinh dưỡng tuyến thành phố được đào tạo có chứng chỉ về chuyên ngành dinh dưỡng;

b) 100% viên chức chuyên trách dinh dưỡng tuyến quận, huyện (sau đây gọi tắt là huyện), xã, phường, thị trấn (sau đây gọi tắt là xã) và cộng tác viên dinh dưỡng được tập hun, cập nhật kiến thức về chăm sóc dinh dưỡng;

c) 95% bệnh viện tuyến thành phố và 50% bệnh viện tuyến huyện có viên chức dinh dưỡng tiết chế và thực hiện tư vấn, thực đơn dinh dưỡng cho điều trị một số nhóm bệnh và đối tượng đặc thù.

[...]