Kế hoạch 7356/KH-UBND năm 2020 thực hiện Nghị quyết 82/NQ-CP về Chương trình hành động thực hiện Chỉ thị 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Số hiệu 7356/KH-UBND
Ngày ban hành 18/08/2020
Ngày có hiệu lực 18/08/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Đắk Lắk
Người ký Nguyễn Tuấn Hà
Lĩnh vực Thương mại

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH ĐẮK LẮK
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7356/KH-UBND

Đắk Lắk, ngày 18 tháng 8 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI THỰC HIỆN NGHỊ QUYẾT SỐ 82/NQ-CP NGÀY 26/5/2020 CỦA CHÍNH PHỦ BAN HÀNH CHƯƠNG TRÌNH HÀNH ĐỘNG CỦA CHÍNH PHỦ THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 30-CT/TW CỦA BAN BÍ THƯ VỀ TĂNG CƯỜNG SỰ LÃNH ĐẠO CỦA ĐẢNG VÀ TRÁCH NHIỆM QUẢN LÝ CỦA NHÀ NƯỚC ĐỐI VỚI CÔNG TÁC BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH ĐẮK LẮK

Căn cứ Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QHH12 ngày 17/11/2010;

Thực hiện Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

Ủy ban nhân dân tỉnh Đắk Lắk xây dựng Kế hoạch thực hiện như sau:

(Chi tiết tại phụ lục kèm theo)

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

- Khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng và trách nhiệm về sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Đẩy mạnh tuyên truyền, giáo dục, phổ biến pháp luật và các chính sách về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng đến các sở, ban, ngành, địa phương, các tổ chức xã hội và nhân dân; tạo cơ sở để huy động, tập trung sự quan tâm, hưởng ứng, tham gia của toàn xã hội đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Khắc phục triệt để tình trạng thiếu trách nhiệm, thiếu quyết liệt của các ngành, đơn vị được phân công phụ trách; có cơ chế phối hợp chặt chẽ, đồng bộ giữa các cơ quan, tổ chức và UBND các huyện, thị xã, thành phố, trong đó, có sự phân công nhiệm vụ rõ ràng, cụ thể đối với từng cấp, từng ngành trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Xây dựng môi trường tiêu dùng lành mạnh cho người tiêu dùng và các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ; giữ ổn định và tạo động lực phát triển, đổi mới, sáng tạo cho nền kinh tế đất nước;

- Nâng cao trách nhiệm, trình độ, năng lực của cơ quan quản lý nhà nước, các Cấp ủy đảng, các tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhận thức của người tiêu dùng nhằm đạt được những kết quả cụ thể trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

II. NHIỆM VỤ TRỌNG TÂM

1. Tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và cơ quan quản lý nhà nước trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk

Thực hiện nghiêm túc Luật bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng số 59/2010/QHH12 ngay 17/11/2010; Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Nghị định số 99/2011/NĐ-CP ngày 27/10/2011 của Chính phủ quy định chi tiết và hướng dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Quyết định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ về việc phê duyệt Chương trình phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016 - 2020; Quyết định số 1035/QĐ-TTg ngày 10/7/2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày quyền người tiêu dùng Việt Nam; Nghị quyết số 82/NQ-CP ngày 26/5/2020 của Chính phủ Ban hành Chương trình hành động của Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22/01/2019 của Ban Bí thư về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; Chỉ thị số 08/CT-UBND ngày 09/6/2014 của UBND tỉnh về tăng cường lãnh đạo và quản lý hoạt động của Hội bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.

2. Hoàn thiện khuôn khổ pháp lý, tổ chức bộ máy chuyên trách, nâng cao năng lực thực thi pháp luật, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng

- Kiện toàn hệ thống bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng từ tỉnh đến địa phương phù hợp với tinh thần Nghị Quyết số 18-NQ/TW ngày 25/10/2017 của Ban Chấp hành Trung ương khóa VII về một số vấn đề tiếp tục đổi mới, sắp xếp tổ chức bộ máy của hệ thống chính trị tinh gọn hoạt động hiệu lực, hiệu quả. Xác định rõ vai trò đầu mối, điều tiết và giám sát các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên phạm vi toàn tỉnh;

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng. Tăng cường sự phối hợp hiệu quả giữa các cơ quan cấp tỉnh và địa phương;

- Đảm bảo công cụ, phương tiện, thiết bị kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ cho cơ quan quản lý nhà nước về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;

- Đẩy mạnh cải cách hành chính, ứng dụng công nghệ thông tin và các thành tựu khoa học kỹ thuật mới để phục vụ tốt công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk.

3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, phổ biến giáo dục, phổ biến chính sách, pháp luật liên quan đến bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh

- Thường xuyên tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật về Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thông qua các hoạt động hội nghị, tọa đàm, hội thảo... truyền thông trên các phương tiện truyền hình, truyền thanh, báo, trên các trang Website của tỉnh, ngành và bản tin địa phương; xây dựng phóng sự truyền hình, tờ rơi; treo băng rôn, khẩu hiệu;

- Tăng cường sự phối hợp giữa các cơ quan truyền thông với các cơ quan quản lý nhà nước trong việc xem xét, xác minh tính trung thực và chính xác về công năng, tác dụng của sản phẩm quảng cáo trước khi đăng tải, đưa tin; tích cực hỗ trợ các doanh nghiệp trong việc cảnh báo những vi phạm về quảng cáo không trung thực, hàng giả, hàng kém chất lượng, hàng không rõ nguồn gốc xuất xứ, gian lận thương mại và những nguy cơ gây mất an toàn thực phẩm cho người tiêu dùng;

- Nâng cao ý thức chấp hành pháp luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng của các chủ thể tham gia thị trường để các chủ thể tham gia thị trường phải nhận thức rõ nghĩa vụ của mình đối với người tiêu dùng và những hậu quả pháp lý phải gánh chịu khi vi phạm;

- Chú trọng đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng. Đảm bảo các cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước, các cấp ủy, tổ chức đảng, các tổ chức xã hội tham gia bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk được tham gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.

4. Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, xử lý vi phạm và hỗ trợ người tiêu dùng

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra, giám sát, đánh giá chất lượng hàng hóa dịch vụ, kiểm tra giám sát việc thực hiện hợp đồng theo mẫu, điều kiện giao dịch chung; tổ chức trao đổi thông tin, phối hợp hoạt động; xử lý nghiêm các trường hợp vi phạm an toàn thực phẩm, đo lường chất lượng, hàng giả hàng kém chất lượng... ảnh hưởng đến người tiêu dùng và công khai trên các phương tiện thông tin đại chúng đối với các trường hợp vi phạm;

- Xây dựng quy chế phối hợp giữa các cơ quan, tổ chức có chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn thực hiện việc kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng, đặc biệt là trong các lĩnh vực an toàn thực phẩm, y tế, tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng, sản phẩm hàng hóa, dịch vụ tiêu dùng;

[...]