ỦY BAN NHÂN
DÂN
TỈNH BẮC KẠN
--------
|
CỘNG HÒA XÃ
HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------
|
Số:
1608/QĐ-UBND
|
Bắc Kạn, ngày
04 tháng 9 năm 2020
|
QUYẾT ĐỊNH
PHÊ DUYỆT KẾ HOẠCH THỰC HIỆN
CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI
ĐOẠN 2021 - 2025
ỦY BAN NHÂN DÂN TỈNH BẮC KẠN
Căn cứ Luật Tổ chức chính quyền
địa phương ngày 19 tháng 6 năm 2015;
Căn cứ Luật Bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng ngày 17 tháng 11 năm 2010;
Căn cứ Nghị định số
99/2011/NĐ-CP ngày 27 tháng 10 năm 2011 của Chính phủ Quy định chi tiết và hướng
dẫn thi hành một số điều của Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
Căn cứ Quyết định số
1035/QĐ-TTg ngày 10 tháng 7 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về Ngày Quyền của
người tiêu dùng Việt Nam;
Căn cứ Chỉ thị số 30/CT-TW ngày
22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về tăng cường sự lãnh đạo của
Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng;
Căn cứ Nghị quyết số 82/NQ-CP
ngày 26 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của
Chính phủ thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và
trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng;
Căn cứ Kế hoạch số 144-KH/TU
ngày 08 tháng 4 năm 2019 của Ban Thường vụ Tỉnh ủy Bắc Kạn về Kế hoạch thực hiện
Chỉ thị số 30-CT/TW ngày 22 tháng 01 năm 2019 của Ban Bí thư Trung ương Đảng về
tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm quản lý của Nhà nước đối với
công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh;
Căn cứ Kế
hoạch số 441/KH-UBND ngày 29 tháng 7 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn
về triển khai thực hiện Nghị Quyết số 82/NQ-CP ngày
26 tháng 5 năm 2020 của Chính phủ ban hành Chương trình hành động của Chính phủ
thực hiện Chỉ thị số 30-CT/TW về tăng cường sự lãnh đạo của Đảng và trách nhiệm
quản lý của Nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa
bàn tỉnh Bắc Kạn;
Theo đề nghị
của Sở Công Thương tại Tờ trình số 391/TTr-SCT ngày 28 tháng 8 năm 2020.
QUYẾT ĐỊNH:
Điều 1. Phê duyệt kèm theo Quyết định này Kế hoạch thực
hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn
giai đoạn 2021 - 2025.
Điều 2. Quyết định này có hiệu lực thi hành kể từ ngày ký.
Chánh Văn
phòng Đoàn Đại biểu Quốc hội, Hội đồng nhân dân và Ủy ban nhân dân tỉnh; Giám đốc
các Sở: Công Thương, Tài chính, Thông tin và Truyền thông; Giáo dục và Đào tạo;
Chủ tịch Ủy ban nhân dân các huyện, thành phố và Thủ trưởng
các đơn vị có liên quan chịu trách nhiệm thi hành Quyết
định này./.
|
TM. ỦY BAN NHÂN DÂN
KT. CHỦ TỊCH
PHÓ CHỦ TỊCH
Đỗ Thị Minh Hoa
|
KẾ HOẠCH
THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG BẢO
VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021 - 2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1608/QĐ-UBND ngày
04 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
I. MỤC TIÊU
1. Mục tiêu chung
- Xây dựng hệ
thống cơ chế, chính sách, công cụ, biện pháp hỗ trợ công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh; nâng cao trách nhiệm, trình độ, năng lực của
cơ quan quản lý nhà nước, tổ chức xã hội, doanh nghiệp và nhận thức của người
tiêu dùng nhằm đạt được những kết quả cụ thể trong công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, góp phần bảo đảm công bằng xã hội và sự phát triển bền vững của
đất nước.
- Đưa công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh trở thành hoạt động phổ biến,
nhằm khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và đất nước
trong giai đoạn hiện nay.
