Thứ 2, Ngày 28/10/2024

Kế hoạch 6768/KH-UBND năm 2023 về phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 tỉnh Bến Tre

Số hiệu 6768/KH-UBND
Ngày ban hành 03/11/2023
Ngày có hiệu lực 03/11/2023
Loại văn bản Kế hoạch
Cơ quan ban hành Tỉnh Bến Tre
Người ký Nguyễn Thị Bé Mười
Lĩnh vực Thể thao - Y tế

ỦY BAN NHÂN DÂN
TỈNH BẾN TRE
-------

CỘNG HÒA XÃ HỘI CHỦ NGHĨA VIỆT NAM
Độc lập - Tự do - Hạnh phúc
---------------

Số: 6768/KH-UBND

Bến Tre, ngày 03 tháng 11 năm 2023

 

KẾ HOẠCH

PHÁT TRIỂN HỆ THỐNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2023-2030, TẦM NHÌN ĐẾN NĂM 2050 TỈNH BẾN TRE

Căn cứ Quyết định số 569/QĐ-TTg ngày 24/5/2023 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Chương trình phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050;

Căn cứ Công văn số 4560/BYT-KCB ngày 20/7/2023 của Bộ Y tế về việc xây dựng Kế hoạch phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050.

Ủy ban nhân dân tỉnh Bến Tre xây dựng Kế hoạch phát triển hệ thống Phục hồi chức năng giai đoạn 2023-2030, tầm nhìn đến năm 2050 như sau:

Phần I

ĐÁNH GIÁ THỰC TRẠNG PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ KẾT QUẢ THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG ĐẾN NĂM 2020

I. THÔNG TIN CHUNG

Bến Tre là một tỉnh thuộc vùng Đồng bằng sông Cửu Long với tổng diện tích tự nhiên là 2.394,82 km2. Địa bàn nằm trên ba cù lao là cù lao An Hóa, cù lao Bảo và cù lao Minh do phù sa của bốn nhánh sông Cửu Long bồi tụ nên. Giao thông đường thủy và đường bộ thuận lợi; cầu Rạch Miễu là cửa ngõ kết nối Bến Tre với Thành phố Hồ Chí Minh và Vùng kinh tế trọng điểm phía Nam; cầu Cổ Chiên là cửa ngõ kết nối Bến Tre với các tỉnh ven biển miền Tây Nam Bộ. Dân số toàn tỉnh cuối tháng 6 năm 2023 khoảng 1.304.763 người. Bến Tre có 08 huyện, 01 thành phố với 157 xã, phường, thị trấn.

Sơ lược về hệ thống ngành y tế

Hiện tại, cơ cấu tổ chức bộ máy ngành y tế gồm: 06 tổ chức tham mưu thuộc Sở Y tế; 02 cơ quan; 06 Bệnh viện tuyến tỉnh; 04 Trung tâm tuyến tỉnh. Tuyến huyện: 09 Trung tâm y tế huyện, thành phố và 08 Phòng khám đa khoa khu vực. Tuyến xã, phường: 157 Trạm Y tế xã, phường, thị trấn.

Toàn ngành y tế hiện có 4.885 công chức, viên chức và người lao động, trong đó: Trình độ sau đại học chiếm 10,36%; Đại học 39,63%; Cao đẳng 21,70%; Trung cấp 24,24% và Sơ cấp 3,52%. Trong tổng số 4.885 công chức, viên chức và người lao động có 1.035 Bác sĩ, 29 Y tế công cộng, 641 Y sĩ, 509 Dược sĩ, 1.372 Điều dưỡng, 329 Hộ sinh, 215 Kỹ thuật viên y, 6 Sinh học, 3 Hóa học, 143 Chuyên ngành Dân số, 603 Chuyên ngành khác.

II. THỰC TRẠNG CÔNG TÁC PHỤC HỒI CHỨC NĂNG VÀ KẾT QUẢ TRIỂN KHAI THỰC HIỆN KẾ HOẠCH QUỐC GIA PHÁT TRIỂN PHỤC HỒI CHỨC NĂNG GIAI ĐOẠN 2014-2020

1. Thực hiện chính sách pháp luật và phối hợp liên ngành

Trên cơ sở thực hiện Quyết định số 4039/QĐ-BYT ngày 06/10/2014 của Bộ trưởng Bộ Y tế phê duyệt Kế hoạch quốc gia phát triển về Phục hồi chức năng (PHCN) giai đoạn 2014-2020, Ủy ban nhân dân tỉnh xây dựng Kế hoạch số 4988/KH-UBND ngày 23/10/2018 Kế hoạch tăng cường chăm sóc sức khỏe và Phục hồi chức năng cho người khuyết tật đến năm 2020.

Phối hợp các ban ngành, đoàn thể triển khai thực hiện Kế hoạch số 4988/KH-UBND ngày 23/10/2018 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

2. Triển khai chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng (PHCNDVCĐ)

- Chương trình Phục hồi chức năng dựa vào cộng đồng được triển khai tại 09/09 huyện, thành phố và 157/157 xã, phường, thị trấn, đạt 100%.

- Kết quả triển khai tuyên truyền, nâng cao nhận thức về PHCNDVCĐ, phòng ngừa khuyết tật, PHCN và PHCNDVCĐ, phối hợp liên ngành giữa các Sở, ngành trong việc triển khai công tác PHCNDVCĐ giai đoạn 2014 - 2020:

+ Hướng dẫn sớm, phát hiện sớm các dạng KT cho đối tượng là người dân, cộng tác viên, y tế ấp, ban ngành ấp,.. đã triển khai 122 lớp với 4.880 lượt học viên.

+ Hướng dẫn kỹ năng tập luyện, phục hồi chức năng cho người khuyết tật, người nhà người khuyết tật: tổ chức 107 lớp với 4.280 lượt người tham dự.

+ Tập huấn nâng cao năng lực cho cán bộ chuyên trách tuyến huyện, xã, phường, thị trấn: đã tổ chức 12 lớp với 480 lượt người.

3. Tăng cường hệ thống cung cấp dịch vụ và chuyên môn kỹ thuật

3.1. Kết quả điều tra và khám sàng lọc phát hiện sớm người khuyết tật (NKT)

- Tổng số NKT đã điều tra phát hiện và quản lý năm 2020 là 59.050 tăng 1,22% so với năm 2014 (58.340 người), trong đó nhóm NKT có thể can thiệp phục hồi 10.800 người (chiếm 18,3% trong tổng số quản lý). Số người cần phục hồi tại viện chiếm 60,6%; Số người cần phục hồi tại cộng đồng chiếm 34,2%; Số người cần chăm sóc đặc biệt chiếm 5,1%.

- Tổng số NKT có tiến bộ sau tập luyện đến năm 2020: 3.700 người (chiếm 34,3%) tăng 4,2% so với năm 2014.

- Tổng số NKT hội nhập xã hội đến năm 2020: 1.350 người, trong đó số có thể lao động sản xuất 29,6%; Số tự sinh hoạt 59,2%; Trẻ em đi học 11,1%.

- Tổng số NKT tập luyện không kết quả: 200 người (chiếm 1,8%).

[...]