Kế hoạch 7323/KH-UBND năm 2022 thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2022-2025

Số hiệu 7323/KH-UBND
Ngày ban hành 11/11/2022
Ngày có hiệu lực 11/11/2022
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Trần Ngọc Tam
Lĩnh vực Xây dựng - Đô thị

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 7323/KH-UBND

Bến Tre, ngày 11 tháng 11 năm 2022

 

KẾ HOẠCH

THỰC HIỆN CHƯƠNG TRÌNH KHOA HỌC VÀ CÔNG NGHỆ PHỤC VỤ XÂY DỰNG NÔNG THÔN MỚI TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH BẾN TRE GIAI ĐOẠN 2022-2025

Thực hiện Quyết định số 923/QĐ-TTg ngày 02/8/2022 của Thủ tướng Chính phủ Phê duyệt Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch thực hiện Chương trình khoa học và công nghệ phục vụ xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh Bến Tre giai đoạn 2022-2025, nội dung cụ thể như sau:

I. MỤC TIÊU

1. Mục tiêu chung

Tổ chức thực hiện hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh giai đoạn 2021-2025 thông qua việc ứng dụng, chuyển giao các tiến bộ khoa học và công nghệ vào sản xuất, bảo quản, chế biến... nhằm tăng năng suất, nâng cao chất lượng, hiệu quả và sức cạnh tranh, đẩy mạnh xuất khẩu các nông sản, thủy sản, sản phẩm chế biến từ nông sản, thủy sản; góp phần phát triển kinh tế, văn hóa, xã hội, môi trường nông thôn; nâng cao chất lượng đời sống của người dân.

2. Mục tiêu cụ th

- Đề xuất các giải pháp khoa học, công nghệ và đổi mới sáng tạo phục vụ phát triển nền nông nghiệp bền vững, thích ứng biến đi khí hậu và bảo vệ môi trường, ít nhất 80% các nhiệm vụ có kết quả được áp dụng vào thực tế xây dựng nông thôn mới, đóng góp tăng hiệu quả kinh tế tối thiểu 15%.

- Ứng dụng công nghệ mới thông qua các nhiệm vụ nghiên cứu khoa học và phát triển công nghệ thuộc Chương trình, đảm bảo ít nhất 70% mô hình triển khai trong Chương trình trên địa bàn tỉnh được tiếp tục duy trì và nhân rộng; khoảng 10.000 lượt đối tượng tham gia các lớp tập huấn, chuyển giao công nghệ.

- Tối thiểu 40% sản phẩm thuộc Chương trình mỗi xã một sản phẩm (Chương trình OCOP) được hỗ trợ đăng ký bảo hộ, quản lý và phát triển tài sản trí tuệ, kiểm soát nguồn gốc và chất lượng sau khi được bảo hộ. Số lượng đơn đăng ký sở hữu trí tuệ (sở hữu công nghiệp, giống cây trồng) tăng trung bình 25% - 30%/5 năm, so với giai đoạn 2016-2020.

II. NHIỆM VỤ VÀ GIẢI PHÁP

1. Triển khai hiệu quả các cơ chế, chính sách thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới

Thực hiện cơ chế, chính sách hỗ trợ xây dựng nông thôn mới, đảm bảo đồng bộ, linh hoạt và phù hợp với từng nhóm xã (xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới; xã phấn đấu đạt chun nông thôn mới nâng cao; xã phấn đấu đạt chuẩn nông thôn mới kiu mẫu...) theo hướng tích hợp các chương trình, dự án trên địa bàn với Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới, nhằm tăng hiệu quả đầu tư, tránh trùng lp, chồng chéo, lãng phí nguồn lực. Tập trung phối hợp thực hiện hiệu quả các chính sách, để thúc đy hoạt động khoa học công nghệ và đổi mới sáng tạo trong phát triển nông nghiệp, nông thôn; tạo điều kiện thuận lợi cho các tổ chức, cá nhân làm khoa học phát huy tối đa tính sáng tạo, chủ động, tinh thần trách nhiệm đối với kết quả cuối cùng.

Tiếp tục triển khai các chính sách, pháp luật về đất đai hướng tới bảo vệ môi trường; nghiên cứu chuyn đi sử dụng đất hợp lý, ngăn chặn tình trạng suy thoái đất; chú trọng các giải pháp để hạn chế thấp nhất ô nhiễm môi trường trong sản xuất nông nghiệp, công nghiệp và khu dân cư nông thôn, theo hướng phát triển bền vững kết hợp tăng trưởng xanh.

Thực hiện chính sách hỗ trợ các cơ sở sản xuất kinh doanh, doanh nghiệp, hợp tác xã, tổ hợp tác, hộ nông dân, chủ thế OCOP... đẩy mạnh ứng dụng khoa học và công nghệ; đầu tư các máy móc trang thiết bị vào sản xuất, bảo quản, chế biến sau thu hoạch.

Nghiên cứu ứng dụng công nghệ cao, công nghệ 4.0, công nghệ truy xuất nguồn gốc, các hệ thống quản lý chất lượng tiên tiến, thực hành nông nghiệp tốt (GAP)... nhằm hình thành các mô hình phát triển kinh tế nông nghiệp, phát triển kinh tế nông thôn, thúc đẩy liên kết sản xuất và phát triển thị trường theo chuỗi giá trị nhóm sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm được bảo bộ xác lập quyền sở hữu trí tuệ (nhãn hiệu chứng nhận, nhãn hiệu tập thể, chỉ dẫn địa lý), sản phẩm OCOP.