2. Mục tiêu cụ thể
Phấn đấu đến
năm 2025, công tác phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn đạt được các mục tiêu sau:
- Bảo đảm đội
ngũ cán bộ, công chức thuộc cơ quan quản lý nhà nước (cấp tỉnh, cấp huyện, cấp
xã) thực hiện nhiệm vụ bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng được đào tạo chuyên
môn, nghiệp vụ về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Bảo đảm 80%
tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn Bắc Kạn được tham
gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Bảo đảm tối
thiểu 1.000 lượt học sinh, sinh viên các trường phổ thông trung học, chuyên
nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh được giảng dạy, đào tạo các nội dung pháp luật bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiến thức và kỹ năng tiêu dùng.
- Bảo đảm tối
thiểu 50% người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được phổ biến các nội dung pháp luật
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, kiến thức và kỹ năng tiêu dùng.
- Xây dựng cơ
chế phối hợp giữa các cơ quan, Ban, Ngành trên địa bàn tỉnh
trong việc triển khai công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng để nâng cao hiệu
quả công tác quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
- Bảo đảm 90%
các khiếu nại, yêu cầu của người tiêu dùng được tiếp nhận, tư vấn, hỗ trợ tại
các cơ quan quản lý nhà nước và tại các tổ chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch
vụ, trong đó tỷ lệ giải quyết khiếu nại thành công đạt trên 80% vụ việc được tiếp
nhận.
II. NỘI DUNG CỦA KẾ HOẠCH
1. Tăng cường trách nhiệm quản lý nhà nước đối với công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Nội dung: Xây dựng cơ chế phối hợp
giữa các cơ quan, Ban, Ngành trên địa bàn tỉnh trong việc triển khai công tác bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng để nâng cao hiệu quả công tác quản lý nhà nước đối
với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Hình thức:
Quy chế phối hợp.
- Thời gian:
Năm 2021.
- Đơn vị chủ
trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối
hợp: Cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan về công tác bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
2. Nâng cao năng lực thực thi pháp luật cho đội ngũ cán bộ,
công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, bảo đảm hiệu lực,
hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Hình thức
tổ chức: Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội ngũ
cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
- Nội dung
tập huấn: Cung cấp các kiến thức về tiêu dùng; phổ biến các chính sách, các văn
bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thông tin về các
phương thức, cách thức bảo vệ quyền người tiêu dùng trên thế giới và Việt Nam;
đào tạo, tập huấn về nghiệp vụ thanh tra, kiểm tra, tiếp nhận, xử lý các khiếu
nại của người tiêu dùng; tập huấn các kỹ năng, nghiệp vụ kiểm tra, đánh giá chất lượng hàng hóa, dịch vụ
tiêu dùng cho cán bộ quản lý nhà nước
trên địa bàn tỉnh.
- Đối tượng:
Tập trung chủ yếu các đối tượng là cán bộ quản lý thị trường; quản
lý về vệ sinh an toàn thực phẩm; quản lý về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản
phẩm hàng hóa; cán bộ Phòng Kinh tế thành phố và cán
bộ Phòng Kinh tế và Hạ tầng các huyện trực tiếp làm công tác bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng và các cán bộ, công chức được giao thực hiện nhiệm vụ
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng tại các cơ quan, đơn vị trên địa bàn tỉnh.
- Thời gian
tổ chức: Từ năm 2021 đến năm 2025.
- Số lượng:
01 lớp/năm, dự kiến mỗi lớp 60 người.
- Đơn vị chủ
trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối
hợp: Cơ quan, đơn vị của tổ chức bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Trung ương và
tổ chức, cá nhân có liên quan về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên
địa bàn tỉnh.
3. Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ biến chính
sách, pháp luật; thông tin về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh báo về nguy
cơ mất an toàn cho người tiêu dùng trên nguyên tắc công khai, minh bạch và đa dạng
hóa phương thức truyền thông
3.1. Tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng
Nhằm đạt mục tiêu đến năm 2025,
có 80% tổ
chức, cá nhân kinh doanh hàng hóa, dịch vụ trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn được tham
gia các hoạt động tuyên truyền, phổ biến, đào tạo, nâng cao nhận thức, trình độ
về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
tối thiểu 1.000 lượt học
sinh, sinh viên các trường phổ thông trung học, chuyên nghiệp đóng trên địa
bàn tỉnh được giảng dạy, đào tạo các nội dung pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng, kiến thức và kỹ năng tiêu dùng; tối thiểu 50%
người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh được phổ biến các nội dung pháp luật bảo vệ quyền
lợi người tiêu dùng, kiến thức và kỹ năng tiêu dùng, việc tăng cường công tác tuyên
truyền về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng là nhiệm vụ thường xuyên, cần
thiết.
