Chủ nhật, Ngày 27/10/2024

Kế hoạch 68/KH-UBND công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo năm 2021 trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên

Số hiệu 68/KH-UBND
Ngày ban hành 05/04/2021
Ngày có hiệu lực 05/04/2021
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Thái Nguyên
Người ký Đặng Xuân Trường
Lĩnh vực Văn hóa - Xã hội

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH THÁI NGUYÊN
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 68/KH-UBND

Thái Nguyên, ngày 05 tháng 4 năm 2021

 

KẾ HOẠCH

CÔNG TÁC QUẢN LÝ NHÀ NƯỚC VỀ TÍN NGƯỠNG, TÔN GIÁO NĂM 2021 TRÊN ĐỊA BÀN TỈNH THÁI NGUYÊN

Thực hiện nhiệm vụ năm 2021 về công tác tôn giáo, UBND tỉnh ban hành Kế hoạch công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên, như sau:

I. MỤC ĐÍCH, YÊU CẦU

1. Mc đích

- Nâng cao vai trò lãnh đạo, chỉ đạo của các cấp ủy, chính quyền; tạo sự thống nhất cao về nhận thức và tham mưu, triển khai thực hiện tốt công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo theo chức năng, nhiệm vụ được giao; nâng cao hiệu lực, hiệu quả quản lý nhà nước đối với các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo.

- Tăng cường công tác phối hợp giữa các ngành chức năng và Mặt trận Tổ quốc Việt Nam, các tổ chức chính trị - xã hội các cấp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; tham mưu, giải quyết tốt các vụ việc liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, không để bị động, bất ngờ.

- Kịp thời phát hiện, đấu tranh, ngăn chặn âm mưu lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo của các thế lực thù địch, giữ vững ổn định an ninh chính trị, trật tự, an toàn xã hội; củng cố và tăng cường sự đoàn kết của chức sắc, tín đồ tôn giáo trong khối đại đoàn kết toàn dân tộc trên địa bàn tỉnh.

2. Yêu cầu

- Việc chỉ đạo, triển khai thực hiện các nhiệm vụ phải nghiêm túc, chặt chẽ, đúng tiến độ, phù hợp với tình hình thực tế của địa phương và đảm bảo đúng quy định của pháp luật.

- Chủ động nắm tình hình, thông tin, báo cáo đầy đủ, kịp thời, tham mưu, giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo, không để các điểm nóng, vụ, việc phức tạp liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo xảy ra.

II. NỘI DUNG THỰC HIỆN

1. Công tác chỉ đạo, xây dựng văn bản pháp luật, củng cố tổ chức bộ máy, tuyên truyền, bồi dưỡng, thanh tra, kiểm tra

- Tiếp tục quán triệt, phổ biến và thực hiện tốt chủ trương, chính sách của Đảng, pháp luật của Nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo. Triển khai các nội dung của Văn kiện Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XIII của Đảng liên quan đến tín ngưỡng, tôn giáo. Tuyên truyền sâu rộng Luật Tín ngưỡng, tôn giáo, Nghị định số 162/2017/NĐ-CP, các văn bản chỉ đạo của Tỉnh ủy, UBND tỉnh trong hệ thống chính trị, trong chức sắc, chức việc, nhà tu hành, tín đồ tôn giáo và nhân dân.

- Tổ chức đánh giá kết quả 03 năm thực hiện Luật tín ngưỡng, tôn giáo; tổ chức triển khai thực hiện hiệu quả Quy chế phối hợp trong công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh Thái Nguyên.

- Kiện toàn kịp thời đội ngũ cán bộ, công chức làm công tác tôn giáo từ tỉnh đến cơ sở, nhất là thời điểm sau bầu cử Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2021-2026. Thường xuyên mở các lớp đào tạo, bồi dưỡng cho cán bộ, công chức làm công tác tín ngưỡng, tôn giáo ở các cấp, đặc biệt là cấp cơ sở nhằm nâng cao nhận thức, trình độ chuyên môn, bản lĩnh chính trị và khả năng xây dựng, tổ chức thực hiện chính sách, pháp luật về tín ngưỡng, tôn giáo.

