Kế hoạch 69/KH-UBND năm 2021 xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025 do tỉnh Yên Bái ban hành

Số hiệu 69/KH-UBND
Ngày ban hành 29/03/2021
Ngày có hiệu lực 29/03/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Yên Bái
Người ký Vũ Thị Hiền Hạnh
Lĩnh vực Giáo dục

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH YÊN BÁI

-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 69/KH-UBND

Yên Bái, ngày 29 tháng 3 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

XÂY DỰNG TRƯỜNG ĐẠT CHUẨN QUỐC GIA GIAI ĐOẠN 2021-2025

Thực hiện Nghị quyết số 71/NQ-HĐND ngày 16/12/2020 về việc thông qua một số Đề án phát triển giáo dục và đào tạo (GD&ĐT) tỉnh Yên Bái giai đoạn 2021-2025, Ủy ban nhân dân (UBND) tỉnh Yên Bái ban hành Kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia giai đoạn 2021-2025, cụ thể như sau:

I. MỤC ĐÍCH YÊU CẦU

1. Mc đích

- Củng cố, nâng cao chất lượng hệ thống trường đạt chuẩn quốc gia theo hướng chuẩn hóa, hiện đại hóa nhằm nâng cao chất lượng giáo dục và đào tạo, góp phần đổi mới căn bản, toàn diện theo tinh thần Nghị quyết 29-NQ/TW ngày 4/11/2013 của Hội nghị lần thứ 8, Ban Chấp hành Trung ương khoa XI.

- Xác định nhiệm vụ, giải pháp cụ thể để các ngành, các địa phương và các đơn vị trường học cùng triển khai thực hiện, góp phần hoàn thành Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới trên địa bàn tỉnh và mục tiêu Nghị quyết Đại hội Đảng bộ tỉnh Yên Bái, nhiệm kỳ 2020-2025.

2. Yêu cầu

- Xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia không chỉ là nhiệm vụ của ngành GD&ĐT mà là nhiệm vụ của các cấp, các ngành và của cả hệ thống chính trị.

- Tất cả các nhà trường phải xây dựng kế hoạch xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; xác định đúng thực trạng, điểm mạnh, điểm yếu để có kế hoạch cải tiến chất lượng trong giai đoạn 2021-2025 và các năm tiếp theo.

II. NỘI DUNG KẾ HOẠCH

1. Mục tiêu

Đến năm 2025:

- Công nhận thêm 88 trường, nâng tổng số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia lên 333/443 trường, đạt 75,17%; trong đó: 121/179 trường mầm non, đạt 67,6%; 45/56 trường tiểu học, đạt 80,4%; 102/116 trường TH&THCS, đạt 87,9%; 46/54 trường THCS, đạt 85,2%; 20 trường THPT, đạt 76,9%[1]. (Phụ lục 01)

- Đối với 245 trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia: xây dựng kế hoạch nâng cao chất lượng, mức độ trường đạt chuẩn; trong đó:

+ 225 trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 1: duy trì, giữ vững và từng bước nâng cao mức độ kiểm định chất lượng giáo dục. Phấn đấu công nhận thêm 28 trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn mức độ 2; nâng tổng trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn mức độ 2 lên 50 trường (17 trường mầm non, 13 trường tiểu học, 5 trường TH&THCS, 11 trường THCS và 4 trường THPT), đạt 15% tổng số trường mầm non, phổ thông đạt chuẩn quốc gia[2]. (Phụ lục 02)

+ 22 trường đã được công nhận trường đạt chuẩn quốc gia mức độ 2: duy trì, giữ vững và từng bước đạt mức 4 của kiểm định chất lượng giáo dục.

- Đối với 110 trường chưa đạt chuẩn, không nằm trong lộ trình xây dựng trường chuẩn giai đoạn 2021-2025: tiếp tục nâng cao chất lượng của từng chỉ báo, tiêu chí; phấn đấu: 100% các trường đạt từ 2 tiêu chuẩn trở lên, trong đó ít nhất 44 trường đạt 3 tiêu chuẩn, 51 trường đạt 4 tiêu chuẩn[3]. (Phụ lục 03)

2. Nhiệm vụ, giải pháp

a) Công tác lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra giám sát

Tăng cường vai trò chỉ đạo của chính quyền trong công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia. Giao trách nhiệm hoàn thành các tiêu chuẩn xây dựng trường chuẩn quốc gia theo chức năng, nhiệm vụ của các cấp, các ngành, các đơn vị. Đưa mục tiêu, nhiệm vụ xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia vào kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội hằng năm của UBND các cấp.

Tăng cường kiểm tra chất lượng, hiệu quả việc đầu tư xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia. Định kì sơ kết, tổng kết, rút kinh nghiệm công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia ở từng đơn vị, địa phương và trên địa bàn toàn tỉnh. Tổ chức tham quan, học tập các cơ sở giáo dục trong và ngoài tỉnh làm tốt công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

b) Công tác tham mưu, tuyên truyền

Sở GD&ĐT, phòng GD&ĐT các huyện, thị xã, thành phố và các đơn vị trường học tăng cường tham mưu với cấp ủy, chính quyền trong việc xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia; gắn công tác xây dựng trường chuẩn quốc gia với việc triển khai thực hiện Chương trình mục tiêu quốc gia xây dựng nông thôn mới và các đề án phát triển giáo dục giai đoạn 2021-2025.

Tăng cường tuyên truyền trên các kênh thông tin đại chúng của tỉnh, của các địa phương về việc xây dựng trường chuẩn quốc gia; giới thiệu các điểm sáng, các mô hình trường, cá nhân điển hình trong công tác xây dựng trường đạt chuẩn quốc gia.

c) Công tác kiểm định chất lượng giáo dục

Đẩy mạnh công tác kiểm định chất lượng trường học; chỉ đạo, giám sát việc thực hiện các chỉ tiêu kế hoạch cải tiến chất lượng; công tác kiểm tra, đánh giá các đơn vị phải bám sát 5 tiêu chuẩn trường chuẩn quốc gia.

Các cơ sở giáo dục thực hiện tự đánh giá theo đúng quy định: đảm bảo đánh giá đầy đủ, trung thực, đúng quy trình; xây dựng kế hoạch cải tiến chất lượng phải phù hợp mục tiêu, tầm nhìn, chiến lược phát triển của nhà trường, phải có sự phân công trách nhiệm cụ thể và thời gian hoàn thành công việc.

[...]