- Hình thức tổ chức:
+ Tổ chức
các buổi hội thảo, tập huấn, tuyên truyền, phổ
biến chính sách và pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho người tiêu
dùng trên địa bàn tỉnh; cán bộ thuộc các đơn vị quản lý, khai thác và kinh
doanh chợ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng.
+ Tổ chức
các buổi ngoại khóa cho học sinh, sinh viên trên địa bàn tỉnh.
+ Tổ chức tập
huấn cho giáo viên về giảng dạy trong các trường phổ thông và hướng cho các em
học sinh tiêu dùng lành mạnh.
+ Tổ chức một
số lớp đào tạo tập huấn cho các doanh nghiệp, hợp tác xã, cơ sở sản xuất, kinh
doanh, các tổ chức và cá nhân kinh doanh trong các chợ, siêu thị và trung tâm
thương mại, để có nhận thức chung về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng,
từ đó nâng cao trách nhiệm với người tiêu dùng khi kinh doanh hàng hóa, dịch vụ.
+ Tuyên truyền về hoạt động bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng thông qua các phương tiện thông tin đại chúng như: Đài Phát thành và
Truyền hình tỉnh, Báo Bắc Kạn, Bản tin và Cổng Thông tin điện tử của Sở Công
Thương…
- Nội dung: Tuyên truyền các văn bản quy định về hàng hóa và dịch vụ lưu thông trên thị
trường; các quy định về tiêu chuẩn, đo lường, chất lượng sản phẩm hàng hóa; hướng
dẫn cách nhận biết hàng thật, hàng giả và tác hại việc sử dụng hàng giả, hàng
kém chất lượng; cung cấp các kiến thức về tiêu dùng; tuyên truyền, phổ biến các
chính sách, các văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng;
thông tin về các phương thức, cách thức bảo vệ quyền người tiêu dùng trên thế
giới và Việt Nam.
- Thời gian
tổ chức: Từ năm 2021 đến năm 2025.
- Số lượng:
+ Hội thảo/tập
huấn/ngoại khóa: 01 lớp/năm, dự kiến mỗi lớp 100 người.
+ Tuyên truyền
trên Báo Bắc Kạn: 02 số/năm.
+ Tuyên truyền
trên Đài Phát thanh và Truyền hình Bắc Kạn: 02 số/năm.
- Đơn vị chủ
trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối
hợp: Cơ quan, đơn vị, cá nhân có liên quan về công tác bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
3.2. Tổ chức các Chương trình hưởng ứng Ngày Quyền của
người tiêu dùng Việt Nam
Các hoạt động
hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam -Ngày 15 tháng 3 hằng năm, với
mục tiêu tuyên truyền đến người tiêu dùng về các quy định pháp luật hiện hành về
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, nâng cao nhận thức của người tiêu dùng cũng
như khẳng định vai trò, vị trí, tầm quan trọng của công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng với sự phát triển ổn định, bền vững của xã hội và đất nước
trong giai đoạn hiện nay. Việc tổ chức các hoạt động hưởng ứng Ngày Quyền của
người tiêu dùng Việt Nam sẽ được thực hiện trên cơ sở chủ đề hằng năm được Bộ
Công Thương lựa chọn và hướng dẫn triển khai thực hiện.
- Hình thức tổ
chức: Chương trình hưởng ứng bao gồm chuỗi hoạt động tuyên truyền với các hình
thức cụ thể như:
+ Diễu hành
trên các tuyến phố chính trên địa bàn các huyện, thành phố. Nhằm tuyên truyền
cung cấp các kiến thức về tiêu dùng; tuyên truyền phổ biến các chính sách, các
văn bản quy phạm pháp luật về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng; thông tin về
các phương thức, cách thức bảo vệ quyền người tiêu dùng trên thế giới và Việt
Nam.
+ “Ngày hội
hàng hóa vì người tiêu dùng”. Trong đó, trưng bày, giới thiệu các sản phẩm hàng
hóa chất lượng phục vụ người tiêu dùng với nhiều ưu đãi lớn. Như: Tăng thời gian bảo hành, hỗ trợ
bảo dưỡng, bảo trì miễn phí các sản phẩm, được tăng điểm tích lũy khi mua sắm,
được nhận thêm quà tặng và giảm giá cho các sản phẩm đến 50%.