- Tăng cường công tác thanh tra, kiểm tra công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng, tôn giáo; kiểm tra hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo, qua đó kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo chưa đúng quy định của pháp luật, cũng như khắc phục những hạn chế trong công tác quản lý nhà nước.

2. Công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tín ngưỡng, tôn giáo

- Tổ chức đánh giá thực trạng tình hình tín ngưỡng và công tác quản lý nhà nước về tín ngưỡng trên địa bàn tỉnh, từ đó, triển khai các biện pháp quản lý nhà nước về tín ngưỡng phù hợp thực tế. Chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện nghiêm quy định của pháp luật về tổ chức và hoạt động của cơ sở tín ngưỡng, bảo đảm đúng quy định của pháp luật về tín ngưỡng, pháp luật về di sản văn hóa và pháp luật có liên quan.

- Thực hiện nghiêm công tác quản lý nhà nước đối với hoạt động tôn giáo, trọng tâm là quản lý sinh hoạt tôn giáo tập trung, cuộc lễ tôn giáo, hoạt động tôn giáo có yếu tố nước ngoài; việc thành lập, tổ chức tôn giáo trực thuộc; việc bổ nhiệm, thuyên chuyển chức sắc, chức việc, nhà tu hành tôn giáo. Triển khai thực hiện có hiệu quả Kế hoạch công tác đối với đạo Tin lành giai đoạn 2021 - 2030.

- Tổ chức rà soát, thống kê số liệu về tín ngưỡng, tôn giáo trên địa bàn tỉnh để phục vụ công tác quản lý nhà nước.

- Quản lý, hướng dẫn hoạt động tín ngưỡng, hoạt động tôn giáo bảo đảm phù hợp với tình hình dịch bệnh Covid-19, nhất là đối với các lễ hội tín ngưỡng, nghi lễ tôn giáo.

3. Công tác quản lý nhà nước đối với đất đai, xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo

- Thực hiện tốt các nội dung quản lý nhà nước về đất đai, xây dựng công trình tín ngưỡng, tôn giáo, chú trọng hơn nữa công tác tuyên truyền, phổ biến pháp luật về đất đai và xây dựng cho chức sắc, chức việc, tín đồ các tôn giáo, ban quản lý, người đại diện các cơ sở tín ngưỡng; công tác thanh tra, kiểm tra, xử lý sai phạm trong thực hiện pháp luật về đất đai, xây dựng liên quan tín ngưỡng, tôn giáo, bảo đảm kịp thời, nghiêm minh, dứt điểm.

- Quy hoạch, xây dựng kế hoạch sử dụng đất dành cho các công trình phục vụ cộng đồng, bao gồm đất sử dụng cho mục đích tín ngưỡng, tôn giáo. Bố trí quỹ đất phù hợp với quy hoạch đã được phê duyệt và nhu cầu chính đáng, hp pháp của tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng, bảo đảm hài hòa giữa các tổ chức tôn giáo, cơ sở tín ngưỡng; cấp giấy giấy chứng nhận quyền sử dụng đất cho cơ sở tôn giáo đối với 100% diện tích đất có đủ điều kiện theo quy định của pháp luật.

- Cụ thể hóa quy định của Luật Xây dựng đã được sửa đổi, bổ sung năm 2020 trong văn bản quy phạm pháp luật, bộ thủ tục hành chính của tỉnh, văn bản hướng dẫn của ngành chức năng. Quản lý chặt chẽ các hoạt động xây dựng công trình tín ngưỡng, công trình tôn giáo, bảo đảm 100% công trình đều được cấp phép xây dựng và được xây dựng đúng với quy mô, thiết kế đã được phê duyệt.

4. Công tác đấu tranh, ngăn chặn hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo

- Chủ động triển khai các lực lượng, biện pháp phòng ngừa đấu tranh, ngăn chặn các âm mưu và hoạt động lợi dụng tín ngưỡng, tôn giáo để chống phá Đảng, Nhà nước và chế độ. Làm tốt công tác vận động, tranh thủ chức sắc, chức việc, người có uy tín trong các tôn giáo; quan tâm xây dựng lực lượng cốt cán tôn giáo; định hướng hoạt động tôn giáo đảm bảo theo đúng đường hướng và phương châm hành đạo gắn bó với dân tộc và chấp hành pháp luật.

[...]