Kế hoạch 736/KH-UBND năm 2024 quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng do tỉnh Bình Thuận ban hành
Số hiệu | 736/KH-UBND |
Ngày ban hành | 05/03/2024 |
Ngày có hiệu lực | 05/03/2024 |
Loại văn bản | Kế hoạch |
Cơ quan ban hành | Tỉnh Bình Thuận |
Người ký | Nguyễn Văn Minh |
Lĩnh vực | Văn hóa - Xã hội |
ỦY
BAN NHÂN DÂN |
CỘNG HÒA XÃ HỘI
CHỦ NGHĨA VIỆT NAM |
Số: 736/KH-UBND |
Bình Thuận, ngày 05 tháng 3 năm 2024 |
KẾ HOẠCH
QUẢN LÝ, BẢO VỆ VÀ PHÁT HUY GIÁ TRỊ BẢO VẬT QUỐC GIA LINGA VÀNG
Căn cứ Luật Di sản văn hóa ngày 29/6/2001 và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa ngày 18/6/2009.
Căn cứ Nghị định số 98/2010/NĐ-CP ngày 21/9/2010 của Chính phủ quy định chi tiết thi hành một số điều của Luật Di sản văn hóa và Luật sửa đổi, bổ sung một số điều của Luật Di sản văn hóa năm 2009.
Căn cứ Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 18/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia - đợt 12, năm 2023.
Căn cứ Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15/9/2006 của Bộ Văn hóa và Thông tin (nay là Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch) ban hành Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng và Quyết định số 47/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 03/7/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm của cán bộ và người thực hành bảo quản hiện vật bảo tàng.
Ủy ban nhân dân tỉnh ban hành kế hoạch quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng đang lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận (Kế hoạch) với các nội dung cụ thể như sau:
I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU
1. Mục đích
- Thực hiện tốt việc quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị đối với bảo vật quốc gia Linga vàng phát hiện tại di tích tháp Po Dam (xã Phú Lạc, huyện Tuy Phong) vào năm 2013 và đang được lưu giữ tại Bảo tàng tỉnh Bình Thuận theo Quyết định số 73/QĐ-TTg ngày 18/01/2024 của Thủ tướng Chính phủ.
- Tăng cường công tác quản lý, bảo vệ và phát huy giá trị bảo vật quốc gia Linga vàng thông qua công tác trưng bày, triển lãm, quảng bá trên các phương tiện thông tin truyền thông để tuyên truyền, quảng bá di sản văn hóa, bảo vật quốc gia của địa phương, đáp ứng nhu cầu tham quan, nghiên cứu, tìm hiểu của Nhân dân và du khách, góp phần thúc đẩy du lịch, kinh tế - xã hội địa phương.
2. Yêu cầu
- Lập phương án bảo vệ, đảm bảo an ninh, an toàn cho bảo vật quốc gia Linga vàng; thường xuyên thực hiện công tác bảo quản theo quy định và kịp thời báo cáo Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch về các vấn đề ảnh hưởng, tác động xấu đến bảo vật quốc gia.
- Bảo vật quốc gia Linga vàng phải được quản lý, bảo vệ đảm bảo an toàn tại kho hiện vật của Bảo tàng tỉnh; khi đưa ra trưng bày, triển lãm cần có sự phối hợp chặt chẽ giữa Bảo tàng tỉnh, chính quyền địa phương với lực lượng công an, đảm bảo tốt các yêu cầu về an ninh, an toàn, phòng chống cháy, nổ; tủ trưng bày phải có thiết kế đặc biệt để chống trộm, có tính thẩm mỹ, tiện lợi để khách tham quan tiếp cận, chiêm ngưỡng, nghiên cứu.
1. Công tác trưng bày, quảng bá, phát huy giá trị
- Tổ chức Lễ công bố Quyết định của Thủ tướng Chính phủ về việc công nhận bảo vật quốc gia (Đợt 12) gắn với khai mạc Lễ hội Katê năm 2024 diễn ra tại di tích tháp Pô Sah Inư.
- Triển khai chế tác phiên bản bảo vật quốc gia Linga vàng tỷ lệ 1/1 để phục vụ trưng bày chuyên đề, trưng bày lưu động nhằm giới thiệu, quảng bá đến công chứng trong và ngoài tỉnh. Xây dựng nội dung thuyết minh, giới thiệu bảo vật quốc gia Linga vàng phục vụ Nhân dân và du khách.
- Phối hợp với chính quyền địa phương, các cơ quan liên quan tăng cường các hoạt động quảng bá, giới thiệu di sản văn hóa của tỉnh (trong đó có bảo vật quốc gia Linga vàng) thông qua lồng ghép vào công tác trưng bày tại chỗ, tổ chức triển lãm lưu động tại các địa phương, trường học trong tỉnh; tăng cường quảng bá tại trang thông tin điện tử của cơ quan, đơn vị liên quan và phối hợp các cơ quan truyền thông để đưa tin, quảng bá, tuyên truyền, giới thiệu đến công chúng.
2. Công tác quản lý, bảo quản
- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, nâng cao nhận thức trong cán bộ, đảng viên và Nhân dân về giá trị, tầm quan trọng của bảo vật quốc gia; tăng cường kiểm tra, giám sát và có báo cáo, đề xuất kịp thời xử lý tình huống đột xuất xảy ra trong công tác quản lý, bảo vệ bảo vật quốc gia.
- Xây dựng phương án bảo vệ, tuần tra, giám sát, đảm bảo an toàn các hiện vật, bảo vật quốc gia được lưu giữ, trưng bày tại Bảo tàng tỉnh.
- Trang bị hệ thống báo động chống trộm và hệ thống camera an ninh, hệ thống phòng chống cháy nổ nhằm đảm bảo an toàn hiện vật trong nhà trưng bày và kho bảo quản của Bảo tàng tỉnh. Trang bị tủ chuyên dụng đặc biệt để bảo vệ, bảo quản, thường xuyên kiểm tra nhiệt độ, độ ẩm của bảo vật quốc gia. Tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kiến thức nghiệp vụ bảo quản đối với cán bộ làm công tác bảo quản hiện vật.
- Bảo vật quốc gia cần được kiểm tra, bảo quản đặc biệt theo định kỳ, đảm bảo quy trình theo Quyết định số 70/2006/QĐ-BVHTT ngày 15/9/2006 của Bộ Văn hóa và Thông tin về việc ban hành Quy chế kiểm kê hiện vật bảo tàng; Quyết định số 47/2008/QĐ-BVHTTDL ngày 03/7/2008 của Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch quy định về tiêu chuẩn, trách nhiệm của cán bộ và người thực hành bảo quản hiện vật bảo tàng.
- Rà soát, đề xuất ưu tiên việc mua sắm trang thiết bị và sửa chữa, nâng cấp hệ thống kho bảo quản, nhà trưng bày Bảo tàng tỉnh đảm bảo các điều kiện về lưu giữ, bảo quản hiện vật, bảo vật quốc gia theo quy định.
1. Kinh phí thực hiện Kế hoạch từ nguồn ngân sách nhà nước cấp hàng năm cho sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch, được phân khai cho Bảo tàng tỉnh theo quy định của Luật Ngân sách nhà nước.
2. Sở Văn hóa, Thể thao và Du lịch