- Thời gian tổ
chức: Từ năm 2021 đến năm 2025.
- Số lượng: 01
chương trình/năm.
- Đơn vị chủ
trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối
hợp: Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan về công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
4. Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò, trách nhiệm của
các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ và tổ chức xã hội
trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
- Hình thức: Báo cáo tổng kết/Hội nghị.
- Nội dung: Tổng kết, đánh giá thực hiện Luật Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng, Quyết
định số 1997/QĐ-TTg ngày 18/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương
trình Phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng giai đoạn 2016
- 2020 và Quyết định số 1483/QĐ-UBND ngày 21/9/2017 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc
Kạn về việc phê duyệt Kế hoạch Phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020.
- Thời gian thực
hiện: Năm 2021.
- Đơn vị chủ
trì: Sở Công Thương.
- Đơn vị phối
hợp: Cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan về công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
III.
KINH PHÍ THỰC HIỆN
1. Nguồn
kinh phí thực hiện các nhiệm vụ tại Kế hoạch từ các nguồn: Ngân sách Trung ương;
ngân sách địa phương; nguồn xã hội hóa.
Tổng khái toán
kinh phí từ nguồn ngân sách địa phương: 987.600.000 đồng. (có biểu chi tiết
kèm theo)
2. Hằng năm Sở Công Thương xây dựng
dự toán chi tiết trình Sở Tài chính thẩm định và tham mưu cho Ủy ban nhân dân tỉnh
cấp kinh phí để tổ chức thực hiện.
IV. TỔ CHỨC THỰC HIỆN
1. Sở Công
Thương
- Chủ trì phối
hợp chặt chẽ với cơ quan, đơn vị, tổ chức, cá nhân có liên quan về hoạt động bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng và Bộ Công Thương, Cục Cạnh tranh và Bảo vệ người
tiêu dùng, Hội Bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng Việt Nam; các Sở, Ban, Ngành
đoàn thể tỉnh, Ủy ban nhân dân các địa phương và các đơn vị, tổ chức, cá nhân
có liên quan trong thực hiện công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa
bàn tỉnh đảm bảo thực hiện tốt nội dung Kế hoạch này.
- Xây dựng và
triển khai các kế hoạch phát triển công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hằng
năm trên địa bàn tỉnh; kêu gọi doanh nghiệp, tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh
doanh hàng hóa, cung ứng dịch vụ tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng.
- Chủ trì tổ
chức, kiểm tra, giám sát việc thực hiện Kế hoạch này và các hoạt động bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh.
- Tổng hợp báo
cáo kết quả với Ủy ban nhân dân tỉnh, Bộ Công Thương định kỳ, đột xuất (nếu có)
theo đúng quy định.
2. Sở
Tài chính
Căn cứ khả năng ngân sách tham mưu
cho Ủy ban nhân dân tỉnh bố trí kinh phí trong dự toán chi thường xuyên hằng
năm của đơn vị để thực hiện kế hoạch phát triển các hoạt động bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025.
3. Sở Giáo dục và Đào tạo, Trường
Cao đẳng Bắc Kạn
Phối hợp với Sở Công Thương trong
việc xây dựng chương trình giảng dạy, hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực
hiện chương trình học tập, giáo dục về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng cho đối
tượng học sinh, sinh viên theo quy định.
4. Sở Thông tin và Truyền thông
Phối hợp với Sở Công Thương trong
việc hướng dẫn, kiểm tra, giám sát việc thực hiện các chương trình, kế hoạch
thông tin, tuyên truyền về các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên
địa bàn tỉnh.
5. Đài Phát thành và Truyền
hình Bắc Kạn, Báo Bắc Kạn
Phối hợp với Sở Công Thương trong
các hoạt động tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng.
6. Các Sở, Ban, Ngành, đoàn thể
tỉnh
Xây dựng kế hoạch và tổ chức triển
khai thực hiện các hoạt động về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng thuộc
phạm vi chức năng, nhiệm vụ được giao.
