Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 68/KH-UBND năm 2016 về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả trên địa bàn tỉnh Thanh Hóa, giai đoạn 2016 - 2020

Số hiệu 68/KH-UBND
Ngày ban hành 06/05/2016
Ngày có hiệu lực 06/05/2016
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thanh Hóa
Người ký Ngô Văn Tuấn
Lĩnh vực Bộ máy hành chính,Tài nguyên - Môi trường

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THANH HÓA
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 68/KH-UBND

Thanh Hóa, ngày 06 tháng 05 năm 2016

 

KẾ HOẠCH

SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

Phần thứ nhất

ĐÁNH GIÁ TÌNH HÌNH THỰC HIỆN SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

I. KẾT QUẢ THỰC HIỆN GIAI ĐOẠN 2010 - 2015

Thực hiện Kế hoạch số 48/KH-UBND ngày 31 tháng 12 năm 2009, các ngành, địa phương đã tập trung tổ chức thực hiện có hiệu quả các nội dung của Kế hoạch, cụ thể như sau:

- Hoạt động thông tin, tuyên truyền được chú trọng đẩy mạnh; các cơ quan báo chí, truyền thông tăng cường đăng tin các chuyên đề, chuyên trang về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Các ngành, các cấp đã tăng cường phối hợp, tổ chức các buổi hội thảo về tiết kiệm năng lượng; phát tờ rơi, tờ dán đến các hộ gia đình; phát động phong trào thi đua “gia đình tiết kiệm điện”; sử dụng ánh sáng tự nhiên trong sản xuất và sinh hoạt; sử dụng năng lượng mặt trời trong chiếu sáng công cộng (pin năng lượng mặt trời) và trong việc đun nước nóng cho sinh hoạt;

- Triển khai một sdự án chiếu sáng công cộng bằng pin năng lượng mặt trời kết hp nối lưới và hệ thống đèn hai cấp công suất trên các tuyến đường tại thành phố Thanh Hóa và khuôn viên cơ quan công sở;

- Thay thế hệ thống đèn Led tiết kiệm điện trong chiếu sáng cho các hội trường, phòng họp thường xuyên sử dụng nhiều ánh sáng (Tỉnh ủy, UBND tỉnh), ... đem lại hiệu quả tiết kiệm năng lượng rõ rệt;

- Trong sản xuất nông nghiệp, Tỉnh đã hỗ trợ các trang trại, gia trại chăn nuôi gia súc, gia cầm xử lý phế thải bằng lắp đặt hệ thống bể Biogas dùng cho đun nấu và phát điện phục vụ đời sống nhân dân, góp phần bo vệ môi trường và tăng hiệu quả sản xuất nông nghiệp;

- Trong sản xuất công nghiệp, chương trình đã hỗ trợ các doanh nghiệp sử dụng năng lượng trọng điểm trong tỉnh công tác kiểm toán năng lượng, qua đó xác định các giải pháp tiết kim năng lượng, đặc biệt là đầu tư, đổi mới công nghệ, giảm thiểu các khâu trung gian, tiết kiệm năng lượng, sử dụng hiệu quả tài nguyên và bảo vệ môi trường;

- Các ngành, địa phương, các đơn vị đã làm tt công tác phối hợp, tham mưu, đề xuất với Trung ương, UBND tnh triển khai có hiệu quả Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả; kiểm tra, giám sát việc thực hiện các nội dung chương trình đúng mục đích, đúng kế hoạch đề ra;

- Tổng kinh phí thực hiện giai đoạn 2010-2015 là: 31,021 tỷ đồng, trong đó hỗ trợ của Trung ương là: 1,4 tỷ đồng; ngân sách địa phương là: 29,621 tỷ đồng.

II. NHỮNG TỒN TẠI, HẠN CHẾ VÀ NGUYÊN NHÂN

1. Những tồn tại, hạn chế

- Nhận thức của một bộ phận người dân và doanh nghiệp về sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả vẫn còn hạn chế. Thực tế vẫn còn hiện tượng lãng phí trong sử dụng năng lượng nói chung và sử dụng điện nói riêng ở các cơ quan hành chính, các doanh nghiệp và hộ gia đình trên địa bàn tỉnh;

- Các doanh nghiệp trên địa bàn tỉnh chưa thực sự ý thức được tầm quan trọng của việc sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả. Do đó, chưa có các giải pháp tối ưu trong thực hiện sản xuất kinh doanh;

- Các hoạt động triển khai còn ít, nội dung triển khai chưa phong phú, chưa tạo được sự lan tỏa sâu rộng trong cộng đồng xã hội.

2. Nguyên nhân

- Các doanh nghiệp thuộc lĩnh vực công nghiệp, cơ bản là doanh nghiệp vừa và nhỏ, tiềm lực tài chính yếu, công nghệ sản xuất lạc hậu, chưa quan tâm nhiều đến hiệu quả sử dụng năng lượng, chưa sẵn sàng tiếp cận với thông tin về công nghệ và các giải pháp tiết kiệm năng lượng; nguồn vốn đầu tư cho các giải pháp tiết kiệm năng lượng gặp khó khăn. Giá thành công nghệ, sản phẩm tiết kiệm năng lượng hiện nay còn cao, gây khó khăn cho việc đầu tư ứng dụng của doanh nghiệp;

- Kinh phí hỗ trợ tngân sách nhà nước cho thực hiện chương trình sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả của tỉnh và Trung ương hàng năm còn thấp, chưa có giải pháp hỗ trợ sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả một cách căn cơ, nhằm khuyến khích người dân, doanh nghiệp tích cực tham gia;

- Công tác phối hợp giữa các ngành, địa phương, doanh nghiệp còn chưa nhịp nhàng, dẫn đến việc triển khai thực hiện một số nội dung hiệu quả chưa cao.

Phần thứ hai

NỘI DUNG KẾ HOẠCH SỬ DỤNG NĂNG LƯỢNG TIẾT KIỆM VÀ HIỆU QUẢ TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THANH HÓA, GIAI ĐOẠN 2016 - 2020

I. CĂN CỨ PHÁP LÝ

- Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả ngày 17 tháng 6 năm 2010;

- Nghị định số 21/2011/NĐ-CP ngày 29 tháng 3 năm 2011 của Chính phủ quy định chi tiết và biện pháp thi hành Luật Sử dụng năng lượng tiết kiệm và hiệu quả;

- Chỉ thị số 30/CT-TTg ngày 27 tháng 11 năm 2015 của Thủ tướng Chính phủ về tăng cường kiểm soát dự án đầu tư sử dụng nhiều năng lượng, tài nguyên, gây ô nhiễm môi trường;

[...]