Kế hoạch 70/KH-UBND năm 2020 về triển khai Quyết định 291/QĐ-TTg; Chỉ thị 30-CT/TU và Kế hoạch 175-KH/TU về tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị 36-CT/TW về "Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy" trên địa bàn Thành phố Hà Nội

Số hiệu 70/KH-UBND
Ngày ban hành 27/03/2020
Ngày có hiệu lực 27/03/2020
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Thành phố Hà Nội
Người ký Lê Hồng Sơn
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
THÀNH PHỐ HÀ NỘI
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 70/KH-UBND

Hà Nội, ngày 27 tháng 3 năm 2020

 

KẾ HOẠCH

TRIỂN KHAI QUYẾT ĐỊNH SỐ 291/QĐ-TTG CỦA THỦ TƯỚNG CHÍNH PHỦ; CHỈ THỊ SỐ 30-CT/TU VÀ KẾ HOẠCH SỐ 175-KH/TU CỦA THÀNH ỦY HÀ NỘI VỀ TỔ CHỨC QUÁN TRIỆT, TRIỂN KHAI THỰC HIỆN CHỈ THỊ SỐ 36-CT/TW NGÀY 16/8/2019 CỦA BỘ CHÍNH TRỊ VỀ “TĂNG CƯỜNG, NÂNG CAO HIỆU QUẢ CÔNG TÁC PHÒNG, CHỐNG VÀ KIỂM SOÁT MA TÚY” TRÊN ĐỊA BÀN THÀNH PHỐ

Thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị về “Tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy”; Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tưng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 36-CT/TW; các văn bản của Thành ủy: Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 22/01/2020 về tăng cường, nâng cao hiệu quả công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; Kế hoạch số 175-KH/TU ngày 22/01/2020 về tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị, UBND Thành phố ban hành Kế hoạch triển khai thực hiện trên địa bàn Thành phố, như sau:

I. MỤC TIÊU, YÊU CẦU

1. Tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện nghiêm túc Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị; Quyết định số 291/QĐ-TTg ngày 21/02/2020 của Thủ tướng Chính phủ ban hành Kế hoạch triển khai Chỉ thị số 36-CT/TW; Chỉ thị số 30-CT/TU ngày 22/01/2020 và Kế hoạch s175-KH/TU ngày 22/01/2020 của Thành ủy Hà Nội về tổ chức quán triệt, triển khai thực hiện Chỉ thị số 36-CT/TW ngày 16/8/2019 của Bộ Chính trị tới các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp và các tầng lớp nhân dân Thủ đô nhằm nâng cao nhn thức, tạo chuyển biến mạnh mẽ về hành động trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trên địa bàn Thành phố.

2. Tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp, toàn diện của các cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền các cấp; phát huy sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và nhân dân trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy; phát huy những thành tích, kết quả đã đạt được, đồng thời khắc phục những tồn tại, hạn chế, chủ động phòng ngừa, kiềm chế, tiến tới ngăn chặn, đẩy lùi tội phạm và tệ nạn ma túy, hạn chế thấp nhất tác hại do ma túy gây ra, tạo môi trường xã hội lành mạnh, góp phần phục vụ có hiệu quả nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội, đối ngoại của đất nước và Thủ đô.

3. Chỉ đạo thực hiện đồng bộ các biện pháp: Tuyên tuyền, phổ biến, giáo dục pháp luật nhằm giảm phát sinh người nghiện và người sử dụng ma túy; đu tranh có hiệu quả với tội phạm ma túy; tập trung giải quyết điểm, tụ điểm phức tạp về ma túy, kiên quyết không để tồn tại điểm, tụ điểm ma túy phức tạp tồn tại kéo dài, không để hình thành tụ điểm ma túy; kiểm soát chặt chẽ các hoạt động hp pháp liên quan đến ma túy; tổ chức cai nghiện và quản lý sau cai theo hưng hiệu quả, bền vững, góp phần kiềm chế, tiến tới giảm tội phạm và tệ nạn ma túy trên địa bàn phường, xã, thị trấn.

4. Nội dung, nhiệm vụ Chỉ thị 36-CT/TW, Quyết định 291/QĐ-TTg, Chỉ thị 30-CT/TU, Kế hoạch 175-KH/TU phải được đưa vào Nghị quyết nhiệm kỳ của các cấp ủy đảng và phải tiến hành đồng bộ, liên tục, kiên quyết và kết hợp với những giải pháp, bước đi vững chắc, tích cực, có trọng tâm, trọng đim, có sự phối hợp chặt chẽ với các ngành, các cấp, Mặt trận Tổ quốc và các tổ chức thành viên, sự tham gia của các tầng lớp nhân dân; đưa các nội dung thực hiện trên thành nhiệm vụ trọng tâm, thường xuyên của các cấp ủy, tổ chức đảng, gắn vi việc thực hiện các nhiệm vụ chính trị, phát triển kinh tế - xã hội của đơn vị, địa phương.