Phối hợp Sở Công Thương trong tổ
chức triển khai các nhiệm vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng hằng năm thuộc
phạm vi chức năng, nhiệm vụ được phân công.
7. Ủy ban nhân dân các huyện,
thành phố
Căn cứ chức năng nhiệm vụ, hằng
năm xây dựng kế hoạch phát triển các hoạt động bảo vệ
quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn quản lý. Phối hợp Sở Công Thương
trong tổ chức triển khai các nhiệm vụ về bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên
địa bàn quản lý.
Trên đây là Kế
hoạch thực hiện các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng trên địa bàn tỉnh
Bắc Kạn giai đoạn 2021 - 2025 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn./.
TỔNG HỢP DỰ TOÁN KINH PHÍ THỰC HIỆN CÁC HOẠT ĐỘNG
BẢO VỆ QUYỀN LỢI NGƯỜI TIÊU DÙNG TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẮC KẠN GIAI ĐOẠN 2021 -
2025
(Ban hành kèm theo Quyết định số 1608/QĐ-UBND
ngày 04 tháng 9 năm 2020 của Ủy ban nhân dân tỉnh Bắc Kạn)
Đơn vị tính: Đồng
TT
|
NỘI DUNG CHƯƠNG TRÌNH
|
Kinh phí
|
Năm 2021
|
Năm 2022
|
Năm 2023
|
Năm 2024
|
Năm 2025
|
I
|
Nâng cao năng lực thực thi
pháp luật cho đội ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi
người tiêu dùng, bảo đảm hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với công tác
bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
|
|
|
|
|
|
|
Tổ chức các khóa đào tạo, bồi dưỡng, nâng cao
năng lực, trình độ chuyên môn, đạo đức công vụ, ý thức trách nhiệm cho đội
ngũ cán bộ, công chức tham gia công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
|
9.650.000
|
9.650.000
|
9.650.000
|
9.650.000
|
9.650.000
|
II
|
Đẩy mạnh công tác tuyên truyền, giáo dục, phổ
biến chính sách, pháp luật; thông tin về chất lượng hàng hóa, dịch vụ và cảnh
báo về nguy cơ mất an toàn cho người tiêu dùng trên nguyên tắc công khai,
minh bạch và đa dạng hóa phương thức truyền thông
|
|
|
|
|
|
2.1
|
Hội thảo/tập huấn/ngoại
khóa tuyên truyền, phổ biến chính sách và pháp luật bảo vệ quyền lợi người
tiêu dùng
|
22.100.000
|
22.100.000
|
22.100.000
|
22.100.000
|
22.100.000
|
2.2
|
Tuyên truyền trên
phương tiện thông tin đại chúng về công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
|
20.000.000
|
20.000.000
|
20.000.000
|
20.000.000
|
20.000.000
|
2.3
|
Tổ chức Chương trình
hưởng ứng Ngày Quyền của người tiêu dùng Việt Nam
|
|
|
|
|
|
-
|
Diễu hành hưởng ứng Ngày Quyền người tiêu
dùng Việt Nam
|
7.250.000
|
7.250.000
|
7.250.000
|
7.250.000
|
7.250.000
|
-
|
Chương trình “Ngày hội hàng hóa vì người
tiêu dùng”
|
153.500.000
|
153.500.000
|
153.500.000
|
153.500.000
|
153.500.000
|
III
|
Đẩy mạnh xã hội hóa, nâng cao vai trò,
trách nhiệm của các tổ chức, cá nhân sản xuất, kinh doanh hàng hóa, dịch vụ
và tổ chức xã hội trong công tác bảo vệ quyền lợi người tiêu dùng
|
|
|
|
|
|
|
Hội nghị Tổng kết, đánh giá thực hiện Luật Bảo
vệ quyền lợi người tiêu dùng và các hoạt động bảo vệ quyền lợi người tiêu
dùng trên địa bàn tỉnh Bắc Kạn giai đoạn 2018 - 2020
|
15.600.000
|
|
|
|
|
|
Tổng cộng
|
210.000.000
|
194.400.000
|
194.400.000
|
194.400.000
|
194.400.000
|
|
Tổng giai đoạn
2021 - 2025
|
987.600.000
|
|
Bằng chữ
|
Chín trăm tám mươi bảy triệu sáu trăm nghìn đồng
|