Nghiên cứu các giải pháp phát huy vai trò của chính quyền địa phương, nâng cao nhận thức của cán bộ, đảng viên các cấp trong xây dựng nông thôn mới (nhất là cấp cơ sở); xem đây là vấn đề chiến lược để xây dựng và phát triển tỉnh Bến Tre thời kỳ công nghiệp hóa, hiện đại hóa.

2. Nghiên cứu các giải pháp phát triển kinh tế nông thôn, xây dựng nông thôn bền vững

a) Phát triển kinh tế nông nghiệp, nông thôn

Nghiên cứu phát triển và mở rộng vùng sản xuất hàng hóa tập trung kết hợp thực hiện thâm canh, sử dụng các giống cây con và quy trình sản xuất hiệu quả tạo năng suất chất lượng cao, có sức cạnh tranh cao, có thị trường tiêu thụ; ưu tiên hỗ trợ phát triển các ngành hàng, sản phẩm chủ lực của tỉnh, sản phẩm được bảo hộ xác lập quyn sở hữu trí tuệ, sản phẩm OCOP. Triển khai sớm các nhiệm vụ khoa học và công nghệ: xây dựng quản lý và phát triển chỉ dẫn địa lý “BẾN TRE” cho các sản phẩm tôm của tỉnh Bến Tre; chỉ dẫn địa lý “BẾN TRE” cho Dừa và các sản phẩm chế biến từ Dừa của tỉnh Bến Tre.

Nghiên cứu các giải pháp đẩy mạnh ứng dụng cơ giới hóa một cách đồng bộ các khâu sản xuất; trong đó chú trọng khâu bảo quản, chế biến, đảm bảo chất lượng, an toàn vệ sinh thực phẩm. Xây dựng, đăng ký các nhãn hiệu, thương hiệu hàng hóa, có chng nhận, truy xuất nguồn gốc cho nông sản.

Ứng dụng công nghệ sinh học trong việc chọn, lai tạo và sản xuất kết hợp với nhập khẩu giống, chuyển giao công nghệ đsản xuất các loại giống cây, giống con 04 sạch bệnh, có năng suất, chất lượng cao, chống chịu được dịch bệnh và thích ứng với biến đi khí hậu. Tiêu chuẩn hóa các công đoạn sản xuất kinh doanh lĩnh vực trồng trọt, thủy sản, chăn nuôi theo định hướng chuỗi liên kết phù hợp thị trường trong nước và hội nhập quốc tế đối với một số sản phẩm nông nghiệp chủ lc tỉnh Bến Tre.

Nghiên cứu, ứng dụng công nghệ vacxin phòng một số bệnh truyền nhiễm nguy him trong chăn nuôi, thủy sản (lở mồm long móng trên trâu bò, heo tai xanh, dịch tả heo Châu Phi, gan thận mủ trên cá tra,...); ứng dụng tiến bộ kỹ thuật mới vào sản xuất nông nghiệp, thủy sản, ngành nghề nông thôn nhằm giảm ảnh hưởng đến môi trường; chuyển đi cơ cấu cây trồng và thời vụ cho phù hợp với quy luật diễn biến của thời tiết, khí hậu và thiên tai trên địa bàn tỉnh; chuyển đi mùa và thời vụ đối với những cây ngắn ngày.

Nghiên cứu các giải pháp ứng dụng công nghệ, khoa học kỹ thuật hỗ trợ hợp tác xã nông nghiệp và người dân chuyển đổi mô hình sản xuất nông nghiệp, xây dựng phương án, kế hoạch sản xuất kinh doanh, lồng ghép với biện pháp thích ứng biến đổi khí hậu; áp dụng các mô hình nông nghiệp thông minh thích ứng biến đi khí hậu.

Đẩy mạnh các hoạt động công nghiệp, tiểu thủ công nghiệp, thương mại, dịch vụ nhm thúc đẩy chuyển dịch cơ cấu kinh tế nông thôn. Phát triển các hệ thống chợ nông thôn nhằm tăng cường lưu chuyn hàng hóa, tạo thuận lợi trong mua bán, trao đổi nông sản. Quan tâm đầu tư hỗ trợ phát triển các sản phẩm thủ công, truyền thống.

Thực hiện các giải pháp đào tạo đồng bộ nâng cao chất lượng nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyn giao công nghệ đcập nhật kiến thức, nâng cao chất lượng về chuyên môn đáp ứng được yêu cầu ngày càng cao về nguồn nhân lực cho công tác nghiên cứu khoa học và chuyn giao công nghệ (đặc biệt là công nghệ cao và nông nghiệp thông minh 4.0).

b) Xây dựng các xã đáp ứng an ninh nguồn nước, thích ứng biến đổi khí hậu, phòng chống thiên tai, bảo đảm phát triển nông nghiệp bền vững

Nghiên cứu đề ra giải pháp nâng cao năng lực phòng chống, giảm nhẹ thiên tai và ứng phó với biến đổi khí hậu, đề phòng và khắc phục tình trạng sạt lở sông rạch.

[...]
1
Chủ quản: Công ty TNHH ThuVienNhaDat. Giấy phép số: đang chạy thử nghiệm. Mã số thuế: 0318679464 Địa chỉ trụ sở: Số 15 Đường 32, Khu Vạn Phúc, P. Hiệp Bình Phước, TP. Thủ Đức, TP. HCM, Việt Nam Chịu trách nhiệm chính: Ông Bùi Tường Vũ