5. Kế hoạch phải được thực hiện thường xuyên, liên tục, đảm bảo tính đồng bộ và thống nhất từ khâu tổ chức triển khai đến việc thực hiện các nhiệm vụ cụ thể của Chỉ thị 36-CT/TW, Quyết định 291/QĐ-TTg, Chỉ thị 30-CT/TU, Kế hoạch 175-KH/TU trên toàn Thành phố; quá trình thực hiện có tổ chức sơ kết, rút ra bài học kinh nghiệm.

II. NỘI DUNG NHIỆM VỤ

1. Công tác quán triệt, chỉ đạo triển khai thực hiện

- Tổ chức quán triệt, chỉ đạo thực hiện nghiêm túc, thường xuyên, liên tục, có hiệu quả Chỉ thị 36-CT/TW, Quyết định 291/QĐ-TTg, Chỉ thị 30-CT/TU, kế hoạch 175-KH/TU ở các cấp, các ngành để thống nhất nhận thức; công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy phải đặt dưới sự lãnh đạo, chỉ đạo trực tiếp của các cấp ủy đảng, sự quản lý của chính quyền các cấp, huy động sức mạnh tổng hợp của cả hệ thống chính trị và toàn dân, tránh tư tưởng né tránh, khoán trắng cho các lực lượng chuyên trách. Đồng thời, đưa nội dung nhiệm vụ công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy (nội dung Chỉ thị 30-CT/TU) vào Nghị quyết nhiệm kỳ, Nghị quyết định kỳ để quán triệt, coi đây là tài liệu sinh hoạt thường kỳ của chi bộ. Thường xuyên tổ chức kiểm tra, đôn đốc việc thực hiện, tháo gỡ kịp thời những khó khăn, vướng mắc nảy sinh.

- Tăng cường vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của cấp ủy đảng, chính quyền đối với công tác phòng, chống ma túy; trong đó, người đứng đầu cấp ủy, tổ chức đảng, chính quyền, Mặt trận Tổ quốc và các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp chịu trách nhiệm về tình hình ma túy tại địa phương, cơ quan, đơn vị được giao phụ trách. Lấy hiệu quả của công tác phòng, chống ma túy trên địa bàn được giao phụ trách là một chỉ tiêu đánh giá, xếp loại cấp ủy, tổ chức đảng địa phương hàng năm; đánh giá thi đua của người đứng đầu cơ quan, đơn vị, trường học.

- Tổ chức kiểm điểm, đánh giá tình hình thực trạng tệ nạn ma túy hiện nay trên địa bàn mình, những giải pháp, biện pháp đã chỉ đạo thực hiện, vai trò và sự vào cuộc của cấp ủy, trách nhiệm chính quyền, các ngành, đoàn th, hiệu quả đạt được (đánh giá trong 04 năm thực hiện Chương trình phòng, chống ma túy đến năm 2020 theo Quyết định số 424/QĐ-TTg ngày 07/4/2017 của Thủ tướng Chính phủ (2016 - 2020), tổng kết 10 năm thực hiện Chỉ thị số 21-CT/TW, ngày 26/3/2008 của Bộ Chính trị (Khóa X) về “Tiếp tục tăng cường lãnh đạo, chỉ đạo công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy trong tình hình mới” 2008-2018).

- Tiếp tục chỉ đạo xây dựng chương trình hành động, phát động phong trào “Toàn dân tham gia phòng, chống ma túy” gắn với cuộc vận động “Toàn dân đoàn kết xây dựng nông thôn mới, đô thị văn minh”, phong trào “Toàn dân tham gia bảo vệ an ninh Tổ quốc” và các phong trào thi đua khác để xây dựng xã, phường, thị trấn không có ma túy; tổ chức ký cam kết, giao ước thi đua xây dựng gia đình, địa bàn dân cư, xã, phường, thị trấn, cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, trường học không tệ nạn ma túy; vận động nhân dân tích cực tham gia phát hiện, tố giác tội phạm về ma túy, tham gia quản lý, giáo dục, giúp đỡ đối tượng cai nghiện ma túy và quản lý sau cai nghiện ma túy tại cộng đồng.

- Tổ chức sơ, tổng kết đánh giá hiệu quả một số mô hình, phong trào, chuyên đề, kế hoạch liên ngành, liên tịch về phối hợp phòng, chống ma túy đang triển khai, rút ra bài học, kinh nghiệm để tiếp tục chỉ đạo thực hiện và triển khai nhân rộng những mô hình hiện có; đồng thời có chính sách động viên, khen thưởng kịp thời những đơn vị có phong trào, cách làm hay, những cá nhân điển hình, tiên tiến trong công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy ở cơ sở.

- Xây dựng kế hoạch hoạt động của Tổ liên ngành phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy trên địa bàn thành phố Hà Nội, ban hành Quy chế phối hợp kiểm soát các hoạt động hợp pháp liên quan đến ma túy...

2. Về công tác tổ chức

- Kiện toàn, nâng cao năng lực Ban Chỉ đạo xây dựng phong trào toàn dân bảo vệ an ninh Tquốc, phòng, chống tội phạm và tệ nạn xã hội, phòng, chống HIV/AIDS cấp cơ sở, phát huy vai trò quản lý nhà nước của UBND cấp cơ sở về công tác phòng, chống ma túy.

- Xây dựng văn bản quy định rõ trách nhiệm, vai trò của các cấp, các ngành, các đoàn thể, các tổ chức chính trị xã hội, cá nhân người đứng đầu cơ quan, đơn vị trường học trong công tác phòng, chống ma túy.

- Tăng cường biên chế cho lực lượng Công an các cấp trực tiếp đấu tranh phòng, chng tội phạm ma túy kết hợp bồi dưỡng nâng cao năng lực phòng, chống ma túy cho các lực lượng chuyên trách, đảm bảo đáp ứng những yêu cầu cấp thiết đề ra, phù hợp tình hình địa bàn.

- Xây dựng cơ chế, các chính sách đãi ngộ đặc thù, hợp lý cho lực lượng trực tiếp làm công tác phòng ngừa, đấu tranh chống tội phạm ma túy và kiểm soát ma túy. Có chính sách động viên, hỗ trợ người có công, người bị thương, bị phơi nhiễm HIV, thân nhân cán bộ, chiến sỹ hy sinh trong quá trình làm nhiệm vụ đấu tranh phòng, chống ma túy; quan tâm khen thưởng, động viên, khích lệ quần chúng nhân dân tham gia tích cực công tác phòng, chống ma túy.

- Phân công rõ trách nhiệm và phối hợp chặt chẽ giữa các lực lượng công an, hải quan, cảnh sát biển, y tế, lao động thương binh và xã hội... trong công tác đấu tranh phòng, chống tội phạm về ma túy, kiểm soát ma túy, cai nghiện và quản lý sau cai nghiện ma túy...

3. Công tác tuyên tuyền, phổ biến giáo dục pháp luật

- Tăng cường tổ chức tuyên truyền cho cán bộ, đảng viên, đoàn viên, hội viên, các tầng lớp nhân dân về chủ trương, đường lối, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước, các quy định của địa phương về công tác phòng, chống ma túy; chú trọng nâng cao nhận thức, cảnh báo toàn xã hội, nhất là thanh thiếu niên về hiểm họa ma túy.

Mỗi cán bộ, đảng viên phải tự giác thực hiện, đồng thời có trách nhiệm, chủ động tuyên truyền, vận động gia đình, người thân và nhân dân thực hiện tốt các quy định của pháp luật về phòng, chống ma túy.

- Đẩy mạnh công tác tuyên truyền phổ biến, giáo dục pháp luật phòng, chng ma túy cũng như tác hại của ma túy; tổ chức các hoạt động hưởng ứng “Tháng hành động phòng, chống ma túy” và “Ngày toàn dân phòng, chống ma túy - 26/6”; chú trọng đổi mới nội dung, triển khai tổng thể các loại hình thông tin, tuyên truyền, duy trì và phát huy loại hình tuyên truyền có hiệu quả. Lựa chọn các loại hình thông tin, tuyên truyền phù hợp với từng địa bàn, đối tượng, đặc biệt cần quan tâm đến những địa bàn trọng điểm, phức tạp về an ninh, trật tự, chú trọng chỉ đạo tuyên truyền điểm với các đối tượng có nguy cơ cao như học sinh, sinh viên, đối tượng trong nhà hàng, cơ sở kinh doanh dịch vụ có điều kiện, số có biểu hiện vi phạm về tội phạm và tệ nạn ma túy ở cộng đồng...

- Đẩy mạnh tuyên truyền trên hệ thống thông tin cấp xã, đổi mới hình thức tuyên truyền đảm bảo sự đa dạng, dễ tiếp thu, dễ nhớ, dễ hiểu, kết hợp giữa các hình thức truyền thống (tổ chức các hội nghị, hội thi; tuyên truyền trên hệ thống loa truyn thanh; bảng tin công cộng; báo cáo viên, tuyên truyền viên;...) với việc ứng dụng công nghệ thông tin (bảng tin điện tử; mạng xã hội...) về các nội dung liên quan công tác phòng, chống và kiểm soát ma túy.

[...]